Sử dụng BTTN để rèn luyện kỹ năng phán đoán kết quả thí nghiệm.

Một phần của tài liệu Sử dụng bài tập thí nghiệm để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tư duy trong dạy học phần sinh học cơ thể Sinh học 11 (Trang 69 - 70)

Bài tập dùng để dạy bài: Hô hấp ở thực vật

Bước 1: GV giới thiệu bài tập. Bài tập:

Ngâm khoảng 200g đậu xanh trong nước. Khi hạt bắt đầu nảy mầm chia làm 2 phần, một phần đem luộc chín để nguội. Lấy 2 bình thủy tinh có nắp :

Bình 1 : chứa hạt đậu đã luộc, đậy chặt nắp. Bình 2: chứa hạt đậu đang nảy mầm, đậy chặt nắp bình và cho vào mỗi bình một cây sáp

Hình 2.24. TN hô hấp ở thực vật

Bước 2: HS tự lực làm việc.

- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 3-4 HS

Bước 3: Tổ chức thảo luận trên lớp.

HS cần phân tích được các điều kiện và nguyên liệu tiến hành TN, trên cơ sở đưa ra các phán đoán về kết quả thí nghiệm. HS phải đưa ra được lý do vì sao có phán đoán đó và giải thích được kết quả thí nghiệm.

GV có thể đưa ra thêm câu hỏi thảo luận:

+ Nếu dùng nước vôi trong cho vào hai bình lúc bắt đầu TN mà không dùng 2 ngọn nến như TN trên thì có thể hiện được quá trình hô hấp ở thực vật không? Nếu được thì ta sẽ thu được kết quả như thế nào? Giải thích?

Bước 4: HS kết luận, GV chính xác hóa kiến thức.

Đối với bình đựng hạt nảy mầm thì nến tắt Đối với bình đựng hạt chết thì nến tiếp tục cháy.

Giải thích: Bình đựng hạt đang nảy mầm, nến tắt do trong bình không có khí O2. Nguyên nhân là do quá trình hô hấp của hạt nảy mầm đã hấp thụ hết O2 trong bình. Còn đối với bình đựng hạt chết thì quá trình hô hấp không xảy ra nên trong bình vẫn còn O2 làm cho nến tiếp tục cháy.

HS nghiên cứu nội dung đã được GV chính xác hóa, phân tích điểm đạt và chưa đạt của mình và hoàn thiện kỹ năng.

Một phần của tài liệu Sử dụng bài tập thí nghiệm để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tư duy trong dạy học phần sinh học cơ thể Sinh học 11 (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w