Tìm đến các vấn đề da diết về thân phận con người

Một phần của tài liệu Chất thơ trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng (Qua một số tác phẩm tiêu biểu) (Trang 61)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.1.3. Tìm đến các vấn đề da diết về thân phận con người

Vấn đề thân phận con người đã được đặt ra khá lâu và là vấn đề bức thiết trong văn học hiện đại nước ta sau 1975. Ở một góc nhìn nào đó, văn học sau

1975 là tiếng nói nhức nhối, trăn trở về thân phận con người trong mối quan hệ với xã hội. Do tính chuyên môn hóa, các đô thị mọc nhanh cùng quá trình hiện đại hóa, khoa học kỹ thuật phát triển khiến cho con người đối diện với nhiều trạng huống phúc tạp. Con người mang cảm giác cô đơn, bé nhỏ và chứa đựng bi kịch xã hội, lịch sử.

Ma Văn Kháng là người theo đuổi và có nhiều trang viết về thân phận con người thật sự xúc động đối với bạn đọc. Nhà văn quan tâm khá sâu những cuộc đời trôi nổi, khổ đau trong cái phức tạp, hỗn độn của xã hội. Đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn, con người dường như trở thành một thực thể chỉ có ý nghĩa tồn tại về mặt vật chất, điều này đã nung nấu trong tư tưởng nhà văn: “Ý nghĩ phải viết một cuốn tiểu thuyết về những ngày đất nước, xã hội hỗn tạp, ở chênh vênh bên bờ vực thẳm này, ngày đêm sôi sục trong tôi” [36; 257].

Cuộc sống và số phận của người dân miền núi, đặc biệt là thân phận người phụ trở thành nỗi đau, trăn trở và ám ảnh trong các sáng tác của Ma Văn Kháng về đề tài miền núi cao. Người dân nơi đây vốn sinh ra chất phác, hồn nhiên, giàu lòng thương người nhưng chế độ thổ ty tàn ác và hủ tục lạc hậu đã tàn phá những giá trị nhân bản về vẻ hồn nhiên, thuần phác biến họ trở thành kẻ bạc ác, nhẫn tâm với cả đồng loại, đồng bào của mình. Một trong những nỗi khổ là việc lấy nước dùng trong sinh hoạt đã trải qua hàng ngàn năm: “Những dòng người một vệt ậm ạch nhích từng bậc đá lên. Những ống nước chỉ chực ậc ngửa. Hơi thở người à à. Mặt người đang nhòa nhòa… từ dưới chân núi, vệt người đi lấy nước vẫn lừ lừ bò lên, dài ra, mờ dần” [26; 190]. Thời tiết khắc nghiệt khó khăn nên con người làm ra được lương thực để sinh sống là cuộc đấu tranh cực nhọc nhất. Nơi đây, “bắp và sèo đắng là lương thực chính”. Cách tổ chức đời sống và quan hệ nơi đây con mang tính hoang sơ “nơi đây, dấu tích tổ chức cộng đồng thị tộc còn đậm đà” [38; 28]. Người dân không những sống cực nhọc khó khăn vì miếng cơm manh áo hàng ngày mà còn chịu dựng sự đàn áp của các thế lực bạo ngược. Các thổ ty phong kiến như Hoàng Văn Chao, Hoàng Vĩnh Kính, Nông Vĩnh

