- Chiphí dở dang cuối kỳ + Chi phí VLTT
1.6.1. Kếtoán chiphí sảnxuất
a) Khái niệm: Chi phí sản xuất là sự hao phí về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, khấu hao, tiền lương, các chi phí khác bằng tiền v.v…mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình sản xuất của mình trong một khoảng thời gian nhất định của mình được biểu hiện bằng tiền.
Giống như kế toán Việt Nam, kế toán Mỹ cũng tập hợp chi phí để sản xuất ra sản phẩm. Tuy nhiên, việc tập hợp chi phí hoàn toàn tùy thuộc vào phương pháp tính giá thành sản phẩm.
b) Phân loại chi phí sản xuất * Hệ thống kế toán Việt Nam
Chi phí sản xuất được phân thành 3 khoản mục, gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất ra sản phẩm.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Tập hợp chi phí tiền lương của người lao động trực tiếp htam gia vào quá trình sản xuất sản phẩm.
- Chi phí sản xuất chung: Tập hợp tất cả những chi phí phát sinh tại phân xưởng sản xuất sản phẩm.
* Hệ thống kế toán Mỹ
Đối với kế toán Mỹ, có hai trường hợp tính giá thành, tính giá thành theo công việc và tính giá thành theo tiến trình sản xuất (hay còn gọi theo phương pháp phân bước) do đó, việc tập hợp chi phí có khác nhau.
+ Trong trường hợp xác định giá thành theo công việc thì không sử dụng các tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp như kế toán Việt Nam, chỉ sử dụng tài khoản chi phí sản xuất chung. Nghĩa là, từ
tài khoản nguyên vật liệu tồn kho (materials Inventory), khi xuất kho nguyên vật liệu để trực tiếp sản xuất sản phẩm (Direct materials) thì đưa thẳng vào chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (Work in process Inventory) còn xuất kho nguyên vật liệu gián tiếp sản xuất sản phẩm (Indirect materials) thì đưa vào chi phí sản xuất chung (Manuafacturing Overhead). Tương tự như vậy, trường hợp tiền lương nhân công phải trả (Manuafacturing Wages) cho người lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm (Direct labor) sẽ tính thẳng vào chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (Work in process Inventory) giống như nguyên vật liệu trực tiếp, còn chi phí nhân công gián tiếp (Indirect labor) sẽ đưa vào chi phí sản xuất chung (Manuafacturing Overhead). Trong chi phí sản xuất chung, ngoài chi phí nguyên vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp còn có các chi phí khác phát sinh như chi phí khấu hao nhà xưởng, máy móc thiết bị (Depreciation - plant and equipment), chi phí tiện ích (plant utilities), chi phí bảo hiểm (plant insurance), chi phí thuế tài sản (property taxes - plant),…
+ Trong trường hợp xác định giá thành sản phẩm theo tiến trình thì vẫn sử dụng các tài khoản nguyên vật liệu tồn kho, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, tuy nhiên, mỗi giai đoạn sản xuất sẽ có một tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (giống trường hợp tính giá thành phân bước của kế toán Việt Nam). Cụ thể, từ tài khoản nguyên vật liệu tồn kho (Materials Inventory), khi xuất kho nguyên vật liệu để trực tiếp sản xuất sản phẩm (Direct materials) thì đưa thẳng vào chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (Worrk in process Inventory) còn xuất kho nguyên vật liệu gián tiếp sản xuất sản phẩm (Indirect materials) thì đưa vào chi phí sản xuất chung (Manuafacturing Overhead). Tương tự như vậy, trường hợp tiền lương nhân công phải trả (Manuafacturing Wages) cho người lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm (Direct labor) sẽ tính thẳng vào chi phí sản
xuất kinh doanh dở dang (Work in process Inventory) giống như nguyên vật liệu trực tiếp, còn chi phí nhân công gián tiếp (Indirect labor) sẽ đưa vào chi phí sản xuất chung (Manuafacturing Overhead). Kết thúc giai đoạn 1, chi phí sản xuất dở dang được chuyển sang giai đoạn , ngoài ra còn có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất phát sinh thêm ở giai đoạn 2, tương tự sang các giai đoạn 3, 4,… tùy theo quy trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp. Trong trường hợp, tính giá thành theo tiến trình (theo phương pháp phân bước) sẽ chia chi phí thành hai khoản mục là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí chuyển đổi (chi phí chuyển đổi gồm chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung).
c) Tổng hợp chi phí sản xuất và phân bổ chi phí
Quá trình sản xuất sản phẩm là quá trình phát sinh thường xuyên, liên tục của các khoản chi phí sản xuất với mục đích tạo ra một nhiều loại sản phẩm khác nhau. Chi phí sản xuất bao gồm rất nhiều khoản khác nhau như: chi phí về nguyên vật liệu, chi phí về nhân công, chi phí khấu hao về tài sản cố định… Nói một cách tổng quát, chi phí sản xuất là toàn bộ các khoản hao phí vật chất mà công ty đã bỏ ra để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm. Chi phí sản xuất có đặc điểm: vận động thay đổi không ngừng; mang tính đa dạng phức tạp của ngành nghề sản xuất, quy trình sản xuất. Chi phí sản xuất mang tính chất khách quan chỉ khi nào đơn vị hoạt động thì chi phí sản xuất mới phát sinh. Chi phí sản xuất mang tính vận động liên tục vì quá trình sản xuất kinh doanh là một quá trình vận động trong đó chi phí sản xuất phục vụ cho quá trình sản xuất. Chi phí sản xuất mang tính đa dạng và phong phú, trong mỗi lĩnh vực sản xuất có nhiều ngành nghề sản xuất khác nhau và có những quy trình công nghệ khác nhau. Do đó sẽ phát sinh những loại chi phí khác nhau.
