Giọng đằm thắm, xót xa

Một phần của tài liệu Chất thơ trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng (Qua một số tác phẩm tiêu biểu) (Trang 126)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.3.3. Giọng đằm thắm, xót xa

Vấn đề thân phận con người và những nỗi đau khổ của cuộc đời luôn là niềm trăn trở không riêng các nhà văn hiện đại. Nhũng cảnh đời, con người trong đau thương luôn hướng đến sự hoàn thiện nhân cách và bản tính con người. Trong hành trình sáng tạo tiểu thuyết, Ma Văn Kháng đã thể hiện sự đồng cảm, lòng xót thương đối với những con người giàu khát vọng, sống có nhân cách, có bản lĩnh văn hóa nhưng họ chính là đối tượng bị trù dập, sống cuộc đời bất hạnh và bi kịch. Trong nguồn cảm hứng bất tận về con người Ma Văn Kháng yêu thương, trân trọng mà quý trọng giá trị sống của mỗi con người cho dù cuộc đời họ tia hy vọng vào tương lai mờ mịt.

Tiếp nối với mạch nguồn về con người ở trên, giọng điệu trong tiểu thuyết Ma văn Kháng trước hết thể hiện nỗi xót xa vì con người, thân phận con người. Nỗi khổ cực vì nghèo đói là vấn nạn muôn đời của người dân nước ta nói chung

và người dân miền núi nói riêng, Ma Văn Kháng đã có những trang viết về cái nghèo khổ đó: “Nhà cũ, nhà nào cũng dột. Người nghèo, ai cũng có nỗi khổ. Khổ nhất là đàn bà Mèo. Đi nương xa, đi chợ xa, chân bước, tay nối lanh. Giã gạo, chân dận, tay nối lanh. Ống nước đè nặng ê vai cả một đời con gái. Nắng, mưa, chài chãi làm cỏ ngoài nương. Chiều hơi sức đã hết, lại một địu củi cao vượt đầu, còng lưng địu về. Con ngựa còn được nghỉ. Đàn bà Mèo không được nghỉ. Vác nước, xây ngô, giã gạo rồi là vải, khuya gà gáy hai lần rồi, vẫn ngồi ở bếp tước lanh, xe lanh” [26; 171]. Cũng như đời sống của người miền xuôi, người nông dân miền núi cao cũng phải chịu cảnh bóc lột thậm tệ của bọn thổ ty phong kiến chúng đặt ra: “Tục lệ bắt dân nộp khờ cù, khờ chì (thóc khách, gà khách: một kiểu bóc lột của thổ ty)” [33; 34]. Phong tục tập quán là sợ dây đè nặng lên thân phận người phụ nữ, đặc biệt là tục nối dây man rợ: “Mười sáu tuổi Seo Ly lấy chồng, được một tuần trăng thì chồng ốm chết. Nhà chồng bán nàng cho nhà khác. Chồng thứ hai của nàng là một gã què, lấy nàng được ba ngày thì bị hổ bắt. Chồng thứ ba của nàng là em chồng thứ hai. Hắn ốm yếu, một bận đi rừng, ngã vực mất tích. Theo tục lệ, nàng sẽ phải lấy người em chồng, thằng bé Chia, còn đang tuổi con nít. Khổ thân nàng! Nàng lại là đàn bà hơn mọi đàn bà. Đã thế nàng còn khoẻ mạnh và xinh đẹp” [33; 119]. Cũng như Seo Ly tất cả các nhân vật phụ nữ trong sáng tác của Ma Văn Kháng, luôn là người chịu đựng thiệt thòi, không những phải sống trong môi trường hoang dã, man rợ mà bản chất của nền văn hóa thấp kém, ít giao lưu bên ngoài làm cho đời sống càng cực khổ hơn khi làm mẹ, làm vợ. Seo Mùa trong Gặp gỡ ở La Pan Tẩn là một điển hình cho đời sống tinh thần trong cuộc sống vợ chồng nặng nề mà cô không hề dám hé môi, không dám đến với tình cảm của mình: “Seo Mùa yêu anh và anh thực sự yêu cô. Một tình yêu thầm kín, giống như hoa nở lặng yên giữa rừng, trở nên sâu sắc trong đau thương được chia sẻ, tỏa hương sắc tự nhiên, chống lại cái khoảng khắc trống vắng nhạt nhẽo thê thảm của đoạn đời làm vợ không có tình yêu của cô” [38; 240].

