Đi tìm cái đẹp trong dòng đời sinh hóa hồn nhiên

Một phần của tài liệu Chất thơ trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng (Qua một số tác phẩm tiêu biểu) (Trang 69)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1.Đi tìm cái đẹp trong dòng đời sinh hóa hồn nhiên

Ma Văn Kháng là nhà văn suốt đời mải mê đi tìm cái đẹp trong con người, trong đời sống, như con ong chăm chỉ ngày ngày hút nhụy hoa và dâng hiến mật ngọt cho đời: “Ma Văn Kháng là nhà văn cầu toàn, biết chắt chiu cái đẹp, mải miết đi tìm cái đẹp ẩn tàng trong nhưng góc khuất của đời sống. Cái đẹp từ trong bi kịch, trong đớn đau” [49]. Cái đẹp mà nhà văn tìm kiếm được nó vốn có trong dòng đời sinh hóa hồn nhiên, nhà văn tâm sự: “Tôi yêu cái đẹp trữ tình trong thể bi hùng, trong sự dang dở trên con đường hoàn thiện một vẻ đẹp thực sự nhân tính” [49]. Những trang viết của Ma Văn Kháng là sự trải nghiệm quan sát đời sống để phát hiện, ngợi ca cái đẹp. Nguyễn Ngọc Thiện đã rất chí lý nhận xét về Ma Văn Kháng: “Là nhà giáo, có điều kiện mở rộng diện tiếp xúc với những mảng hiện thực đời sống tươi ròng, phập phồng nhịp đập trái tim, thấm đẫm mồ hôi và nước mắt của người đời, chứa đựng trong đó bao vấn đề thiết cốt thuộc nhân sinh, thế sự đương thời gần gũi ta, ám ảnh ta” [88]. Trong khát vọng tìm kiếm, nhà văn đã phát hiện vẻ đẹp trong đời sống mưu sinh của người dân. Đó là hình ảnh người dân chống lại nạn lụt trong Mưa mùa hạ: hình ảnh cụ Ruân, đội trưởng Ngoạn “da bánh mật, lòng trong sáng, dung dị”, Trọng say mê công việc, … Tất cả đã như dào dạt với niềm vui hồ hởi chiến thắng bọn mối phá hoại gây lũ lụt: “Thế đấy! Trong lòng hố tựa như vừa xuất hiện một gã trai vui tính. Kìa! Anh chàng còn huýt sáo! Rõ là cái gã kỹ sư hay đăm chiệu trong suy tưởng và đời sống thu hết vào bên trong này đang ở vào thời điểm hiếm hoi” [34; 199]. sự nỗ lực và niềm vui trong công việc khiến mọi người quên đi những ưu tư tĩu nặng trước cuộc sống. Không những Trọng trong Mưa mùa hạ mà hình ảnh của Tự ở Đám cưới không có giấy giá thú toát lên tinh thần đẹp đẽ và ánh hòa quang tỏa rạng quanh anh, chỉ có thể là Tự, chỉ có thể là một tâm hồn dâng hết mình, tâm huyết với nghề và gắn bó say mê văn chương nghệ thuật Tự mới có những giây phút bên ngoài cuộc đời nhiều gian truân bi kịch của mình, một nét hồn

nhiên của con người hiếm hoi trong dòng chảy đục trong của cuộc sống xô bồ đang gõ cửa căn nhà anh. Ý thức, tình yêu nghề khiến Tự dường như quên đi hàng rào vẩn đục của đời sống khốn khó đang bủa vây anh. Đó là cuộc bình văn giàu chất nhân văn trong cái nghèo túng khốn khó của Tự. Niềm say mê khiến Tự như lạc sang một thế giới khác: “Tự nâng cuốn sổ tay. Vẫn là cơn say của một kẻ nhập cuộc hết mình, nhưng lúc này là một sức cảm thông thần diệu và một trực giác đột khởi. Tự bống như run rẩy đến cả đầu mỗi ngón tay” [27; 9]. Đó là hình ảnh những giây phút say mê văn chương thể hiện khát vọng gắn bó với văn chương để cống hiến hết mình cho học trò thân yêu. Đó là khát vọng “vượt lên trên bờ cõi và giới hạn”. Những giây phút hiếm hoi Tự trở lại đúng bản thể của con người mình với niềm hạnh phúc hiếm hoi trong dòng đời nhiều oan khổ: “Đã có lúc Tự chợt buông trang sách, nằm nghe gió mùa về đập cành quả me già trên cành khô nơi sân thượng, ngẩn ngơ và tiếc nuối, hoặc phiêu diêu vào đám sương mây hồi ức, hoặc lãng đãng vào những buồn lo về thực tại. Nằm một chỗ mà hồn tỏa bốn phương. Còn thú thẩm mỹ nào bằng! Còn hạnh phúc làm người nào hơn! Victor Hugo nói Je reste chez moi et je suits heureux. Tôi ở tại nhà tôi và tôi sung sướng. Không sai” [27; 15].