- Tổng hợp chi phí sản xuất
Các khoản chi phí sản xuất của doanh nghiệp phát sinh trong kỳ như chi phí nguyên vật liệu, chi phí công cụ - dụng cụ, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí tiền lương, các khoản trích theo lương, các chi phí khác bằng tiền,… được kế toán theo dõi và tập hợp vào các tài khoản chi phí như tài khoản "Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp", tài khoản "Chi phí nhân công trực tiếp" và tài khoản "Chi phí sản xuất chung". Trong quá trình tập hợp này, nếu có khoản chi phí nào liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí, chẳng hạn như nhiều loại sản phẩm khác nhau, thì kế toán phải tiến hành phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí theo một tiêu thức hợp lý.
Kế toán sử dụng các tài khoản sau để phản ánh và theo dõi việc tập hợp chi phí sản xuất: tài khoản "Tiền", tài khoản "Nguyên vật liệu", tài khoản "Công cụ, vật dụng", tài khoản "Hao mòn tài sản cố định", tài khoản "Phải trả người cung cấp", tài khoản "Tiền lương phải trả", tài khoản "Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp", tài khoản "Chi phí nhân công trực tiếp", tài khoản "Chi phí sản xuất chung",…
Tập hợp chi phí: Là công việc thường xuyên:
+ Những chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp vào tài khoản "Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp" và ghi vào bên Nợ………….
+ Chi phí sản xuất chung là chi phí phát sinh ở phân xưởng sản xuất, bao gồm chi phí cho công việc tổ chức, phục vụ sản xuất, được tập hợp vào tài khoản "Chi phí sản xuất chung" và ghi vào bên Nợ.
- Phân bổ chi phí:
Trong thực tế có hai tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung được sử dụng nhiều nhất là:
▪ Chi phí nhân công trực tiếp.
b) Hệ thống kế toán Mỹ
Riêng đối với kế toán Mỹ, việc phân bổ chi phí sản xuất sẽ thực hiện hoàn toàn tùy thuộc vào các phương pháp tính giá thành khác nhau.
Trong trường hợp tính giá thành theo công việc (Job costing), phân bổ chi phí sản xuất chung gồm có 6 bước:
1. Ước tính chi phí sản xuất chung trong kỳ kế hoạch, thường là chi phí của một năm (Estimate the total overhead cost for the planning period, which is usually a year).
2. Xác định cơ sở phân bổ chi phí sản xuất chung, thường các doanh nghiệp sử dụng chi phí nhân công trực tiếp làm cơ sở để phân bổ chi phí sản xuất chung (Indentify the manufacturing overhead cost allocation base, usually direct labor cost as the allocation base).
3. Ước tính tổng sản lượng theo cơ sở phân bổ chi phí sản xuất chung (Estimate the total quantity ò the overhead allocation base).
4. Tính tỷ lệ chi phí sản xuất chung được phân bổ như sau (Compute the predetermined manufacturing overhead rate as follows):
Tỷ lệ phân bổ = Tổng chi phí sản xuất chung ước tính Tổng sản lượng ước tính theo cơ sở phân bổ 5. Xác định sản lượng thực tế theo cơ sở phân bổ chi phí sản xuất chung theo từng công việc riêng lẽ.
6. Phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng công việc bằng cách nhân với tỷ lệ phân bổ chi phí sản xuất chung.
Như vậy, đầu kỳ tính toán tỷ lệ phân bổ chi phí sản xuất chung ước tính theo công thức:
Tỷ lệ phân bổ = Tổng chi phí sản xuất chung ước tính Tổng sản lượng ước tính theo cơ sở phân bổ
Trong kỳ, xác định sản lượng thực tế phát sinh nhân với tỷ lệ phân bổ chi phí sản xuất chung để xác định chi phí sản xuất chung phân bổ trong kỳ.
Vào cuối kỳ, khóa sổ tài khoản chi phí sản xuất chung sẽ xảy ra hai trường hợp như sau:
Nếu chi phí thực tế phát sinh mà lớn hơn chi phí đã phân bổ - được gọi là chi phí sản xuất chung phân bổ thấp hơn chi phí thực tế phát sinh lúc này, sẽ gia tăng giá vốn hàng bán trong kỳ:
Giá vốn hàng bán XXX
Chi phí sản xuất chung XXX
Nếu chi phí thực tế phát sinh mà nhỏ hơn chi phí đã phân bổ - được gọi là chi phí sản xuất chung phân bổ cao hơn chi phí thực tế phát sinh lúc này, sẽ gia giảm giá vốn hàng bán trong kỳ:
Chi phí sản xuất chung XXX
Giá vốn hàng bán XXX
Trong trường hợp tính giá thành sản phẩm theo tiến trình (theo phương pháp phân bước), kế toán phải xác định được tổng chi phí phát sinh theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí chế biến gồm chi phí nhân công trực tiếp là chi phí sản xuất chung. Kết hợp giữa chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung thành một loại chỉ đơn giản về mặt kế toán. Chúng ta gọi chi phí này là chi phí chuyển đổi bởi vì chi phí này gồm chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung để chuyển đổi nguyên vật liệu thành những sản phẩm mới hoàn thành.
1. Tổng hợp sản lượng sản xuất.
2. Tổng hợp số lượng sản phẩm tương đương. 3. Xác định tổng chi phí tương ứng.
5. Xác định chi phí một đơn vị sản phẩm hoàn thành và cho một đơn vị dở dang cuối kỳ vào cuối kỳ của tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang [8] [4] [5].