huyết với công việc, sống trung thực, ngay thẳng nhưng thất bại trong công việc, thất bại trong tình yêu, nhận cái chết trong bi kịch của người anh hùng.

Hình ảnh Duy và ba bà cháu trong Côi cút giữa cảnh đời khiến người đọc ứa nước mắt với hoàn cảnh xót xa, tội nghiệp bơ vơ, côi cút tự chống đỡ với cuộc sống. Người mẹ đã ra đi tìm kiếm hạnh phúc âm thầm không vượt qua nỗi số phận nghiệt ngã, để lại những thân phận thật đáng thương, là đối tượng cần được bảo vệ nhất thì giông tố cuộc đời vùi dập nhiều nhất: “Khốn khổ nỗi, bà thương tôi, đứa cháu vẫn con mẹ và có thể cha nó chưa chết, thế mà bỗng chốc trở nên côi cút. Trong những giây phút đầu tiên xa cách ấy, đối với tôi, nỗi bơ vơ không có mẹ trước hết là cảm giác trống lạnh bên mình đêm đêm” [39; 18]. Trong hoàn cảnh ấy cuộc sống chỉ còn biết dựa vào đồng lương còm cõi của người bà đã già yếu trong khi đồng tiền bên ngoài liên tục mất giá, gia đình liên tục bị quấy nhiễu bởi chủ tịch Luông, lão Hứng,… Nhưng điều xót xa tội nghiệp cho Duy là ấn tượng vì bị làm nhục, bị hành hạ, bị cô giáo sử dụng nhục hình: “Cô Thìn sẵn có ác cảm với tôi, chẳng cần xét xử lôi thôi gì, liền bắt tôi chịu một nhục hình khủng khiếp. Tội bị đứng úp mặt vào tường. Lần phạt này tôi không chảy nước mắt, nhưng tôi nuôi sẵn ý định ngày mai không đi học nữa. Tôi nhất quyết không bao giờ trở lại cái lớp học có cô giáo độc ác và lũ bạn bè sẵn thói a dua, a tòng cậy thế, vùi dập kẻ yếu này nữa” [39; 66].

Có khi, trong cuộc sống, con người muốn vượt lên trên sự cám dỗ thấp hèn nhưng bị đè trĩu xuống, không thể thoát ra được. Trong các tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, chuyện cơm áo với sự thất bại của cả tầng lớp trí thức mang bi kịch lịch sử, là chứng nhân của những bi kịch ấy, khiến chúng dày vò, cào cấu bản thể tâm hồn khiến cho cuộc đời của họ dù có đấu tranh nhưng tất cả đều nhận thất bại: Thiêm thất bại trở thành người tàn phế cho chính cái ước mơ mà mình muốn đạt được, Trọng bị hắt hủi, bị xa lánh, bị tình yêu từ chối, bị đồng nghiệp hãm hại cuối cùng hy sinh cùng với khát vọng cao cả còn dang dở. Đặng Trần Tự chịu đủ loại sóng gió bão tố cuộc đời: bị vu cáo, bị lừa dối, bị hắt hủi,…

