0
Tải bản đầy đủ (.doc) (140 trang)

tài “biên ải”

Một phần của tài liệu CHẤT THƠ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA MA VĂN KHÁNG (QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU) (Trang 44 -44 )

5. Phương pháp nghiên cứu

2.1.1. tài “biên ải”

Đề tài, cảm hứng trong sáng tác văn học là những phương diện khách quan thuộc nội dung của tác phẩm. Đề tài là: “Phạm vi các sự kiện tạo nên cơ sở chất liệu đời sống của tác phẩm, đồng thời gắn với việc xác lập chủ đề của tác phẩm” [1; 125]. Đề tài là cái phạm vi mà nhà văn nhận thức, phản ánh, lý giải thế giới hiện thực cuộc sống bên ngoài. Trong đời sống có bao nhiêu phạm vi lĩnh vực thì văn học có bấy nhiêu đề tài. Còn cảm hứng nghệ thuật là “nội dung chủ đạo của văn bản” là “trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm nghệ thuật, gắn liền với một tư tưởng xác định, một sự đánh giá nhất định, gây tác động đến cảm xúc của người tiếp nhận” [13; 39]. Những tình cảm đó được nhà văn thể hiện nhuần nhuyễn và in dấu đậm đà trong tác phẩm, đem lại cho người đọc những khoái cảm thẩm mỹ, sức hấp dẫn và thông qua tiếp nhận tác phẩm người đọc hiểu được tư tưởng, tình cảm của tác giả nêu lên trong văn bản. Đối với tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, chất thơ thể hiện đậm nét trong nội dung hình tượng tác phẩm.

Tô Hoài với hai tập truyện ngắn Miền Tây, Tây Bắc đã thực sự mở rộng biên giới của văn học sát với biên giới của quốc gia. Đề tài miền núi đi vào sáng tác của Tô Hoài với cuộc sống, nét đẹp văn hóa, cảnh sắc thiên nhiên vừa thơ mộng vừa hùng vĩ vẫn còn xa lạ với người đọc. Ma Văn Kháng xuất hiện muộn hơn nhưng không phải vì thế mà những trang viết của nhà văn kém phần tinh tế, sắc sảo trong việc tái hiện đường nét của đời sống xã hội của con người nơi đây. Vốn không phải xuất thân từ miền núi cao nhưng vẻ đẹp của Tây Bắc đã cuốn

hút nhà văn người Hà Nội ngay từ những ngày đầu đặt chân đến. Ông đã “mê cái vẻ hoành tráng sử thi của nó, đến mức choáng ngợp, bồi hồi. Nhiều lúc tưởng như đã đọc được ở nó những chương hồi của một cuốn sách lớn, kiểu như Sông Đông êm đềm” [74]. Với một thời gian dài trải nghiệm, “so với các bậc đàn anh… thì Ma Văn Kháng lại có lợi thế so sánh ở bề dày kinh nghiệm, đặc biệt là thời gian tuổi trẻ ông đã “đứng chân” ở hai mươi năm vùng đồng bào dân tộc thiểu số” [102]. Đây là nguyên nhân khiến hầu hết các trang viết về mảng đề tài này, nhà văn thể hiện được một cách khá tập trung, toàn diện về đời sống xã hội, những phong tục tập quán, những cuộc đấu tranh để tìm đến với tự do dân chủ và cảnh sắc thiên nhiên giàu chất hoang sơ, thơ mộng và hùng vĩ. Bộ ba tiêu thuyết về đề tài biên ải: Đồng bạc trắng hoa xòe, Vùng biên ải, Gặp gỡ ở La Pan Tẩn

