Yêu cầu: Phân tích các TN, so sánh sự giống nhau và khác nhau về kết quả
giữa các TN hoặc giữa TN và đối chứng, giải thích được vì sao có sự giống nhau và khác nhau đó. Từ đó, rút ra kiến thức cần khám phá, hoặc củng cố, hoàn thiện và nâng cao kiến thức đã học.
Bài tập 1:
Hai bạn Hoa và Hương làm 2 thí nghiệm như sau:
Bạn Hoa: Lấy một cành hoa cúc trắng, cắt cẩn thận theo chiều dọc của cành cây thành 2 nửa cành cây (cho cành hoa vào trong thau nước và cắt). Cắm một nửa cành cây vào một ống chứa nước màu đỏ và nửa cành cây còn lại vào ống chứa nước có hòa vài giọt mực xanh.
Hình 2.15. TN trao đổi nước ở thực vật
Em hãy so sánh kết quả của 2 thí nghiệm. Giải thích kết quả từng thí nghiệm. Nêu mục đích của 2 thí nghiệm trên.
(bài: Trao đổi nước ở thực vật)
Bài tập 2:
Cho vào 4 cốc thủy tinh có đánh số 1, 2, 3, 4 cùng 1 lượng nước như nhau và đánh dấu mức nước trong mỗi cốc.
Cắt 2 cành của cùng một cây có số lá tương đương nhau. Một cành còn nguyên lá cắm vào cốc số 1, một cành được ngắt hết lá cắm vào cốc số 2. Sau đó rót một lớp dầu ăn mỏng vào cốc số 1, 2, 3. Để tất cả các cốc ở nơi có ánh sáng.
Điều gì sẽ xảy ra trong TN trên sau 3 giờ. Lý giải kết quả quan sát được. Nêu vai trò của dầu ăn trong TN trên. Cốc số 4 có vai trò gì trong TN này ? Nêu mục đích của TN trên.
Hình 2.16. Trao đổi nước ở thực vật
Bài tập 3:
Một bạn tiến hành thí nghiệm như sau: Chuẩn bị 2 phần đậu xanh nảy mầm: 1 phần còn sống, một phần đã luộc chín. Cho 2 phần đậu này vào 2 bơm kim tiêm và lấy bì nilong bịt kín đầu mũi kim.
Hình 2.17. Thí nghiệm về hô hấp ở thực vật
Để 2 ống kim tiêm này vào trong tối. Sau 10 giờ, lấy 2 ống này ra sục vào 2 cốc nước vôi trong.
Em hãy so sánh kết quả TN ở 2 cốc nước vôi trong? Giải thích kết quả thí nghiệm.
(Bài: Hô hấp ở thực vật)
Bài tập 4:
Một bạn tiến hành thí nghiệm như sau:
Chậu 1: Trồng các hạt đậu mới này mầm xung quanh chậu, giữa chậu có đặt một bình xốp đựng phân bón (N, P, K)
Chậu 2: Trồng các hạt đậu mới nảy mầm xung quanh chậu, giữa chậu có đặt một bình xốp đựng hóa chất độc (arsenat, fluorua).
Tưới nước đều đặn hàng ngày, sau một thời gian khi cây có nhiều lá, tiến hành nhổ một số cây ở 2 chậu
Em hãy cho biết sự khác nhau của các cây ở 2 chậu đó? Giải thích? (bài: Trao đổi khoáng và nitơ ở thực vật)
Một bạn tiến hành thí nghiệm như sau:
Thí nghiệm 1: gieo đậu xanh trong một chai nhựa có phủ lớp bông ẩm, treo chai nằm ngang. (Hình 2.18 A)
Thí nghiệm 2: gieo đậu xanh trong một chai nhựa có phủ lớp bông ẩm, treo nghiên chai. (Hình 2.18 B)
Hình 2.18. TN tính hướng nước của rễ cây đậu xanh
So sánh sự phát triển rễ của 2 thí nghiệm trên
Nếu ta đục lỗ mặt dưới của chai nhựa (phía có bông gòn), rễ cây sẽ phát triển như thế nào? Tại sao?