Cuối cùng nhận về mình sự thất bại trong đau khổ: gia đình tan vỡ, sự nghiệp không. Thực tế cho thấy ở Tự với nhân cách cao cả của người thầy, với khát vọng và lý tưởng của người cầm phấn trên bục giảng, với tài năng xuất chúng Tự xứng đáng nhận được sự công bằng hơn những gì anh ta có. Hãy nghe Thuật nói về Tự: “Tự ơi, mặt ông nhật nguyệt định vị và chiếu sáng. Ông lớn chứ không tầm thường như tất cả chúng mình. Ông tầm cỡ quốc gia, quốc tế, bậc chính nhân quân tử. Ông là quốc sĩ” [27; 55], dù biết có thể Thuật cường điệu hóa nhưng những gì có trong tiểu thuyết thì Tự là “nhân vật của một bi kịch lớn”. Cơ chế quan liêu, giá trị con người được định lượng chứ không bao giờ định tính thì đâu còn chỗ cho những người trí thức chân chính, lương thiện giàu tâm huyết như Tự còn chỗ đứng? Kết cục, Tự cay đắng nhận ra sau cuộc thế trần gian anh bỗng dưng trở thành người tay trắng có chăng chỉ còn lại tấm hồn, nhân cách của người thầy vẫn rạng ngời nhưng đâu là chỗ đặt xứng đáng cho điều đó?

Bên cạnh thể hiện lòng xót thương cho con người, Ma Văn Kháng còn thể hiện nỗi xót xa về cuộc đời. Xã hội thay đổi, đồng tiền choán ngôi vị, những chuẩn mực mới chưa định hình, luân lí xã hội chao đảo, pháp luật chưa kiểm soát hết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Cuộc đời đen bạc, hỗn độn trong cuộc mưu sinh đó không có chỗ cho những tâm hồn thánh thiện, ngay thẳng, không có chỗ cho đức hy sinh và tấm lòng cao thượng. Người ta lấy đồng tiền làm thước đo tất cả mọi giá trị. Đồng tiền ngự trị và có mặt khắp nơi, trong mọi ngõ ngách của cuộc sống. Ở đâu mùi của đồng tiền cũng sặc sụa. Nó có khả năng khuynh đảo xã hội, đạo lý, làm cuộc tang thương trong đời sống hiện đại. Lý trong Mùa lá rụng trong vườn, vốn là một nữ sinh trong trắng, thơ ngây có tình yêu lý tưởng với anh sỹ quan và thậm chí hình ảnh thật đẹp khi làm ý tá cứu người bị thương trong trận oanh kích của Mỹ xuống Hà Nội, hình ảnh của chị thật đẹp, Lý tâm sự: “Cái hôm đó đánh đúng trận địa, đúng là phải đi nhặt từng mảnh thịt người, rửa nước cho sạch, rồi cho vào túi nilông chôn. Thật đấy, vừa làm tớ vừa khóc, vì thương các anh bộ đội quá,

