Giới thuyết về “tứ” và “tứ” trong tiểu thuyết

Một phần của tài liệu Chất thơ trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng (Qua một số tác phẩm tiêu biểu) (Trang 96)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.1.1. Giới thuyết về “tứ” và “tứ” trong tiểu thuyết

Văn học phản ánh đời sống, thông qua hệ thống hình tượng, nhà văn thể hiện tư tưởng, tình cảm và quan niệm về hiện thực. Đó là thông điệp mà nhà văn muốn đối thoại với người đọc. Ý tưởng của nhà văn trong tác phẩm gọi là “tứ”. Theo Trần Thiện Khanh: “Tứ truyện là mô hình tư duy, mô hình về thực tại được nhà văn khám phá, cảm nhận, lý giải theo quan niệm của mình” [45]. Nhà văn nhận thức và lý giải cuộc sống thông qua mô hình, tác phẩm với tư cách một chỉnh thể nghệ thuật được sắp xếp, tổ chức hệ thống hình tượng, các yếu tố không gian, thời gian, các sự kiện,… theo cách riêng của mình để văn bản đó đạt được ý nghĩa cao nhất. Thực tế, không phải cá nhân nào khi xây dựng văn bản nghệ thuật cũng có “tứ”, đây là quá trình trăn trở, tìm kiếm, thai nghén của nhà văn, cũng có khi “tứ” bất chợt xuất hiện và hình thành ngay tạo điều kiện cho tác giả hình thành bộ khung cơ bản cho tác phẩm. Khi đề cập vấn đề này Ma Văn Kháng cho rằng: “Một cốt truyện, một cái tứ quán xuyến, tạo nên cái khung thép để các chất liệu đưa vào đó mà tạo nên hệ thống hình tượng” [36; 265]. Điều này minh chứng quan điểm của nhà văn khi tác giả viết cuốn tiểu thuyết Mưa mùa hạ “sau một lần vô tình nghe được báo cáo của một kỹ sư thủy lợi về đề tài khoa học chống tổ mối trong thân đê. Chống tổ mối trong thân đê… Theo kinh nghiệm mỹ cảm của tôi. Nội dung đề tài lại mang tính biểu tượng cao do đó nó gây hào hứng cho tôi” [44; 47]. Với nhiều nhà văn, ý tưởng cho một tác phẩm đến nhanh như một tia chớp. Nguyễn Đình Thi viết Mặt trận trên cao cũng từ trong những giây phút bất chợt như thế: “Một lần đang đi đường thì nghe tiếng còi hú báo động máy bay Mích của ta đuổi máy bay giặc trên trời, một cô ngước

lên, nói: Anh trai mình đang bay đấy” [44; 45]. “Tứ” toát lên từ trong chất hình tượng, tính thẩm mỹ và nét riêng biệt trong tư tưởng, tư duy của nhà văn. Nói một cách ngắn gọn “tứ” là ý tưởng chủ đạo của tác phẩm văn học.

Trong những tiểu thuyết ít có sự thâm nhập, giao thoa giữa các thể loại khác nhau thì ý đồ của nhà văn được bộc lộ trong hệ thống hình tượng ở kết cấu, “là toàn bộ tổ chức tác phẩm phục tùng đặc trưng nghệ thuật làm nhiệm vụ nghệ thuật cụ thể mà nhà văn tự đặt ra cho mình” [60; 295]. Nhưng đối với các tiểu thuyết giàu chất thơ, chất trữ tình người ta dùng thuật ngữ cấu tứ để khu biệt một số tiểu thuyết có sự giao thoa với thể loại thơ. Thực chất cấu tứ là hình thức kết cấu trong tiểu thuyết. Khái niệm kết cấucấu tứ trong tiểu thuyết là công việc tư duy hình tượng trong ý đồ sáng tác của tác giả. “Cấu tứ là linh hồn của tác phẩm, cung cấp một thế đứng, thế nhìn, cách cảm nhận để thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Cấu tứ là mô hình nghệ thuật của tác phẩm, là quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người của nó” [13; 44]. Cấu tứ trong tác phẩm văn học, là cách cảm nhận thế giới của tác giả, qua kênh đối thoại với bạn đọc, nhà văn thể hiện quan niệm, tư tưởng của mình về thế giới, và con người. Nói như thế có nghĩa mỗi nhà văn có một cách tư duy hình tượng khác nhau khi cùng đối diện với hiện thực khách quan bên ngoài, cách tư duy đó không lặp lại trong các nhà văn, không lại mình trong mỗi nhà văn nhưng thể hiện quá trình phát triển mới của văn học và giàu tính thẩm mỹ. Yêu cầu việc tư duy hình tượng, cách cấu tứ đó phải đạt được nét riêng độc đáo, ổn định, thống nhất, đa dạng và giàu tính thẩm mỹ mới có thể vừa thúc đẩy tiến trình phát triển của văn học vừa có sức cuốn hút đối với người đọc, tạo nên phong cách riêng cho môi nhà văn và của nền văn học dân tộc. Điều này không nằm ngoài thể loại tiểu thuyết. Tứcấu tứ trong tiểu thuyết đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn chung của văn học. Tuy nhiên, “tiểu thuyết là một thể loại văn học có khả năng tổng hợp nhiều nhất các khả năng nghệ thuật của các loại văn học khác” [60; 394], là thể loại có khả năng thâm nhập cao nhất của các thể loại khác vào trong đó, với

thơ không ngoại trừ. Tiểu thuyết cấu tứ nó mặc nhiên được quy định bởi khuôn khổ thể loại; thường chú ý đi sâu vào trong bản thể con người, phát hiện và khám phá tính chất đa diện của vấn đề nên yêu cầu phải phát hiện nét riêng biệt độc đáo và không lặp lại mình và người; có cách thức khám phá hiện thực riêng, theo cách tư duy của nhà văn; mỗi nhà văn trong tính đa dạng của tư duy hình tượng phải có giọng điệu phù hợp. Đạt được điều này, cách cấu tứ trong tiểu thuyết của nhà văn mới thể hiện giá trị độc đáo, tác phẩm tồn tại bền vững trong thời gian và được bạn đọc quý mến. Văn học hiện đại có nhiều kiểu kết cấu, cấu tứ như:

giả tiểu sử; giả tự truyện; giả chương hồi; giả huyền thoại; giả cổ tích; giả trinh thám, hình sự,… Đối với Tiểu thuyết Ma Văn Kháng, ở thời kỳ đầu các tiểu thuyết Đồng bạc trắng hoa xòe, Vùng biên ải… Tác giả cấu tứ theo kiểu tiểu thuyết truyền thống, kiểu tuyến tính thời gian liên kết với nhau bằng các sự kiện. Các tác thuyết thời kỳ sau cấu tứ đã có sự thay đổi, đổi mới và có nhiều đóng góp cho văn học Việt Nam. Cơ bản có hai dạng cấu tứ sau: kiểu cấu tứ theo sự dẫn dắt các trạng thái tâm lý và kiểu cấu tứ theo sự dẫn dắt của dòng chảy đời sống sinh sôi, hồn nhiên.

Một phần của tài liệu Chất thơ trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng (Qua một số tác phẩm tiêu biểu) (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w