Qua nghiên cứu, tham khảo của một số tác giả, chúng tôi đã xây dựng quy trình thiết kế BTTN trong dạy học Sinh học gồm các bước như sau:
Giải thích qui trình :
Bước 1: Phân tích mục tiêu chương trình Sinh học 11 đặc biệt chú trọng xác
định các kỹ năng tư duy cần rèn luyện.
Phân tích mục tiêu của chương, bài ở sách giáo khoa, đặc biệt chú trọng mục tiêu về mặt rèn luyện và phát triển kỹ năng tư duy thực nghiệm. Xác định các kỹ năng tư duy cần rèn luyện cụ thể tập trung vào các kỹ năng nhận thức cơ bản: kỹ năng phân tích TN, so sánh kết quả TN, kỹ năng phán đoán – suy luận, thiết kế - đề xuất phương án TN.
Bước 2: Phân tích nội dung chương trình Sinh học 11, xác định các TN có thể
thực hiện được.
Nghiên cứu nội dung của chương và của bài có liên quan đến TN, những TN mà HS có thể làm được. Sau đó, hệ thống hoá lại tất cả các nội dung dạy học có TN và xác định các TN tương ứng với từng nội dung trong chương trình Sinh học ở THPT. Đây là bước định hướng cho việc xây dựng các BTTN.
Bước 3: Tiến hành TN hoặc sưu tầm tư liệu về các TN. Gia công sư phạm để
thiết kế các BTTN rèn luyện các kỹ năng tư duy
Tiến hành các TN đã xác định ở bước 2 để hiểu rõ được điều kiện, diễn biến, kết quả và các tình huống xảy ra trong TN, đồng thời quay phim, chụp ảnh lại tiến trình và kết quả TN để làm tư liệu thiết kế bài tập. Ngoài ra, có thể sưu tầm, tham khảo các tài liệu liên quan (sơ đồ, mô hình, đoạn phim về các TN). Đây là nguồn tư liệu thô rất quan trọng để xây dựng BTTN.
Trên cơ sở nguồn tư liệu thô đã được tích lũy, gia công sư phạm nội dung của TN đang khảo sát về nguyên liệu, dụng cụ TN, điều kiện, các bước tiến hành và kết quả TN để hình thành các dạng BTTN sử dụng trong các khâu của quá trình dạy học. Tùy theo mục đích dạy học, có thể gia công sư phạm để thiết kế thành nhiều dạng BTTN khác nhau.
Bước 4: Sắp xếp thành hệ thống BTTN rèn luyện các kỹ năng tư duy.
Sau khi thiết kế các BTTN, có thể sắp xếp thành hệ thống BTTN theo mục đích dạy học như: BTTN sử dụng trong khâu nghiên cứu tài liệu mới, BTTN sử dụng trong khâu củng cố hoàn thiện - kiến thức và BTTN sử dụng trong khâu kiểm tra - đánh giá.
Hoặc có thể sắp xếp BTTN theo mục đích rèn luyện các kĩ năng tư duy thực nghiệm như: BTTN rèn luyện rèn luyện kĩ năng phân tích kết quả TN; rèn luyện kĩ năng so sánh kết quả TN; rèn luyện kĩ năng phán đoán kết quả TN; rèn luyện kĩ năng thiết kế TN.