Phượng ạ” [32; 75]. Sự thay đổi của Lý có tính điển hình phổ quát cho một loại kiểu người như thế trong xã hội, triết lý sống của Lý tiêu biểu cho lối sống thực dụng chạy theo những giá trị vật chất nhất thời: “Tiền! Tiền! Tiền là trên hết” [32; 18]. Mục tiêu chính trong cuộc sống của Lý: “Đời chỉ có một chữ T thôi!”. Khi nói về chồng, chị ta tiếc rẻ : “Chẳng thà như hồi ông ấy ở chiến trường, tôi lại thích, lại sung sướng” [32; 48], còn bây giờ trong Lỳ bộc lộ rõ con người sống thực tế, sống hiện tại với tâm lý hưởng thụ của kiểu con người hiện đại, thời đại vật chất đối lập hẳn với quan niệm xưa cũ: “Một ngày tựa mạn thuyền rồng còn hơn chính thất nằm trong thuyền chài” [32; 49]. Khi nói về nền tảng đạo dức truyền thống ông Bằng đang cố giữ chuẩn mực phép tắc, Lý phản đối: “Chưa thấy cái nhà nào cổ hủ như cái nhà này. Chỉ thịnh đạo lý, sách vở… Thế thì suốt đời đói nghèo là phải” [32; 76]. Và thực thi triết lý sống đó Lý đã lao vào như con thiêu thân đi tìm một lối sống riêng cho bản thân. Lý đã bị bật ra ngoài sức ly tâm của vòng đời cuộn xoáy. Nhưng ý thức tự thú trong độc thoại nội tâm của Lý người đọc vẫn cảm nhận được cuộc đấu tranh giành giật giữa cái cao thượng và sự tha hóa, giữa chân chính và con đường lầm lạc. Lý đã đấu tranh nhưng đơn độc và thiếu đồng minh, thiếu người hướng đạo sáng suốt. Trong cuộc sống, đã nhiều lúc Lý căm ghét anh ta, Lý gọi hắn là: “Đồ bợm của! Đồ gian manh! Đồ nịnh đầm! Đồ dâm đãng! Đồ mất dạy! Ngôn ngữ anh ta bỉ ổi! Thủ đoạn của anh ta xảo trá! Âm mưu của anh ta tàn ác! Đòi hỏi của anh ta với Lý là đĩ bợm. Đã có hôm cùng anh ta đi ăn một bữa đặc sản trở về, Lý ghơ tởm móc họng nôn ọe hết ra. Đã có lúc nghe những lời gạ gẫm sát sạt của anh ta, Lý đỏ mặt bỏ đi và nguyền sẽ không bao giờ gặp lại anh ta nữa” [32; 184]. Ma Văn Kháng sử dụng nhiều câu văn ngắn, sử dụng câu cảm than tần số cao thú thật về nỗi xót xa cho con đường trượt ngã của con người không gì có thẻ ngăn lại được. Nhà văn thương họ đã bị chính sự cám dỗ tầm thường mua chuộc, lôi kéo mà mất đi đạo lý truyền thống. Âu đó là xót xa cho tình đời đen bạc, cuộc nhân sinh nhiều vực sâu cần phải nước qua.

Sau cuộc sinh tồn tất cả các nhân vật của ma Văn Kháng đều nhận về mình nối đau đời, nỗi bất hạnh. Trí thức thì bị cưỡng đoạt giấc mơ và khát vọng thực hiện thiên chức; người lao động thì khổ với nỗi đời mưu sinh, không thoát ra được thân phận con người nhỏ bé, cô đơn và bất hạnh vì nô lệ cho chính cuộc sống đời thường hóa; những thế lực tàn ác thì cô độc trong chiếc ghế quyền lực của mình không tìm thấy tình người trong chốn mung lung của cõi người, họ bị chính cuộc đời của mình giam hãm.

Cùng với các nhà văn khác như Nguyễn Mạnh Tuấn, Nguyễn Minh Châu, Lê Lựu, Chu Lai,… Ma Văn Kháng là những nhà văn tiên phong trong công cuộc đổi mới tiểu thuyết thời hậu chiến. Xét trên phương diện nghệ thuật, bên cạnh việc đổi mới hình thức tiểu thuyết theo “cái nhìn tiểu thuyết”, đưa thể loại này bám sát cuộc sống, phản ánh tính chất đa chiều của cuộc sống và con người theo tư duy của thể loại đạt hiệu quả thẩm mỹ cao hơn, phản ánh sự phát triển không ngừng của thể loại này. Với Ma Văn Kháng, ngoài việc đổi mới các hình thức biểu hiện của tiểu thuyết trong xu thế hội nhập với thế giới và thực hiện chức năng thẩm mỹ của thể loại trong bối cảnh xã hội Việt Nam có nhiều biến chuyển mới và phức tạp. Tiểu thuyết của Ma Văn Kháng đã làm được điều này vừa giàu chất hiện thực vừa giàu chất thơ cả trên cấu tứ, ngôn ngữ và giọng điệu, đó là lối đi riêng của một nhà văn mải miết đi tìm cái đẹp trong tình người, tình đời. Dù đâu đó cảm hứng triết luận, tính chất luận đề có làm cho chất thơ trên phương diện hình thức chưa phát huy hết ưu điểm của nó nhưng với chừng ấy cũng đủ để người đọc vốn đã mến mộ Ma Văn Kháng lại càng quý mến ông hơn.