Trong cuộc sống giản dị hàng ngày, con người hiện hữu vẻ đẹp rạng ngời bởi niềm say mê lao động. Gia đình Lý đón một cái tết trong không khí ấm cúng cùng mọi thành viên trong gia đình. Lý làm việc trong hào hứng, biểu hiện của một con người thích lao động, đem đến cho người khác niềm vui. Đó là hành vi khao khát được hiến dâng, một nét đẹp của con người bình dân trong cuộc sống hàng ngày mà nhà văn Ma Văn Kháng đã cố công tìm kiếm. Nhìn Lý say sưa, công việc nội trợ cuốn hút lấy chị không một chút sao nhãng: “Trời! chị Lý, bàn tay chị là bàn tay vàng. Trong chị lọc thịt kìa: Lưỡi dao bài mỏng như cái lá lúa, sục vào tảng thịt, rạch rạch, tở từng lát dài gọn như xén, trông đã phát thèm… Mắt nhìn, miệng nói mà hai tay mềm mại thoăn thoắt vần chuyển, tăm tắp trong mọi động tác” [32; 39]. Sau những giây phút lao động, Lý thưởng cho mình giây

phút ngắn ngủi tận hưởng thành quả của mình và không kém phần hãnh diện. Hiện thực chạm ngõ của giới hạn thông tục đời thường nhưng, cái chất đời ấy khiến con người phơi lộ nét đẹp hồn nhiên: “Lý thật hoạt, thật vui, thật khéo, thật là người làm chủ công việc. Lý cười ha hả, cười hết cỡ và hoàn toàn tự nhiên, không bị ràng buộc, ăn nói thật bỗ bã, lắm khi thật bặm trợn mà vẫn không chối tai” [32; 39,40]. Có thể nói, trong khi thực hiện chức tránh của mình, Lý đã toát lên vẻ đẹp, niềm say mê với sự tận lực, tháo vát và tài hoa: “Chưa ở đâu Lý hiện lên vẻ đẹp toàn vẹn như ở công việc này. Chị thực hiện cái thiên chức cao quý của mình với niềm say mê vô cùng, tận tụy vô cùng. Không một dấu vết của sự cẩu thả, tắc trách” [32; 71]. Hay những khi nhìn Lý say đắm trong cơn hưng phấn bất ngờ khi nhìn vẻ đẹp của mình tỏa rạng trong gương: “Cười nhỏn nhẻn, chị nhìn xuống ngực, ngăm hia bên sườn mình và người như bừng nở trong một cơn hưng phấn bất ngờ. Cái áo thật là đẹp! Áo liền mũ. Vải téc-len, màu sô-cô- la, cao sang từ chất vải tới màu sắc, kiểu cách” [32; 10]. Đó còn là giây phút Tự nhìn Xuyến say sưa trong sự mê đắm về vật chất mà Tự thấy thương cảm, sự xuất hiện của cái tủ mà Xuyến chắt chiu sắm được hiện diện trong gia đình anh như một báu vật bên cái xềnh xoàng của căn phòng: “Nó là báu vật phát sáng. Nó lung linh hồn ngọc ngà và thân tình. Giữa cuộc sống xám nhờ những âu lo dằn vặt của Xuyến, nó là một hạnh phúc quá tầm, là cái ước ao mong đợi bất ngờ Xuyến được hưởng” [27; 295,296]. Sau này anh tự vấn “không ai có thể cấm cô ấy say mê vật chất miễn là không phương hại đến cộng đồng”. Tự thương cảm và thấy thương cho Xuyến “hoan hỉ trước cái tủ ly mới sắm mà thấy tội nghiệp”, “rụt rè trong cái bát họ,

