Đi tìm vẻ đẹp trong những khát vọng hiện sinh thầm kín mà thuần khiết,

Một phần của tài liệu Chất thơ trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng (Qua một số tác phẩm tiêu biểu) (Trang 79)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.2.3.Đi tìm vẻ đẹp trong những khát vọng hiện sinh thầm kín mà thuần khiết,

thuần khiết, cường tráng và phồn thực

Khi đi tìm vẻ đẹp trong đời sống, Ma Văn Kháng là nhà văn chú ý nhiều đến những khát vọng hiện sinh thầm kín mà thuần khiết, cường tráng và phồn thực. Ma Văn Kháng chịu khó đi sâu đào bới vào bản thể bên trong con người để tìm kiếm, phát hiện và khái quát thành cảm thức nhân sinh có ý nghĩa triết học trong tiểu thuyết của ông.

Trong Đám cưới không có giấy giá thú, Ma Văn Kháng đã nhiều lần miêu tả giây phút quan hệ luyến ái của con người nhưng sắc điệu thẩm mỹ cũng biểu hiện nhiều góc độ khác nhau. Xuyến là một người đàn bà ba mươi tám tuổi, mang vẻ đẹp nhục thể và giàu tính phồn thực “Mắt chị ngời sáng, lay láy đen như tóc chị… Ngực chị căng và eo hông chị thì giàu có ý nghĩa phồn thực nguyên sơ… Xuyến là cái đẹp sơ khởi, vừa pha trộn, lôi kéo con người nghiêng về nhục cảm” [27; 296]. Trong lần gặp đầu của hai người, Xuyến đơn giản và hồn nhiên “tự động trút bỏ bộ quần áo của mình và cởi bộ quần áo của anh. Không một chút xấu hổ, cô kích động thú nhục dục ở anh… Anh lưu giữ mãi cái cảm giác vừa bị chiếm đoạt vừa gắng gỏi để không hổ mặt đàn ông” [27; 296]. Trong đời sống Tự và Xuyến khá chênh lệch nhau: trong khi Tự chuyên tâm vào đời sống tinh thần, vào lý tưởng thì Xuyến, người đàn bà của đời thường lại nhiều tham vọng và ham muốn đời sống tình dục. Tự cố gắng duy trì thiên chức đàn ông trong sự pha tạp vừa trách nhiệm vừa là cái bản năng để duy trì gia đình đó nhưng dường như mọi cố gắng của Tự đều rơi vào thảm hại hơn. Trong giây phút ân ái vợ chồng anh cố tìm kiếm sự hòa hợp của hai người nhưng “Cuối cùng Tự rơi vào trạng thái thân xác phân ly rã rời. Anh nằm rủ trên tấm thân còn nóng hổi và giãy giụa như là tuyệt vọng của Xuyến, giống hệt như một xác chết” [27; 303].

Trọng và Loan trong Mưa mùa hạ đến với nhau, và yêu nhau bằng tình cảm nhẹ nhàng chưa vượt qua ngưỡng của giới hạn. Trong cảm nhận của Trọng, Loan có vẻ đẹp rất đời thường, tươi mới và sức cuốn hút tự nhiên “Cái áo vạt

quả bầu, in hoa cúc to căng ních gò ngực cao và cái quần bò may rất khít. Lộ vẻ đẹp khỏe mạnh đầy nữ tính, một vẻ đẹp ham muốn hướng tới niềm khao khát được bộc lộ” [34; 66]. Cảm xúc tình yêu của Trọng và Loan lướt qua như ngọn gió thu, nhưng khi tình yêu tan vỡ đã để lại trong anh nhiều dày vò và khổ đau. Năm tháng ấy, Loan đã để lại những giây phút xúc động, in đậm trong trái tim Trọng nỗi ám ảnh không nguôi “Nép vào cạnh Trọng, Loan vòng cánh tay ôm một bên tay anh. Giây lát, Trọng ngây ngất vì một hơi ấm lan tỏa mỗi lúc một nồng nàn… Bỗng nhiên những cơn bức bối như được cơn mưa giải tỏa, lòng anh lại từ từ dâng lên một nỗi vui ngọt ngào” [34; 69]. Tình yêu ấy chỉ dừng lại trong những kỷ niệm êm đềm và theo đi vào dĩ vãng khi con đường đi của trái tim hai người không gặp nhau.