KẾT LUẬN

1. Chất thơ, đấy là một trong những điều rất cần được bàn đến trong nghiên cứu tiểu thuyết, như những gì M.Bakhtin đã từng tin tưởng. Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, tuy mỗi thời kì một dáng vẻ khác nhau, mức độ đạm nhạt khác nhau, nhưng những biểu hiện của chất thơ là rất khó phủ nhận. Sau 1975, sự trở lại với con người đời thường, sự đào sâu đời sống tâm hồn con người với tư cách là những cá nhân, cá thể cùng với một hiện thực đang sinh sôi đầy tính thơ; sự trải nghiệm, giãi bày của nhà văn thông qua hoặc bằng tác phẩm đã khiến chất thơ trở thành một thuộc tính quan trọng của không ít tác phẩm. Bằng bẩm khí, bằng những trải nghiệm cá nhân, Ma Văn Kháng đã xây dựng cho mình những thế giới nghệ thuật tiểu thuyết đầy chất thơ. Điều đó cũng có nghĩa là, trong hành mấy mươi năm cầm bút, Ma Văn Kháng đã cống hiến cho văn học Việt Nam một cái nhìn mới về đời sống nước ta giai đoạn có nhiều biến chuyển quan trọng. Giá trị của tác phẩm Ma Văn Kháng được đánh giá là có cống hiến lớn trong tiến trình đổi mới văn học Việt Nam những năm sau giải phóng.

2. Với hai nguồn cảm hứng sáng tạo gắn với đề tài về miền núi cao Tây Bắc và thành thị, ở khu vực nào Ma Văn Kháng cũng có những đóng góp tiêu biểu và tạo dấu ấn của một phong cách sáng tác độc đáo. Mảng sáng tác tiểu thuyết của ông, ngoài sự thể hiện một cây bút từng trải trong khám phá các vấn đề hiện thực cuộc sống, như đời sống và thân phận của người dân miền núi cao trong những năm trước giải phóng; những vấn đề nhức nhối của xã hội thành thị những năm trước và sau đổi mới,… Trong mỗi chủ đề, Ma Văn Kháng tỏ ra là nhà văn có tầm bao quát những vấn đề nhức nhối của cuộc sống, con người, thân phận, nỗi đau khổ và lòng tin tưởng vào con người, sức mạnh của con người và sự thắng lợi tất yếu của họ trong cuộc sinh tồn khắc nghiệt. Vấn đề con người trở thành niềm vui, nỗi âu lo và sự ngợi ca trong tác phẩm của Ma Văn Kháng, con người trở thành niềm xúc động giàu tính nhân văn và chất thơ trong sáng tác của

ông và trở thành niềm say mê và tư tưởng nghệ thuật theo đuổi trong suốt hành trình sáng tạo của Ma Văn Kháng.

3. Chất thơ, đấy là một điểm nhấn trong sáng tác nói chung và tiểu thuyết nói riêng của Ma Văn Kháng. Chất thơ thể hiện từ cảm hứng, đề tài, và vì thế thấm đẫm ngay trong cả tên gọi của từng tác phẩm, với việc mở ra những trường nghĩa mênh mang, luôn tạo ra khả năng mới cho những vùng liên tưởng: Vùng biên ải, Mùa lá rụng trong vườn, Đồng bạc trắng hoa xòe, một mình một ngựa, Bến bờ... Chất thơ lan tỏa trong không - thời gian nghệ thuật, trong hình tượng

Một phần của tài liệu Chất thơ trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng (Qua một số tác phẩm tiêu biểu) (Trang 126)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w