Nội dung và phương pháp hạch toán giáthành sảnphẩm trong các doanh nghiệp sản xuất

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất thuốc nổ thuộc Tổng công ty công nghiệp hóa chất mỏ - Vinacomin (Trang 40)

Trên cơ sở các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang mà doanh nghiệp lựa chọn, kế toán xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ, từ đó tính giá thành cho số sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ theo nguyên tắc: chỉ được tính vào giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ những khoản: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung cho số sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ hoặc cho khối lượng lao vụ, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng trong kỳ. Xét về góc độ lý luận cũng như trên thực tế có rất nhiều phương pháp để tính giá thành sản phẩm. Tuỳ theo đặc điểm của quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất, tuỳ theo yêu cầu và trình độ công tác quản lý của doanh nghiệp, tuỳ theo đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm đã xác định mà kế toán lựa chọn một trong các phương pháp tính giá thành sao cho phù hợp. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm bao gồm:

- Phương pháp tính giá thành trực tiếp: phương pháp này được áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn (mặt hàng sản xuất ít; khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn). Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất phù hợp với đối tượng tính giá thành sản phẩm (cứ một đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có một đối tượng tính giá thành). Theo phương pháp này giá thành sản phẩm được tính bằng cách: lấy tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ cộng với phần chênh lệch giữa giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ với giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ.

- Phương pháp tổng cộng chi phí: phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất phức tạp mà quy trình công nghệ sản xuất được chia thành nhiều bước chế biến liên tục kế tiếp nhau, bán thành phẩm của bước trước là đối tượng chế biến của bước sau và đến bước cuối cùng mới tạo ra được thành phẩm. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng bước chế biến của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm; đối tượng tính giá thành có thể là bán thành phẩm đã hoàn thành ở từng bước và thành phẩm hoàn thành ở bước cuối của quy trình công nghệ. (nếu doanh nghiệp có bán nửa thành phẩm ra ngoài hoặc trình độ hạch toán kinh tế nội bộ khá cao) hoặc đối tượng tính giá thành chỉ là thành phẩm đã hoàn thành ở bước cuối cùng của quy trình công nghệ sản phẩm (nếu doanh nghiệp không bán nửa thành phẩm ra ngoài hoặc tính trừ lãi, lỗ theo phân xưởng sản xuất).

Giá thành sản phẩm của phương pháp này được tính như sau:

* Nếu đối tượng tính giá thành là nửa thành phần (NTP) từng bước và thành phẩm bước cuối cùng: Tổng giá thành thành phẩm = Giá thành BTP bước1 + Giá thành BTP b2 + … + Giá thành BTP bước n Giá thành

* Nếu đối tượng tính giá thành là thành phẩm:

Tổng giá thành = Chi phí sản xuất + Chi phí sản xuất + … + Chi phí sản xuất

bước 1 trong TP bước 2 trong TP bước n trong TP

Giá thành

= Số lượng sản phẩm đã hoàn thành trong kỳTổng giá thành của thành phẩm - Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ:

Phương pháp này áp dụng thích hợp đối với doanh nghiệp mà trong cùng một quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm, cùng sử dụng một loại nguyên vật liệu, một lượng lao động nhưng kết quả thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là nhóm sản phẩm, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm trong nhóm. Để tính được giá thành cho từng loại sản phẩm, doanh nghiệp phải xây dựng được giá thành đơn vị kế hoạch hoặc giá thành đơn vị định mức cho từng loại sản phẩm, từ đó tính được giá thành thực tế cho từng loại sản phẩm theo công thức:

Tổng giá thành thực tế của từng loại sản phẩm = Tổng giá thành kế hoạch hoặc Tổng giá thành định mức của từng loại sản phẩm x Tỷ lệ giá thành Trong đó: Tỷ lệ giá thành = Tổng giá thành thực tế của nhóm sản phẩm x100 Tổng giá thành kế hoạch hoặc tổng giá thành

định mức của nhóm sản phẩm - Phương pháp tính giá thành theo hệ số:

Phương pháp này áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp mà trong cùng một quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm, sử dụng cùng một loại nguyên vật liệu, một lượng lao động nhưng kết quả thu được nhiều loại sản

phẩm khác nhau. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là nhóm sản phẩm. Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm trong nhóm. Để tính được giá thành cho từng loại sản phẩm, doanh nghiệp phải xây dựng được hệ số tính giá thành cho từng loại sản phẩm. Trong đó lấy 1 loại sản phẩm làm sản phẩm tiêu chuẩn có hệ số tính giá thành bằng một để từ đó tính được giá thành thực tế cho từng loại sản phẩm theo trình tự sau:

Bước 1: Xác định số lượng sản phẩm tiêu chuẩn (Q')

∑= = = n i Hi Qi Q 1 . ' Trong đó:

Qi: Là số lượng sản phẩm thứ I được sản xuất Hi: Là hệ số tính giá thành của sản phẩm thứ i

Bước 2: Xác định giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn:

Giá thành đơn vị Tổng giá thành thực tế của nhóm sản phẩm

sản phẩm tiêu chuẩn Q’

Bước 3: Xác định giá thành đơn vị thực tế và tổng giá thành thực tế cho từng loại sản phẩm: Tổng giá thành thực tế của sản phẩm thứ i = Giá thành đơn vị thực tế của sản phẩm thứ i x Qi (i 1,n= ) Giá thành đơn vị thực tế của sản phẩm thứ i = Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn x Hi (i 1,n= ) - Phương pháp liên hợp:

Phương pháp này được áp dụng phù hợp với các doanh nghiệp có đối tượng hạch toán chi phí sản xuất được tập hợp theo nhóm sản phẩm: sản phẩm được chế tạo từ những loại vật liệu giống nhau, quy trình công nghệ sản

xuất tương tự nhau, các sản phẩm trong nhóm chỉ khác nhau về quy cách, kích thước, chất lượng… Để tính được giá thành cho từng loại sản phẩm trong nhóm, doanh nghiệp áp dụng phương pháp liên hợp, như:

Phương pháp trực tiếp kết hợp với phương pháp hệ số hoặc phương pháp tỷ lệ.

- Phương pháp loại trừ chi phí sản phẩm phụ:

Phương pháp này được áp dụng đối với các doanh nghiệp mà trong cùng một quy trình công nghệ sản phẩm sản xuất, doanh nghiệp thu được sản phẩm chính và sản phẩm phụ đồng thời. Để tính được giá thành của sản phẩm chính, kế toán phải loại trừ giá trị của sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm theo công thức sau:

Tổng giá thành sản phẩm chính = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ - Giá trị sản phẩm phụ

Trong đó: Giá trị sản phẩm phụ được tính theo giá thành kế hoạch hoặc giá ước tính có thể thu hồi được.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất thuốc nổ thuộc Tổng công ty công nghiệp hóa chất mỏ - Vinacomin (Trang 40)