Giọng trữ tình sâu lắng

Một phần của tài liệu Chất thơ trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng (Qua một số tác phẩm tiêu biểu) (Trang 121)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.3.2. Giọng trữ tình sâu lắng

Ma Văn Kháng vốn là một nhà văn yêu cái đẹp trong cái bi hùng, trong sự dang dở của cuộc đời. Nhà văn tìm kiếm trong các mảnh đời bất hạnh tình người cao đẹp: ‘‘Thôi thúc tôi viết bao giờ cũng là cái đẹp thật xúc động, cao cả, thật khiêm nhường và lớn lao trong hoàn cảnh đau buồn nhất. Tôi gửi gắm niềm tin yêu của tôi vào tất cả những cay đắng xót xa của các thân phận. Bằng cách đó tôi biểu lộ tình yêu với cái đẹp của cuộc sống”. Xuất phát từ vấn đề đó ông là “nhà văn có cảm xúc trước cái đẹp, giọng điệu trữ tình Ma Văn Kháng thường là vẻ đẹp tự thân của các đối tượng, đó là vẻ đẹp của những con người say mê lý tưởng’’ [65; 50].

Trong tiểu thuyết của ông giọng trữ tình thể hiện trong việc đi sâu vào đời sống tâm hồn để phát hiện những vẻ đẹp cao cả, những nỗi đau đời và bi kịch của con người hiện đại. Ma Văn Kháng đã dành nhiều trang viết trữ tình sâu lắng ngợi ca cái đẹp trong hồn người, phát khởi trong đáy sâu của miền đam mê: “Tự nâng cuốn sổ tay. Vẫn cơn say của một kẻ nhập cuộc hết mình, nhưng lúc này là

một cơn cảm thông thần diệu và một trực giác trực khởi. Tự bỗng như run rẩy cả đến mỗi đầu ngón tay” [27; 9]. Trong những giây phút hiếm hoi trong cuộc đời nhiều gian truân và bất hạnh của Tự, anh vẫn có những khoảng khắc lãng mạn thể hiện thú ham mê cái đẹp của tạo vật bên ngoài: “Đã có lúc Tự chợt buông trang sách, nằm nghe gió mùa về đập cành cành trên cành me khô nơi sân thượng, ngẩn ngơ một nuối tiếc hoặc phiêu diêu vào đám sương hồi ức hoặc lãng đãng buồn lo về thực tại. Nằm một chỗ mà tâm hồn tỏa bốn phương. Còn thú thẩm mỹ nào bằng! Còn hạnh phúc nào hơn” [27; 14]. Bất cứ hoàn cảnh nào tâm hồn của Tự cũng tỏa ra một tâm hồn nhạy cảm, biết nhận và say mê cái đẹp, Tự bỏ qua những thực tại đau buồn để đến với học trò. “Trong những giây phút như thế Tự giao tiếp với học trò, ngắm mình qua mấy chục tấm gương phản chiếu. Khi ấy Tự thấy đẹp, hùng mạnh và cao quý biết bao, Tự thấy nghề giáo đẹp xiết bao. Tâm hồn tự tỏa sáng đẹp một cách lạ lùng” [27; 42]. Ma Văn Kháng đem đến hiện thực đầy cảm hứng lãng mạn mộng mơ, luôn tôn trọng dòng chảy tự nhiên trong đó ẩn chứa vẻ đẹp vĩnh hằng.