đã cung cấp cho người đọc cái nhìn trọn vẹn về những bức tranh Tây Bắc một thời gian khổ nhưng anh hùng. Nhiều trang viết giàu cảm xúc có thể mời gọi ở người đọc một sự rung động chân thành. Ma Văn Kháng là nhà văn đã tìm được hướng đi cho mình khi viết về cái bạo liệt, dữ dội của miền núi cao Tây Bắc

trong đó lồng vào những trang văn giàu chất thơ về thiên nhiên và tình người. Trong tập truyện Tây Bắc, Tô Hoài đã khắc họa thiên nhiên thơ mộng giàu bản sắc của vùng núi cao. Ma Văn Kháng viết về thiên nhiên giàu chất thơ vừa hoang sơ, mang cả hồn người và quan niệm triết luận của nhà văn. Thiên nhiên ở đây đủ các gam màu; cách cấu tứ, bố cục có điểm nhấn tạo nên thế cân xứng. Bức tranh đó luôn tạo nên sức ám ảnh lạ thường với người đọc ở vẻ trữ tình thơ mộng có phần nữ tính: “Mặc tất cả những gì đã xảy ra, chiều vẫn xuống êm ả và vầng trăng vẫn khoan thai lên, bát ngát bờ sông Chảy. Mặt trăng tròn hồng nhẹ như chiếc đèn lồng, lơ lửng giữa hai hẻm núi xanh mơ. Sông Chảy lặng lẽ buông thả dòng nước mềm mại màu xanh rừng nhuốm ánh trăng vàng, lấp lánh như xa tanh. Hàng cơi nghiêng nghìn con mắt lá khép mở lim dim trong gió nhẹ” [26; 359]. Thiên nhiên như có sức mạnh cảm hóa. Trước cái cao cả, hùng vĩ của đất trời, cảm giác choáng ngợp trong ý thức về sự bé nhỏ của mình khiến cho con

người phải gạt bỏ tất cả để hướng bản thể tâm hồn đến sự thanh lọc trước sức mạnh, quyền năng hữu hiệu của thiên nhiên. Thiêm trong Gặp gỡ ở La Pan Tẩn

khát khao lên đến cái tận cùng của vũ trụ, chiếm lĩnh một đỉnh cao. “Cuối cùng thì hình như Thiêm bỗng nhiên như nhờ có phép lạ đã đặt chân tới cái miền ước ao ấy… Cạnh Thiêm, ngọn núi nhô đầu hình chiếc đe thợ rèn. Gió nức mùi hoa dại. Phủ đầy mặt đất là lớp rêu xanh rì xốp xoáp như tấm nệm bọt biển” [38; 14]. Trong giây phút thiêng liêng đạt tới miền khao khát ấy, không chỉ Thiêm mà mọi người dường như đều bị ảnh hưởng bởi hấp lực ngoại cảnh: “Họ đang hoàn nguyên, trở lại thời khuyết sử mung lung, khi chưa phân cách ngày giờ, chưa có ngôn ngữ, tuy không phải là vô thanh, khi tất cả đều bình lặng, chưa có vật gì hình thành, sự sống mới khai mở, giữa bốn bề trống tuênh, khi con người mới ra đời, nó vẫn là nó” [38; 15]. Ngoại lực tác động có ý nghĩa, sức mạnh ghê gớm đã khiến cho con người tìm lại đúng bản thể của họ đã bị đánh mất: “Nơi đây xa cách cuộc sống bậm bụi, nơi đây không còn có cảm giác khắc khổ, gò gẫm, không còn nỗi buồn đau, lòng tham ái, tính si độn, thói cấn cá toan tính hèn mọn hàng ngày” [38; 15]. Chỉ có thể Ma Văn Kháng mới có những bức tranh thiên nhiên giàu chất huyền diệu là sự pha trộn thích ứng của thiên nhiên vùng biên ải với khả năng cảm ứng của con người. Ma Văn Kháng đã viết về thiên nhiên khắc nghiệt nơi vùng biên ải: “Mùa đông lạnh giá sương mù phủ kín các nóc nhà, đường đi, gió thổi mạnh như cơn lốc dữ cuốn phăng mọi thứ khiến người ta không còn muốn ra khỏi nhà, làm bất cứ việc gì” [26; 195]. Trong số ít các nhà văn viết về miền biên ải, sức khái quát về thiên nhiên có thể xem Ma Văn Kháng đã tổng kết khá độc đáo bản sắc riêng trong bộ tứ bình nơi đây: “Xứ này, gió xuân hây hẩy mùi men rượu. Gió hè nồng đượm hương trà thơm, gió thu mang vị trầm và mùa đông gió dông lên trời, lạnh núi tuyết băng. Xứ này thiên nhiên nguyên vẹn hình sắc khởi thủy” [38; 31].

Trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, không những là cảnh trí vùng biên ải thuần túy với các cung bậc của nó, mà thiên nhiên còn mang vẻ hoang sơ,

mang phong vị miền núi cao Tây Bắc tương hợp với lối sống, bản tính con người nơi đây. Những trang viết của Ma Văn Kháng giàu chất trữ tình, giàu nét đẹp thẩm mỹ khiến người đọc không khỏi ngạc nhiên, ngỡ ngàng trước cảnh trí vốn xa lạ. Do sống trên vùng núi cao quanh năm ít tiếp xúc với các nền văn minh miền xuôi nên các bộ tộc nơi đây cơ bản sống trong vòng khép kín của thời gian bốn mùa và ít khi bước ra khỏi bản làng. Phong tục tập quán, định kiến, luân lí xã hội như sợi dây vô hình buộc chặt họ trong các quan hệ gia đình, dòng tộc và những hủ tục trong đời sống văn hóa kết hợp với chế độ trị vì hà khắc. Họ bị bóp nghẹt bởi cường quyền lẫn thần quyền, bị cướp đoạt cả về tinh thần lẫn vật chất. Bản tính hồn nhiên, hoang dại, có phần dã man và cuồng phóng là những đặc điểm dễ nhận thấy của người dân nơi đây. Tính chất hồn nhiên và tự nhiên trong cuộc sống chưa nhuốm sự pha tạp bên ngoài. Những yếu tố mang phẩm chất hoang dại khó được thuần dưỡng bởi môi trường đó. Ngược lại bản tính đó nếu có cơ hội, được dung dưỡng bởi các thế lực xấu và ác rất dễ trở thành mối hiểm họa chung.

Những người dân nơi đây chất phác, nhân hậu và giàu khát vọng tự do, chính nghĩa. Là biểu tượng điển hình cho đức tính đó, Pao là con trai hố pẩu

Giàng Lầu, những phẩm chất tốt đẹp của Pao được phát lộ ngay khi còn nhỏ: đi chợ thấy con ngựa người Tày có biểu hiện bị ốm Pao ra tay giúp đỡ mà không cần một lời cảm ơn. Con đường đến với cách mạng của Pao cũng tự nhiên như bản tính hồn nhiên của anh, khi đã nhận thức được nỗi khổ và nhục của dân tộc mình, Pao tự nguyện đi theo Chính để tìm con đường tự do cho bản làng. Con đường đời của Pao lắm gian truân và nhiều tủi nhục: sự xa lánh của mọi người, hai lần mất người yêu. Nhưng bản tính ngay thẳng đã khiến Pao không chịu nỗi nhục trước sự áp bức, bóc lột. Khi chứng kiến cảnh bọn Châu Quán Lồ hành hạ người hết sức tàn nhẫn và “mặt Pao đã đỏ ứ máu vì tức giận. Ngực Pao thắt nghẹn, nở gồ. Nước mắt Pao ứa chảy. Răng Pao nghiến ken két. Pao sắp nổ tung. Pao liền xông ngay tới, nhảy lên nắm cái dây cương. Con ngựa hất đầu định

dựng hai vó chồm lên. Cánh tay Pao cháy nắng nổi bắp gò nó xuống Pao gào cháy cuống họng: Dừng ngựa lại! Người ta chết rồi” [26; 252]! Trong những con người đó còn có A Sinh, Seng, Tếch... Họ tiêu biểu cho thế hệ tuổi trẻ Mèo giàu khát vọng tự do, dân chủ và đấu tranh đầy tâm huyết và nhiệt tình.