Yêng,… Vừa tham lam, giàu có và tàn ác. Chúng định lệ: “Mỗi năm, mỗi nhà dân trong châu phải góp cho nhà quan một cân thóc, một cân gà gọi là thóc khách, gà khách” [26; 175]. Tội ác của chúng như hằn rõ trong lời tố cáo của bà nội Pao: “Ông thổ ty ác hơn con hổ ấy” [26; 211]! Bọn chúng hành hạ người theo cách tàn ác nhất: buộc người sau đuôi ngựa rồi cứ thế quất roi cho ngựa phi cho đến chết mới thôi. Không những thế, đời sống của người dân còn bị áp bức bởi bao nhiêu hủ tục man rợ, phi nhân. Vùng biên ải “nơi đây, đời sống tâm linh dồi dào, thờ cúng sầm uất đủ các loại ma”. Chính những tập tục kỳ dị và nhận thức của con người còn nên đó là nguyên nhân khiến họ bị kéo vào chiếc vòng của chính mình, họ quan niệm: “Ma trời gây đau đầu, sốt nóng rồi tử vong. Ma suối làm đau bụng đau chân. Ma đống mối khiến người nóng bừng như có lửa lại sùi bọt mép. Ma bụi cây, bụi rậm sai khiến hổ bắt lợn, bắt người. Ma ngọn suối phá hoại sự sinh đẻ, làm sản phụ chết” [33; 522]. Trong đời sống sinh hoạt, tục

nối dây, cướp vợ đã sinh bao nhiêu hệ lụy đau buồn cho người phụ nữ.

Khi nói về thân phận con người trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng không thể không nói đến số phận của những người phụ nữ. Họ là những người có phẩm chất hiền lành, chịu thương, chịu khó, xinh đẹp trẻ trung và hứa hẹn một cuộc đời nhiều hạnh phúc như Seo Mùa, Seo Say, Seo Ly, Seo Cả,… Nhưng lại gánh chịu nhiều bất hạnh. Họ là minh chứng sống cho chính sách vô nhân đạo đối với người phụ nữ. Trong công việc, là người đảm đương tất cả và tất bật, vất vả từ sáng đến tối “đời người đàn bà Hmông khổ mãi rồi, không biết khổ nữa” [26; 193]. Họ là nạn nhân của tục cướp vợ, nối dây man rợ, Seo Mùa trong Gặp gỡ ở La Pan Tẩn là một điển hình: “Mười bốn tuổi bị bắt làm vợ trong phong tục

cướp vợ, tàn dư man rợ của xã hội thị tộc. Bị cưỡng hãm, bị hành hạ, bị biến thành nô tỳ khốn khổ đầu tắt, mặt tối của một gã đàn ông vũ phu, hung tợn” [38; 142]. Mỗi người phụ nữ trong tiểu thuyết về vùng núi của Ma Văn Kháng một số phận: chị Pàng bị chồng hành hạ, đánh đập, bị quấn tóc lên xà nhà chịu không được đành đến ở làm gái hầu phòng cho Giàng Ly Trang; Seo Mùa âm thầm

sống như bóng trong nhà cùng với Tếch một tên chống vũ phu và hung tợn; Seo Ly bị cướp về làm vợ Seo Cấu trong khi tình yêu đẹp vẫn dành cho Pao đành để giấc mơ dang dở; Seo Say điển hình cho tục nối dây, phải ba lần lấy chồng nhưng hạnh phúc vẫn không đến với chị,… Tất cả không có ai được hưởng hạnh phúc và chưa từng biết đến khái niệm này trong đời sống hiện sinh. Họ chính là bức thảm cảnh về người phụ nữ miền núi cao nghèo khổ bị đày đọa, tiếp nối cảm hứng về thân phận khổ đau của người phụ nữ trong dòng chảy văn học Việt Nam. Có thế thấy, dưới bút pháp hiện thực xuất sắc, Ma Văn Kháng đã tái hiện chân thực tình cảnh số phận người nông dân miền núi cao Tây Bắc nghèo khổ, bị áp bức bóc lột mang tính điển hình hóa cao độ. Đồng thời, nhà văn đã thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc khi đề cập vấn đề nhân sinh bức thiết khi viết về thân phận người dân miền núi và những khát vọng vươn tới của họ để giành lấy hạnh phúc, dân chủ.

Cảm hứng về thân phận con người trong sáng tác của Ma Văn Kháng là một điểm nhấn đáng chú ý, vấn đề thân phận con người bị vùi dập, hắt hủi đã trở thành niềm say mê bất tận trong sáng tác của nhà văn. Hình tượng người trí thức bị coi rẻ, bị vùi dập trở thành một nguồn cảm hứng chủ đạo trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng.