Với Trọng trong Mưa mùa hạ, nhà văn miêu tả vẻ đẹp ngoại hình: “Vai rộng, mái tóc đen cứng xõa trước trán, hai con mắt dài sáng tươi” lẫn vẻ đẹp trí tuệ của anh: “Trọng hướng tới sự trong sáng tột cùng... Duy lí nhưng Trọng là một gã trai nồng nhiệt nội tâm, chân thật với chính mình” [34; 56]. Và Trọng đã tự nói với Loan khẳng định niềm say mê hướng tới cái đẹp: “Anh thích vẻ đẹp hùng tráng, lớn lao. Anh không ưa sự tầm thường cạn hẹp... Ngày và đêm cuộc sống nơi đây, anh dào dạt ước muốn hướng tới cái đẹp, sự trong sáng” [34; 136]. Thiêm trong Gặp gỡ ở La Pan Tẩn tỏa sáng, ánh sáng của lòng tin và sự cống hiến của một trí thức chân chính, hố pẩu Giàng Gìn Chin đã thốt lên: “Thầy hai mươi tuổi, đẹp đẽ, cao ráo, mắt sáng trưng, môi hồng tươi, mặt đầy như mâm bạc, cử chỉ ôn nhu, đúng là con nhà gia giáo” [38; 25]. Ngợi ca và tôn vinh vẻ đẹp của những con người cao cả và giàu khát vọng lớn lao là điều mà nhà văn Ma Văn Kháng quan tâm và dành nhiều tâm huyết.

thống dân tộc, sự ngợi ca cái đẹp tạo thành những giá trị đạo đức bền vững của dân tộc góp phần hình thành giọng điệu trữ tình trong tiểu thuyết của nhà văn. Luận ở Mùa lá rụng trong vườn đã có những cảm nhận về sự nghèo khó ở bộ quần áo vá, trước dáng hình mỏi mệt của vợ, trước vẻ đẹp thánh thiện đó, Luận nhìn Phượng tràn ngập yêu thương: “Cùng với tiếng nước chảy xè xè, Luận nghe tiếng nói của Phượng trong mùi thơm dậy nồng nàn của hoa hoàng lan trước đêm hè” [32; 244]. Tình yêu thương người vợ nhân hậu, thủy chung, tình yêu của Luận và Phượng vượt lên trên tình yêu đôi lứa, tình nghĩa vợ chồng thông thường để hướng đến sự kết nối với tinh thần dân tộc và tình nhân loại: “Phượng à, cuộc sống chung của chúng mình đã được mười năm và trong mười năm đó ba nghìn sáu trăm ngày vất vả của em. Anh tự hỏi: cái gì tạo nên sức mạnh của em trong những ngày đó? Có phải đó là lòng nhân hậu, sự kiên nhẫn chịu đựng, đức hy sinh cao quý và sức chống chọi cứng cỏi, bền bỉ của em không? Từ em đang tỏa ra vẻ đẹp mạnh mẽ, bình dị và tự nhiên. Anh cảm thấy tin yêu cuộc sống hơn, vì có em bên cạnh, Phượng à” [32; 327]. Tình yêu đất nước nhân dân bắt đầu từ nghĩa tình gia đình và con người, đến tinh thần ái quốc đứng trên lập trường của đạo nghĩa truyền thống của dân tộc, Luận đã có những suy nghĩ rất sâu sắc về tinh thần dân tộc đó: “Dân tộc mình sống có nghĩa, có tình sâu sắc, một nghĩa tình gừng cay, muối mặn, tao khang, vì đã qua lửa đạn, gian truân. Em cứ nghĩ mà xem: không có lòng nhân hậu, vị tha, sự hy sinh và nhẫn nại thì làm sao có tình yêu được! Bây giờ, trong những ngày đất nước khó khăn này” [32; 175]. Không bó hẹp trong tư duy đơn giản thông thường mà anh còn thể hiện tấm vóc lớn lao hơn, Luận có tầm bao quát vượt lên tầm dân tộc: “Em ạ! Dân mình khổ quá... Có lẽ không có dân tộc nào khổ như dân tộc mình. Trong hoàn cảnh ấy, con người muốn sống được phải có tình yêu thương lớn lao, cao thượng lắm em ạ” [32; 174]. Giọng trữ tình bộc lộ tấm lòng thành kính biết ơn cuộc đời, biết ơn những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc khi ông Bằng thành kính trước bàn thờ tổ tiên: “Con vẫn văng vẳng nghe đâu đây lời giáo huấn của ông cha, tiên tổ. Con