Yêu thương như một nét đẹp truyền thống muôn đời của người dân Việt Nam. Lòng yêu thương con người trong đạo nghĩa dân tộc không vì luận lý, sự ràng buộc của các định chế xã hội mà lòng yêu thương đó có nguồn cơn trong tiềm thức của, sự yêu thương và đến với con người bằng lòng yêu thương như biểu hiện của một nét đẹp trong cuộc đời nhiều ngang trái và khổ đau. Biểu hiện

của tình yêu thương con người toát lên tinh thần của mối quan hệ cộng hưởng của người với người trong môi trường xã hội, trong khả năng trường tồn và ý nghĩa sự sống trong chính cái nền tảng ấy. Ma Văn Kháng đã thực sự xúc động trước tình yêu thương đồng loại và xem đó như tình cảm hồn nhiên của con người mang theo cả sự hân hoan trong chào đón lẫn nỗi đau khổ vì không được dáp ứng tính cảm ấy. Hơn ai hết Ma Văn Kháng tha thiết và khao khát kiếm tìm tấm lòng trong trắng hồn nhiên của con người. Ông rất “thích những trang viết hồn nhiên” về đời sống của con người. Tình yêu đôi lứa với sự hăm hở đáng yêu và giàu tính chất nhân bản của con người là một kiểu biểu hiện như thế. Đây là cách nhà văn miêu tả chuyện tình cảm của Tự và Xuyến trong những ngày chưa cưới nhau, nhìn Xuyến hồn nhiên đến với Tự trong cảm giác vừa yêu thương vừa cướp đoạt hết sức dạn dĩ, biểu hiện của sự tìm kiếm niềm vui trong ái tình và nhục dục như một niềm đam mê và lẽ sống của kiểu người như Xuyến: “Cô cười khinh khích: Đêm qua em thấy anh hủ hóa với em! Và tự động trút bỏ bộ quần áo của mình và cởi hộ áo quần của anh. Không một chút xấu hổ, cô kích động thú nhục dục ở anh. Anh là ngọn lửa được khơi. Cáo ổ rơm nhặm nhuội rối bời, nhàu nát trong cuộc quần thảo do cô khởi xướng” [27; 292,293]. Và tình yêu của Tự với Phượng - cô học trò để lại ấn tượng không bao giờ phai trong anh. Đó là dư vị tình yêu trong trắng ngây thơ, một tình yêu chân tình và không chút vụ lợi. Dẫu sao trong tình cảm của anh và Xuyến, nguồn cơn say mê nhục thể đã kéo Tự đi theo vòng xoáy của cuộc tình không hứa hẹn một đời sống hạnh phúc lứa đôi. Vượt qua khỏi những ràng buộc, hai lần Thiêm đến với tình yêu và ra đi trong nỗi thất vọng, tình yêu của anh gắn với sự cao cả trong tình cảm, đắm chìm trong niềm hoan lạc, một sự kiếm tìm hăm hở của con người theo tiếng gọi của vô thức của cả ngàn đời thúc dục trong anh. Tình yêu của Thiêm đã dành cho Seo Mùa, với người đàn bà là vợ của Quốc Thanh. Tình cảm và sự thúc dục của thú đam mê của Thiêm không được cắt nghĩa trên tình thần của luân lý mà chỉ có thể cảm thông, chấp nhận và dâng hiến trên miền đất của nữ thần tình ái trong cái tôi bản

năng chất chứa và bùng phát của ngọn lửa khát vọng trong con người, của con người và của bản chất dòng đời sinh hóa hồn nhiên.

Không những miêu tả phương diện tình cảm mà Ma Văn Kháng còn khám phá con người giàu khát vọng vươn lên như thể hiện bản năng muôn đời của bản chất sinh tồn. Trọng lạc quan về tương lai và thể hiện vẻ đẹp hồn nhiên không toan tính của tuổi trẻ với khả năng cống hiến và tận hiến không đắn đo vụ lợi. Tự lạc quan về xã hội và số phận con người, Tự không thể tin được mình bị vùi dập, bị hắt hủi trong cuộc mưu sinh, vô tư trong đời sống gia đình, vô tư trong đời sống mưu sinh, Tự không mảy may nghi ngờ cả những người rắp tâm hãm hại mình, kể cả người vợ phản bội. Luận lạc quan về tương lai của dân tộc của đời sống gia đình, anh không mảy may nghi ngơi sự biến đổi khốc liệt của cuộc sống bên ngoài. Thiêm lạc quan về tình người, về lòng người về tương lai, về xã hội mà không biết mình bị hãm hại. Sự hồn nhiên của con người trong tình dục với sự hăm hở của con người vào đời sống bản năng với nhiều lạc thú giàu chất thơ. Đó là sự vận động tất yếu của dòng chảy cuộc sống diễn ra một cách hồn nhiên. Môi trường ấy có mối quan hệ gắn bó hữu sinh với đời sống tình cảm của con người, với bản chất vô thức hiện hữu cả ngàn đời. Con người vốn là bản thể hồn nhiên trong đời sống của chính mình, đây là bản nét lạc quan của nhà văn Ma Văn Kháng trong cảm hứng sáng tạo về con người giàu chất nhân văn và tinh thần cao cả.

Một phần của tài liệu Chất thơ trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng (Qua một số tác phẩm tiêu biểu) (Trang 69)