Con đường đưa Thiêm và Seo Mùa trong Gặp gỡ ở La Pan Tẩn đến với tình yêu gập gềnh và nhiều ngang trái. Seo Mùa là nạn nhân của nạn bạo hành trong gia đình, nạn cướp vợ man rợ của miền núi cao trong những năm tháng chưa có ánh sáng văn minh. Cô sống một cuộc đời tủi cực, nhiều khổ đau. Đồng cảm với nỗi vất vả đó, Thiêm đã âm thầm đem lòng yêu thương cô và “Tình yêu của hai người cứ lặng lẽ như hoa nở giữa rừng” họ đã có những giây phút lãng mạn bên nhau “Đó là lần đầu tiên Thiêm vòng tay ra sau lưng người phụ nữ Mèo xinh đẹp và yêu dấu ấy… Sau bao e ấp ngập ngừng nàng áp mặt xuống vai anh, lẩy bẩy vì sợ hãi và sung sướng” [38; 207]. Những giây phút hiếm hoi họ dành tất cả cho nhau, lặn ngụp, tìm kiếm tiếng nói đồng cảm chung, khi thân xác và tâm hồn hòa quyện với nhau. Họ nhận ra đây chính là một nửa cuộc đời mà mình đi tìm kiếm bấy lâu nay. Thiêm đã có giấc mơ tình ái “nhưng, ở giấc mơ tình này của Thiêm không có mùi vị thông tục. Không có mùi vị trần tục thô lỗ” [38; 8]. Thiêm tỏa sáng như một năng lực vừa thể hiện bản năng ngàn đời, vừa tổng hợp

bản chất của nền văn minh hiện đại, vừa thể hiện sức mạnh tiềm ẩn và năng lực trời phú trong những giây phút gần gũi bên người phụ nữ Thiêm yêu. Khi ngắm người đàn bà của mình, Thiêm thể hiện hai sắc độ của sự giao thoa đó. “Chị hiện ra, sau lớp áo cởi bỏ, một khuôn hình trần truội rười rượi ngọc ngà, vừa là một thực thể cực kỳ hồn nhiên, vừa giống một hư ảnh chập chờn phi thực” [38; 9]. Thiêm đã thực hiện thiên chức của người đàn ông một cách khá trọn vẹn vừa mạnh mẽ, cường tráng vừa giàu tính nhân văn. “Có cảm giác như Thiêm bùng cháy, Thiêm tỏa sáng. Và cái cơ thể như làm bằng đá của anh…Đã thực hiện được cái thiên lý: toại được lòng mình và thỏa được lòng người! Đã được sống trong môi trường lý tưởng của nhân loại là được bày tỏ đến tận cùng sở nguyện của mình! Đã thắng được cái cảm thức cô đơn muôn thủa! Đã ra khỏi cái khuôn hình cá nhân hạn hẹp và vươn tới cõi vô hạn” [38; 18]. Tình yêu và sự giao thoa những cảm xúc ân ái vừa nhân bản vừa giàu bản chất văn hóa, vừa phồn thực vừa cao cả giàu tính nhân văn. Nhưng những giây phút như thế không có nhiều, nó đi qua nhanh trong cuộc đời Thiêm và để lại hình ảnh đẹp lưu mãi trong tâm khảm của anh.

Bên cạnh đó, không ít nhân vật trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng tỏ ra là người theo đuổi những cảm xúc ái tình như một thứ bản năng chưa được chế ngự của cái môi trường ngoại cảnh in dấu ấn nền văn minh hiện đại. Với họ tình dục chỉ đơn thuần hoang dại và phồn thực. Phần lớn họ bị bản năng tình dục chi phối, Nhân vật Quốc Thanh, cô giáo Thúy trong Gặp gỡ ở La Pan Tẩn, Xuyến, “Quỳnh đĩ đực” trong Đám cưới không có giấy giá thú, Lý và gã trưởng phòng cơ quan của Lý trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn, họa sỹ Hảo trong Mưa mùa hạ,… Hầu hết họ bị cám dỗ bởi tiếng gọi dục vọng thấp kém, sa đọa, vẫy vùng trong biển cả ái tình, sa ngã và tha hóa mất nhân cách. Tất cả loại nhân vật này đều bế tắc và không tìm được lối thoát cho cuộc đời.

Những nhân vật trong tiểu thuyết của ma Văn Kháng khi tận hiến cho nữ thần tình ái có hai loại: một với những thèm khát, ham muốn tự nhiên theo bản

năng sinh tồn và không kém phần hoang dại, họ lặn ngụp trong cơn mê tình ái như một thứ bệnh nghiện khó chữa chứa đựng sắc dục đắm mê và một loại họ là những người giàu vốn văn hóa nên tạo được sự gặp gỡ và hòa hợp giữa bản chất tự nhiên và giàu tính nhân bản, xem tình yêu, tình dục như triết lý của cuộc sống, ứng xử với tình dục như một nét đẹp văn minh của người hiện đại. Đó là vẻ đẹp mà Ma Văn Kháng kiếm tìm trong hành trang của mình về con người và cuộc đời.

Một phần của tài liệu Chất thơ trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng (Qua một số tác phẩm tiêu biểu) (Trang 79)