vẫn đinh ninh ghi khắc công ơn sinh thành dưỡng dục của thầy mẹ, gia tộc, ông bà, cha mẹ, tổ tiên, con như thấy từ trong tâm linh, huyết mạch sự sinh sôi nảy nở, phúc thọ an khang của con cháu đời đời nối tiếp trong cộng đồng dân tộc yêu thương” [32; 86]. Ma Văn Kháng ngợi ca con người trong niềm hoan hỷ vì con người được xem là sống tự thân đúng nghĩa với tên gọi của từ này. Vẻ đẹp tình người được thể hiện rõ trong những trang viết về Tự: “Hạnh phúc lớn lao nhất, không gì sánh nổi và căn nguyên của bất hạnh đời anh, đều là ở chỗ đó - cái thiên tính, thiên chức làm người của anh” [27; 181].

Giọng điệu trữ tình, thiết tha sâu lắng được thể hiện qua việc miêu tả ngôi thứ nhất. Những cảm nhận của Duy về bà trong giọng điệu tha thiết, rưng rưng: “Nhưng bà ơi, vắng bà rồi, mà cháu vẫn có bà. Ơn bà mãi mãi cháu để hai vai. Bà nhịn cho chúng cháu ăn, bà lạnh cho chúng cháu ấm. Bà bế bồng, dìu dắt chúng cháu đi qua những năm tháng cách trở lừa lọc, phản trắc, bất công. Bà đưa chúng cháu qua nơi hỗn độn đến nơi an bằng” [39; 300]. Và sự cảm nhận tình cảm của người bà nơi Duy: “Bà là sự nhẫn nhịn, là lòng hỷ xả, là tuyết sạch giá trong, là tình thương, là lẽ phải, là sự cứng cỏi kiên trình. Bà là tiên giáng trần đã che chở cưu mang chúng cháu bằng tình yêu thương và phép huyền nhiệm, thần kỳ” [39; 300]. Trong những năm tháng tủi hờn đó, hình ảnh người bà trở thành điểm tựa tinh thần cho Duy và Thảm. Không nhận được nhiều từ xã hội, nhưng họ đã vượt lên trên gian khó, cô đơn và lẻ loi như một bài thơ giàu cảm xúc ngợi ca tinh thần của con người, đã vượt lên trên cái bất hạnh, khổ đau để khẳng định sức sống bất biệt của mình. Đó là niềm tin, sự lạc quan về con người của Ma Văn Kháng.

Bên cạnh đó, không ít trang viết về thiên thiên đã gợi những xúc cảm. Thiên nhiên với hình sắc giàu chất thơ là một trong những tiết tấu ngoại cảnh minh họa cho quan niệm và cảm quan của nhà văn về cái thiên nhiên nội tình trong lòng người. Sự rung động chân thành trước thiên nhiên là biểu hiện triết lý và chất thơ về tâm hồn con người, trong mối quan hệ với thế giới bên ngoài con

người. Thiên nhiên mang tính người và hình sắc tâm trạng, tâm hồn, nhân cách mỗi con người. Thiên nhiên trong các sáng tác của các nhà văn như Tô Hoài, Nguyễn Tuân, Lan Khai,… có phong vị miền núi. Nhưng đến với Ma Văn Kháng thiên nhiên giàu chất thơ và chất trữ tình sâu đậm.