Bản chất cách mạng của người Mèo cũng hồn hậu, tự nhiên, hoang dã như người dân nơi đây khiến cho họ không thể nhận diện ra được cái ác, cái xấu. Họ chỉ biết đó là người Hmông, mà đã là người Mèo thì phải biết yêu thương nhau. Họ không nhận ra được sự hoang dã, tha hóa của một bộ phận bị lợi dụng sự hồn nhiên làm tay sai cho các thế lực tàn ác, chú ý đoạn đối thoại sau đây:

“Khi Na quay lại giục “Bắn đi!” anh chiến sĩ người Hmông mới úp mặt xuống bờ hào, thút thít:

- Anh Na ơi, thế là thế nào? Tôi bắn người Hmông à? Na quắc mắt:

- Cầm lấy súng, bắn đi! Bọn ấy là giặc! Là thổ phỉ! Là kẻ thù” [33; 134]! Lợi dụng nhận thức còn thấp không kém phần ngây thơ, hồn nhiên của dân chúng, Lão Sếnh đưa luận điệu sai lệch về cách mạng: “Cộng sản là cái gông, hòn đá, đẻ con có đuôi mà... Bộ đội về nó xẻo dái đấy!” [33; 208] Người dân Pha Linh vốn đã nghèo khổ, cơ cực, bị áp bức đủ đường nay nghe theo lời bọn phản động với niềm tin hồn nhiên: “Vua Mèo! Người chỉ phất tay là lau thành mía, giậm chân là cỏ thành lúa, thành ngô” [26; 216]. Họ háo hức vì niềm tin ngây thơ đó nên bỏ nhà bỏ cửa đến đất Pha Linh nhìn về một ngày mai mà lòng mát rười rượi, say sưa. Cái say sưa trong giấc mộng, cái hiện thực giàu có không thấy đâu chỉ biết rằng, bệnh tật, chết chóc, cướp giật,... Đủ thứ chuyện đã đến với họ trong quá trình đi tìm vùng đất hứa. Họ đã cực khổ nay thành vô gia cư trong giấc mơ hão huyền.

Cũng như các sáng tác đề cập đến các thiết chế xã hội ở nông thôn miền xuôi, ở Miền núi cao, các trật tự được lập lên, tồn tại từ khi xã hội thị tộc đến giờ không có nhiều thay đổi. Trật tự đó được duy trì và tạo nên sự ràng buộc của tất

cả các thành viên trong cộng đồng, không loại trừ thành phần nào. Con người có nhiệm vụ bảo vệ nó như chính bảo vệ cuộc sống của mình. Tính chất của bộ máy cai trị miền núi cao Tây Bắc hà khắc và cuồng bạo. Bản chất cuồng phóng được dung dưỡng trong môi trường hoang dại, phản ánh phương diện bản năng mạnh mẽ, lấn át ý thức của con người nên đặc tính chuyên trị và tàn bạo ở mức độ khủng khiếp hơn. Tồn tại ở các vùng dân tộc thiểu số những thổ ty phong kiến thực quyền rất cao. Các thổ ty như Hoàng Văn Chao, Hoàng Vĩnh Kính, Nông Vinh Yêng, La Văn Đờ trong tay bao nhiêu của cải, vàng bạc, súng ống, lính tráng. Trong công việc, chúng tự ý xử lý tất cả mọi vấn đề trong địa phương cai quản của mình. Người nông dân sống dưới chế độ thổ ty hết sức khổ cực. Họ bị cướp đoạt tất cả của cải, sức lực và đời sống tinh thần. Tính chất độc ác của bọn thổ ty miền núi qua lời bà nội kể cho Pao nghe: “Buổi sáng đi lấy nhựa thuốc phiện có một người ăn cắp một hạt đậu thuốc phiện, bị trói đánh hộc cả máu”. Những nhân vật như Châu Quán Lồ, Giàng A Lử, Seo Cấu,... giết người, cưỡng bức dân chúng vô tội không gớm tay, sẵn sàng liều mạng để đoạt được mục đích. Giàng A Lử hiếp chị dâu bên cạnh quan tài bà nội khiến chị dâu tìm đến cái chết trong oan ức. Châu Quán Lồ bắn chết đưa bé mươi ba tuổi trong sự bình thản, hành hạ bố của Tếch và Seng dã man như hình phạt thời trung cổ: “Lồ buộc ông cụ vào ngựa rồi cho ngựa phi. Seng đã thấy xác ông cụ lết trên đất cho tới khi chỉ còn là một cục thịt đỏ nát” [33; 113].