Tự trong Đám cưới không có giấy giá thú là nhân vật có nhiều ước mơ, hoài bão, là trí thức chân chính giàu tâm huyết, có lương tâm, có đạo đức nghề nghiệp ở mức lý tưởng. Tự là mẫu hình: “Mô phạm mà vẫn không mờ nhạt lòng nhiệt thành, tinh thần triệt để, cùng chiều sâu tri thức, sự phong phú tình cảm và sức lan tỏa của tư duy đã tạo nên một anh giáo. Tự mực thước mà vẫn sâu sắc, đôn hậu mà vẫn uyển chuyển, đa cảm mà vẫn rắn rỏi, không dễ uốn mình, cảm thông với mỗi sa sảy, yếu đuối của học trò” [27; 86]. Những bài dạy của Tự thực sự là quá trình thăng hoa của trí tuệ và tình cảm làm say lòng người. Trong một lần dự giờ Tự xong, Thuật thốt lên: “Tự ơi, người thay đổi kiến trúc tâm hồn tôi. Có thể như thế được lắm, nếu như từ nhỏ tôi được học văn ở anh” [27; 250]. Thế

nhưng cái đẹp đó không được ươm mầm trong môi trường thân thiện. Có thể nhận thấy con đường làm một trí thức chân chính trong Tự không còn bằng phẳng, những ngày dạy học của Tự là chuỗi ngày cay đắng, cơ cực đến từ môi trường làm việc và đời sống gia đình. Nhân vật Tự “bị đầy đọa, bị bủa vây bốn bề, bị bịt các lối, bị dồn đến chân tường, bị chà đạp, bị phản bội, bị vu cáo, bị cướp bóc mất hết. Tiền tài không, quyền lực không” [27; 408]. Trong đời sống gia đình, Tự cũng lâm vào bi kịch. Xuyến, người vợ của anh vì đời sống thực dụng đã chạy theo đồng tiền bỏ mặc gia đình. Sự nghiệp, tình yêu, lý tưởng cao cả tan tành theo mấy khói. Tự không còn đủ sức để đứng dậy nữa, “Tự nằm nghiêng, hai mắt nhắm nghiền. Mái tóc mềm bạc phếch ôm một khuôn mặt hóp hép như mặt một ông già. Chân gập, hai bàn tay gầy gùa kẹp giữa hai cái đầu gối nổi u, co quắp như đứa trẻ ốm yếu ngủ trong cảnh thiếu chăn ấm” và Kha đã thốt lên không thể tin được một sự thật: “Tự ơi, lẽ nào đây là hình xác một con người đẹp nhất mà Kha tìm thấy ở cõi đời này” [27; 407]. Cuối cùng Tự đã không còn có cơ hội để thực hiện ước mơ cao cả của mình, thực hiện lý tưởng của người trí thức chân chính. “Bây giờ anh mới thú nhận với chính mình. Anh đến đây để thực hiện một cuộc chia tay lớn của đời anh” [27; 415], từ giã mái trường thân yêu. Đó là kết cục bi thảm cho một người trí thức tài năng, giàu tình người, nhưng tài năng và tâm huyết đã không thể phát huy trong môi trường mà tất cả đều trở thành nghịch lý.

Trọng trong Mưa mùa hạ là điển hình cho tầng lớp trí thức trẻ giàu khát vọng. Tốt nghiệp “loại xuất sắc” có trình độ chuyên môn giỏi, Trọng mong muốn nghiên cứu công trình chống nạn vỡ đê, giúp cho dân tránh khỏi nạn lụt lội mỗi mùa lũ về. Trọng chuyển về công tác tại tỉnh đúng với chuyên môn của mình. Trọng nghĩ sẽ thực hiện tốt lý tưởng bấy lâu mà mình theo đuổi. Người giúp đỡ và cũng là người Trọng tin tưởng là Nam, nhưng Nam bị bạo bệnh không thể giúp Trọng được. Trong một lần viết thư cho Loan, Trọng đã tâm sự về lý tưởng cao đẹp của mình: “Anh đang có mặt nơi đây và cũng chính là bảo vệ nó (con