(bài: Hướng nước)
Bài tập 6:
Một bạn tiến hành trồng cây đậu trong chậu rồi treo chậu nghiêng như hình. Cây chỉ được tưới nước ở phía đáy bình. Sau một thời gian bạn ấy thu được kết quả.
Hình 2.19: Thí nghiệm chậu cây treo nghiêng
Em hãy so sánh sự phát triển của các cây đậu ở các vị trí khác nhau trong chậu? Vì sao lại có kết quả đó? Mục đích của TN
(bài: Hướng động)
Có 1 TN được tiến hành trên lá rau khoai theo các bước như sau:
Hình 2.20. Thí nghiệm ở lá rau khoai
Bước 1: Lấy một chậu trồng cây khoai lang để vào chỗ tối trong 2 ngày.
Bước 2: Dùng 1 băng giấy đen bịt 1 phần lá ở cả 2 mặt (hình 2.20A) và để chậu cây ngoài sáng khoảng 5 giờ.
Bước 3: Ngắt lá, bỏ băng giấy đen, cho vào cồn 90 0 đun sôi cách thủy (hình 2.20B).
Bước 4: Vớt ra, rửa sạch trong cốc đựng nước ấm. Bỏ lá vào trong cốc đựng thuốc thử tinh bột (dung dịch Iod)
Hãy so sánh kết quả TN giữa các phần được che giấy đen và không che của lá rau khoai sau khi xử lý (hình 2.20C)? Giải thích. Mục đích tiến hành TN trên là gì ?
(Bài: Quang hợp)
Bài tập 8:
Quan sát hình ảnh TN về tập tính ở động vật, bạn Hà cho rằng hình 2.21A và 2.21B đều là ví dụ cho tập tính bẩm sinh.Theo em, ý kiến của bạn Hà đúng hay sai ? Tại sao ?
(
(C (B
Hình 2.21. Thí nghiệm về tập tính của động vật
(Bài: Tập tính của động vật)
Bài tập 9:
Người ta đã làm 2 TN sau:
TN 1: Thả 1 con chim bồ câu vào lồng TN. Trong lồng có một đèn A ở một phía của lồng. Phía bên kia có một lỗ trống B gắn với khay thức ăn. Khi chim bồ câu đi lại trong lồng và vô tình mổ phải đèn A thì thức ăn rơi ra ở lỗ B.
TN 2: Thả 1 con chuột bạch vào lồng TN. Trong lồng có một bàn đạp phía đèn đỏ gắn với thức ăn (bàn đạp 2), một bàn đạp gắn với tiếng còi hú (bàn đạp 1). Khi chuột chạy trong lồng và vô tình đạp phải bàn đạp 2, thức ăn rơi ra. Nếu vô tình đạp phải bàn đạp 1 tiếng còi hú làm chuột hoảng sợ.
Em hãy dự đoán những hành vi tiếp theo của con vật trong 2 TN trên và so sánh các hành vi đó. Nêu mục đích của mỗi TN trên.
Hình.2.22. Thí nghiệm ở bồ câu và chuột bạch
(Bài: Tập tính)
Bài tập 10:
Lấy 2 cành thân thảo cắm vào 2 cốc nước đặt trong 2 hộp như hình 2.23. Hộp 1: cho vào một cành cây cắm trong một cốc nước, đậy chặt nắp bình. Hộp 2: Cho vào một cành cây cắm trong một cốc nước, cho thêm vài quả chín (chuối, xoài..) đậy chặt nắp bình.
( ( 1 2 A B
Hình 2.23. TN về hoocmon ở thực vật
Quan sát hiện tượng xảy ra 1 – 2 ngày sau.
So sánh kết quả 2 hộp TN. Giải thích. Rút ra nhận xét. (bài: Hoocmon ở thực vật)
Bài tập 11:
Bạn Hùng tiến hành 2 thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Lấy hạt phấn của cây bí rắc lên đầu nhụy của hoa bầu. - Thí nghiệm 2: Lấy hạt phấn của cây bí rắc lên đầu nhụy của hoa bí.
Theo em, trong 2 thí nghiệm trên, thí nghiệm nào xảy ra hiện tượng thụ phấn, thụ tinh? Trường hợp nào có thể cho quả? Vì sao?
(Phân biệt: thụ phấn và thụ tinh)