Không những người dân chịu đựng bị hành hạ bởi bọn thổ ty bạo ngược dùng cường quyền chiếm đoạt của cải, vật chất, tính mạng của người nghèo mà còn các tập tục cổ hủ, dã man giết chết đời sống tinh thần của họ từng ngày. Người ta đã cất lên tiếng than trong tuyệt vọng: “Chao ôi! Những nỗi khổ của hơn một trăm năm qua trong đời đã từng chịu đựng, hễ cứ khơi lên là thành câu hát, câu nọ nói câu kia mãi. Đói, rét, bệnh tật, bị đánh, bị chửi. Sao đời người khổ thế mà chịu được” [26; 188]. Cuộc sống vốn đã nghèo khổ nhưng bọn thổ ty đặt ra hàng loạt thứ thuế vô lý để bóc lột tận cùng sức lao động của con người

như “tục lệ bắt dân nộp khờ cù, khờ chì (thóc khách, gà khách: một kiểu bóc lột của thổ ty)” [33; 34]. Đặc biệt người phụ nữ, mỗi người một cảnh ngộ nhưng họ điển hình cho người phụ nữ nghèo miền núi bị áp bức, bóc lột hết sức dãn man. Cuộc đời và thân phận người phụ nữ miền núi, họ không bao giờ được chủ động trong hạnh phúc của mình, cho dù họ đủ điều kiện để được hưởng điều đó: chị Pàng xinh đẹp, Seo Mùa thông minh, xinh đẹp, Seo Say trẻ tuổi giàu sức sống… Tất cả họ đều chịu chung số phận nghiệt ngã và oan trái. Họ chỉ là một thứ công cụ không công trong gia đình, tuổi trẻ, tình yêu, những khát vọng thầm kín đi qua khi chưa kịp đón nhận hạnh phúc. “Khổ nhất là đàn bà Mèo. Đi nương xa, đi chợ xa, chân bước, tay nối lanh. Giã gạo, chân dận, tay nối lanh. Ống nước đè nặng ê vai cả một đời con gái. Nắng, mưa, chài chãi làm cỏ ngoài nương. Chiều hơi sức đã hết, lại một địu củi cao vượt đầu, còng lưng địu về. Con ngựa còn được nghỉ. Đàn bà Mèo không được nghỉ. Vác nước, xay ngô, giã gạo rồi là vải, khuya gà gáy hai lần rồi, vẫn ngồi ở bếp tước lanh, xe lanh” [26; 171]. Cuộc đời người phụ nữ miền núi cao Tây Bắc bị trói buộc trong hàng trăm thứ vô hình hết sức nghiệt ngã, man rợ. Họ không có con đường nào khác đành phải chấp nhận sự nghiệt ngã đó, chấp nhận nghĩa là từ bỏ tất cả những nhu cầu hết sức tự nhiên của mình. Hình tượng Seo Ly điển hình và giàu sức tố cáo hơn cả: “Mười sáu tuổi Seo Ly lấy chồng, được một tuần trăng thì chồng ốm chết. Nhà chồng bán nàng cho nhà khác. Chồng thứ hai của nàng là một gã què, lấy nàng được ba ngày thì bị hổ bắt. Chồng thứ ba của nàng là em chồng thứ hai. Hắn ốm yếu, một

Một phần của tài liệu CHẤT THƠ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA MA VĂN KHÁNG (QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU) (Trang 44 -44 )

×