đê). Thiêng liêng lắm chứ, Loan nhỉ! Và cũng đẹp đẽ cao thượng lắm chứ, có phải không em… Anh thích vẻ đẹp hùng tráng lớn lao. Anh không ưa sự tầm thường, cạn hẹp” [34; 135]. Nhưng trong môi trường ấy, Trọng có thực hiện được ước mơ không? Trọng vô tư hồn nhiên trước mánh khóe, lừa lọc của những người như Hưng, Chánh. Trọng say mê đề tài nghiên cứu, không chút mảy may nghi ngờ bản chất đê tiện đầy tính toán của bọn người đang lợi dụng, trù dập đồng nghiệp. Ông Tiễu đã từng tâm sự với ông Cần về bản chất của những tên cơ hội như thế trong môi trường làm việc của Trọng: “Anh bảo thằng Trọng phải hết sức đề cao cảnh giác. Chúng nó là xỏ lá, ba que lắm. Tay Nam vừa nằm xuống là chúng lăm le giành nhau chức trưởng phòng. Tôi đá đít vào, La vi e mẹc! Những thằng Chánh mu-gic là một, thằng Hưng ngu như bò, tổ sư mánh khóe lật mặt, là hai. Rặt những quân Méphistophèles cả đấy. Khổ cái là chúng nó mê hoặc được khối anh cơ chứ. Thằng Trọng thì tốt, giỏi, nhưng thẳng ruột ngựa, bị hại lúc nào không biết đâu” [34; 90,91]. Cái mà Trọng không ngờ chính lại là đỉnh điểm của bi kịch khi va chạm với Hưng vì Hưng muốn ngăn cản Trọng trong công việc nghiên cứu mà bấy lâu anh theo đuổi. Trọng đã phần nào cảm nhận được những bất trắc đến với mình: “Thỉnh thoảng Hưng lại đưa mắt đánh ám hiệu cho ông Chánh. Không gian chập hẹp của căn phòng qua lại hai sóng thông tin, ông Chánh và Hưng đang trao đổi lần cuối cùng những ý đồ của họ về anh” [34; 248,249]. Và cuối cùng cái kịch bản ấy cũng diễn ra, ông Chánh chính thức thông báo với Trọng: “Đồng chí Trọng! Tôi… thay mặt chi ủy, nhân danh quyền bí thư, nói để đồng chí biết: Việc xét đơn gia nhập Đảng của đồng chí phải hoãn lại vô thời hạn” [34; 249]. Đau buồn trong thất vọng nhưng với Trọng được trở lại góp phần bảo vệ đê là một trong những sở nguyện của anh. Trong một lần cứu đê Trọng đã hy sinh như một người hùng. Thất bại trong công việc, Trọng là hiện thân của kẻ cô đơn chống lại tệ quan liêu, cửa quyền, vùi dập và kết cục thất bại khi ước mơ còn dang dở chưa thực hiện được. Đây là bi kịch của người trí thức, bi kịch của khát vọng muốn vươn lên bởi các thế lực ác, xấu

ngăn cản. Chừng nào xã hội còn chưa có dân chủ chừng đó người trí thức trong xã hội còn phải hy sinh nhiều cho cuộc đấu tranh đó.