Thiên nhiên trong các tiểu thuyết viết về vùng núi cao Tây Bắc mang phong vị trữ tình thơ mộng, chứa đựng sự hoang dã, hoang sơ trong quan hệ biện chứng với con người. Những câu văn giàu chất thơ, nhịp điệu, câu văn dài, tỷ lệ thanh bằng trong các câu văn chiếm tỷ lệ nổi trội hơn so với các câu kể thông thường khi nói đến phong tục, sinh hoạt: “Mặc tất cả những gì đã xảy ra, chiều vẫn xuống êm ả và trăng rằm vẫn khoan thai, bát ngát bờ song Chẩy. Mặt trăng tròn hồng nhẹ như chiếc đèn lồng lơ lửng giữa hai hẻm núi xanh mơ… Sông Chẩy lặng lẽ buông thả dòng nước mềm mại xanh màu xanh rừng nhuốn ánh trăng vàng, lấp lánh như xa tanh. Hàng cơi nghiêng nghìn con mắt lá khép mở lim dim trong gió nhẹ” [26; 359]. Thiên nhiên mơ mộng trong những đoạn văn như thế tác giả thường hay dùng các các cảm thán để biểu lộ cảm xúc: “Thị trấn Mường Thông ở trên độ cao 1.000 mét, không ngờ đẹp thế! Mùa thu già nhuộm da trời xanh biếc. Không khí mát rượi và sực mùi nhựa thông. Thông hợp thành từng vùng rừng đặc chủng xanh rì, reo vi vu trong gió thu tươi rờn” [35; 32]. Thiên nhiên nhiều khi giàu tính chất phồn thực: “Cây cối định hình một vóc dáng gọn ghẽ sau một mùa hè nắng lửa mưa dầu hối thúc sinh sôi, Không còn có vẻ náo nhiệt tưng bừng ở mõi ngọn cây, chồi búp. Nhưng thấp thoáng đó đây, vẫn thấy những bắp chuối rừng nở đỏ chon chót, bừng sáng cả tầng rừng âm u” [35; 195]. Thiên nhiên trong Mùa Lá rụng trong vườn, không bao quát những không gian rộng lớn, bó hẹp trong vườn nhà ông Bằng nhưng đủ hương sắc bốn mùa, khi xuân về: “Trong thành lặng, hoa các loài hoa từ cúc, nhài đến nhãn, vải bốc tỏa, thơm nồng dậy. Không khí trong sạch tĩnh mịch lạ, đến nỗi thấy phảng phát cả một dải hương hoàng lan từ đầu phố về hội họp” [32; 179].

tâm nhân vật ở mỗi tác phẩm. Những cảm xúc của Tự trong khi nhớ về những kỷ niệm như một dòng chảy cảm xúc thiết tha và xúc động: “Tự nhớ xiết bao kỳ thi đầu tiên của đời mình, khi Tự chỉ là một chú bé chín tuổi ấu thơ. Kỳ thi sơ học yếu lược, cái cảm xúc trọn vẹn về niềm hạnh phúc chưa từng biết, nỗi sợ sệt trong trẻo nhất của tuổi hoa niên suốt đời in đậm trong tâm khảm anh” hay giây phút nghẹt thở cả con tim khi học trò bước vào môn thi văn: “Ôi! Một thời trẻ dại, những xúc động đầu tiên của một trái tim non nớt và hoàn toàn trong sạch, chưa hề chai sạn và còn hoàn toàn xa lạ với mọi thói tệ xấu xa. Phút giây ứ nghẹn khi nghe trống điểm giờ thi môn thứ nhất” [27; 174].

Chất giọng trữ tình đằm thắm, nó là sự biểu hiện từ hình tượng nghệ thuật, từ tâm hồn yêu cái đẹp và dào dạt tình cảm của nhà văn, thái độ chân thành và ngợi ca cuộc sống của Ma Văn Kháng. Lối đi riêng tạo thành những giá trị bền vững bởi sự kết hợp hài hòa giữa giá trị tự thân hiện hữu của cuộc sống và tâm hồn giàu xúc cảm của nhà văn tạo thành lối văn vừa giàu chất hiện thực vừa giàu chất thơ trong tiểu thuyết. Đó là sự bền vững, là sức sống lâu bền trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng.

Một phần của tài liệu Chất thơ trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng (Qua một số tác phẩm tiêu biểu) (Trang 121)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w