Yêu cầu: HS nêu mục đích TN, dụng cụ và vật liệu tiến hành TN, mô tả được
cách tiến hành TN hoặc cách thức bố trí TN, tiến hành TN và giải thích được kết quả TN. Đối với dạng bài tập này HS có thể đưa ra nhiều phương án TN khác nhau nhưng nếu đúng đều có thể chấp nhận, đây là một trong số các bài tập phát huy được tính sáng tạo của HS một cách có hiệu quả.
Bài tập 1:
Với các dụng cụ và nguyên liệu sau: 2 bình thủy tinh có nắp đậy, 2 cây nến, 100g đậu xanh nảy mầm còn sống, 100g đậu xanh nảy mầm đã luộc chín em hãy thiết kế thí nghiệm để thể hiện quá trình hô hấp ở thực vật.
Hình 2.33. Dụng cụ và nguyên liệu của thí nghiệm hô hấp ở thực vật
(bài: Hô hấp ở thực vật)
Bài tập 2:
Cho các vật liệu, dụng cụ và hóa chất sau: lá rau khoai, cối, chày sứ, giấy lọc, phễu lọc, bình chiết, aceton, benzene em hãy thiết kế thí nghiệm tách chiết sắc tố từ lá và tách các nhóm sắc tố bằng phương pháp hóa học để chứng minh mỗi loại sắc tố tan tốt trong một loại dung môi hữu cơ nhất định.
Hình 2.34. Dụng cụ, vật liệu và hóa chất cho TN tách chiết sắc tố
Bài tập 3:
Với các dụng cụ và nguyên liệu sau: 2 chai nhựa, đậu xanh, dây nilong, bông gòn, nước. Em hãy thiết kế 2 thí nghiệm chứng minh tính hướng nước của rễ cây. Từ đó hãy giải thích các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm.
(bài: Hướng động)
Bài tập 4:
Bạn Hưng quan sát thấy trong thiên nhiên có những hiện tượng như ở hình 2.35.
Hình 2.35. Thí nghiệm về trao đổi nước
Bạn thắc mắc không biết đó là hiện tượng gì ? Với nguyên liệu và dụng cụ sau: chậu cây nhỏ, túipôlyêtilen không màu và dây buộc, em hãy thiết kế TN về hiện tượng trên để giải đáp thắc mắc cho bạn Hưng.
(Bài : Trao đổi nước ở thực vật)
Bài tập 5:
Một bạn sau khi quan sát kết quả TN như hình đã đưa ra nhận xét: “Đây là TN chứng minh tính hướng đất dương của rễ và tính hướng đất âm của chồi ngọn”
Hình 2.36. Thí nghiệm ở cây đậu xanh
Theo em ý kiến của bạn đó đúng hay sai? Em hãy tiến hành TN như trên để chứng minh điều đó?
(bài: Hướng động)
Bài tập 6:
Sau khi quan sát bạn Hùng thiết kế TN chứng minh cây quang hợp thải khí O2
như hình 2.37.
Bạn Nam có ý kiến : “ Tớ không cần các dụng cụ của phòng TN, chỉ cần một chai nhựa, một cái bong bóng, nước và một vài cành rong là đủ để bố trí TN rồi ”.
Theo em, bạn Nam đã thiết kế TN như thế nào từ các dụng cụ đơn giản trên ? (Bài : Quang hợp)
Hình 2.37. Thí nghiệm về quang hợp
Bài tập 7:
Cho 3 mẫu vật: củ khoai lang, củ khoai tây, lá bỏng và chậu đất ẩm. Em hãy bố trí thí nghiệm để chứng minh khả năng sinh sản sinh dưỡng của mỗi loại trên? Qua thí nghiệm, dấu hiệu nào giúp em phân biệt được đâu là thân củ và rễ củ?
Hình 2.39. Dụng cụ thí nghiệm Thức ăn
Dụng cụ gõ
Hình 2.38. Mẫu vật thí nghiệm
( bài: Sinh sản vô tính ở thực vật)
Bài tập 8:
Từ kiến thức lí thuyết được học về sự thành lập phản xạ có điều kiện, tương tự như thí nghiệm tiết nước bọt ở chó (Theo Pavlop).
a. Cho các dụng cụ: thức ăn, dụng cụ gõ như hình, em hãy thiết kế một thí nghiệm về sự thành lập phản xạ có điều kiện tương tự ở cá.
b. Phản xạ có điều kiện này được thành lập sau bao nhiêu lần kết hợp lặp lại việc sử dụng các dụng cụ trên? Rút ra kết luận gì từ thí nghiệm?
(Củng cố: Phản xạ)
Bài tập 9:
Bạn Liên cho rằng: Có 1 loại hocmon có tác dụng làm rụng lá
Bạn Hà không đồng ý với ý kiến của bạn Liên: Rụng lá chỉ là một quá trình sinh lý của cây.
Từ các nguyên liệu và dụng cụ sau: 2 hộp nhựa có nắp đậy, chuối chín, 2 nhánh cây có lá, 2 ca nhựa, nước em hãy thiết kế thí nghiệm để chứng minh ý kiến nào đúng? Giải thích kết quả thí nghiệm.
Hình 2.40. Dụng cụ thí nghiệm hocmon thực vật
(bài: Hoocmon thực vật)
Bài tập 10:
Với các dụng cụ và nguyên liệu sau: vài cốc chứa nước, vài cành cây nhỏ có số lá tương đương nhau của cùng một cây, dầu ăn.
Hình 2.41. Dụng cụ thí nghiệm quá trình thoát hơi nước
Em có thể bố trí được bao nhiêu TN chứng minh quá trình thoát hơi nước? (Bài: Trao đổi nước ở thực vật)
Giới thiệu bài tập thí nghiệm
Học sinh tự lực làm việc
Tổ chức thảo luận
Kết luận, chính xác hóa kiến thức, xác định hướng giải quyết hợp lý, học sinh tự hoàn thiện kỹ năng