Bên cạnh việc tập trung viết về kiểu con người bị vùi dập, trong tiểu thuyết của mình, Ma Văn Kháng cũng rất chú ý viết về con người cô đơn - một hiện tượng phổ biến của xã hội hiện đại. Tuy nhiên, Ma Văn kháng khai thác dưới cái nhìn truyền thống hơn. Không phải vì cuộc sống hiện đại, cuộc sống vật chất mà cảm giác con người bị bỏ rơi mà chính lịch sử xã hội là nguyên nhận cơ bản. Thiêm trong Gặp gỡ ở La Pan Tẩn là nhân vật điển hình cho những giáo viên, trí thức trẻ tự nguyện đem văn hóa đến với vùng cao, ra đi trong tâm trạng phấn chấn, mang hoài bão lớn, chuyến đi như khúc khải hoàn ca của những người giàu ý chí, nghị lực và khát vọng cống hiến. Nhớ lại buổi đầu lên với vùng cao đoàn trí thức trẻ xuống ga: “Thiêm căng lồng ngực, cùng bạn bè mở to miệng hết cỡ, hát vang trên sân ga Phố Lu giữa núi rừng Tây Bắc: “Vừng đông đã hừng sáng, núi xanh ngàn trùng xa, Tổ quốc bao la hiền hòa” [38; 22]. Khát vọng xây dựng Tòa lâu đài văn hóa đã thành nỗi trăn trở không nguôi trong Thiêm, nghị lực dào dạt, anh quyết tâm để đạt được giấc mơ của mình đem ánh sáng đến với bản làng, khát vọng thật sự cháy bỏng trong Thiêm: “Ôi, Thiêm đã hoạch định, đã ước ao. Cả trong giấc ngủ, Thiêm đã thấy bức tranh mình phác thảo. Cả trong giấc mơ Thiêm cũng thấy những ngôi trường mái đỏ tươi, tấp nập đi về hàng trăm trẻ con Mèo, váy áo sặc sỡ, vòng bạc sáng choang, cùng tiếng chúng học bài ngân nga” [38; 34]. Nhưng rồi Thiêm đã không thực hiện được, giấc mơ xây dựng Tòa lâu đài văn hóa dang dở bởi bao lực cản. Tình yêu cùng Seo Mùa trở thành nỗi ám ảnh khi cô từ giã cuộc đời ra đi, Cảm giác cô đơn luôn đè nặng tâm hồn anh. Sau cuộc phiến loạn, Thiêm buộc bỏ lại giấc mơ của mình. Buổi chia tay chìm trong ưu tư và nỗi cô đơn: “Thiêm dừng lại như tìm kiếm cái gì, như tự hỏi lời Seo Mùa còn vẳng đâu đây? Rồi vừa đi vừa nhìn cảnh vật hai bên đường. Như tự hỏi: sao ta chỉ có một mình? Chẳng lẽ trước nay ta chỉ có một mình” [38; 276]? Sự thất

bại và đau buồn nhất đối với Thiêm, anh bị coi là nguyên nhân làm nên vụ phản loạn “Biên bản quy tội Thiêm cũng hoàn thành. Ông Quốc Thanh, ông Trần Đổng, cô giáo Thúy nhất loạt khai: Thiêm nếu không là kẻ tiếp tay thì cũng là người nghi vấn trong vụ phản loạn này” [38; 278]. Giấc mơ Tòa lâu đài văn hóa sau cùng chỉ còn lại một nỗi đau đeo đẳng hơn mười năm khi Thiêm về giữ chân đánh trống một trường trung học ở Hà Nội. Trong thế giới đó, Thiêm là người cô đơn, bị bao vây bởi nhiều thế lực ngăn cản, rình rập không cho thực hiện ước mơ của mình.

Duy và bà nội trong Côi cút giữa cảnh đời đã sống nhưng ngày tháng cô đơn, côi cút và bất hạnh. Mẹ bỏ đi vì tiếng gọi của người đàn ông khác để lại hai bà cháu chống đỡ với cuộc sống nhiều bất trắc, khó khăn, bị đe doạ, bị vây hãm, bị vu khống,... Bà Duy đã than thở trong tuyệt vọng: “Khổ! Chả lẽ mãi mãi vẫn như hồi nào. Khỏe thì bắt nạt yếu. Người lớn thì ức hiếp trẻ con.

Một phần của tài liệu Chất thơ trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng (Qua một số tác phẩm tiêu biểu) (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w