Rèn luyện kỹ năng phán đoán kết quả thí nghiệm:

Một phần của tài liệu Sử dụng bài tập thí nghiệm để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tư duy trong dạy học phần sinh học cơ thể Sinh học 11 (Trang 52 - 59)

Yêu cầu: HS phải phân tích các điều kiện TN, các hiện tượng (nếu có) để đưa

ra các phán đoán về kết quả TN. Đưa ra được lí do vì sao có sự phán đoán đó. Làm TN để kiểm chứng các phán đoán. Từ đó, rút ra được kiến thức cần khám phá, hoặc củng cố, hoàn thiện và nâng cao kiến thức đã học.

Bài tập 1:

Ngâm khoảng 200g đậu xanh trong nước. Khi hạt bắt đầu nảy mầm chia làm 2 phần, một phần đem luộc chín để nguội. Lấy 2 bình thủy tinh có nắp :

Bình 1 : chứa hạt đậu đã luộc, đậy chặt nắp. (hình 2.24)

Bình 2: chứa hạt đậu đang nảy mầm, đậy chặt nắp, để vào chỗ tối. Sau một ngày, mở nắp mỗi bình và cho vào cây sáp nhỏ đang cháy. (hình 2.24)

Hình 2.24. TN về hô hấp ở thực vật

Em hãy dự đoán kết quả thí nghiệm. Giải thích kết quả thí nghiệm. (bài: Hô hấp ở thực vật)

Bài tập 2:

GV cho HS xem đoạn phim mô tả thí nghiệm sau: Ngâm khoảng 100g đậu xanh trong nước. Khi hạt bắt đầu nảy mầm chia làm 2 phần, một phần đem luộc chín để nguội. Lấy 2 ống kim tiêm, cho đậu vào và lấy ống nhựa đậy chặt mũi kim tiêm:

Ống 1: gồm hạt đậu đang nảy mầm.

Ống 2: gồm hạt đậu nảy mầm đã luộc chín.

Để 2 ống này trong tối. Sau 10 giờ, lấy 2 ống nghiệm có chứa nước vôi trong, mở ống nhựa ở đầu kim tiêm và đặt khớp với miệng ống nghiệm, đẩy mạnh xilanh của ống tiêm

Hình 2.25. Phim TN hô hấp ở thực vật

(bài: Hô hấp ở thực vật)

Bài tập 3:

Một bạn làm TN như sau: Ngâm khoảng 200g đậu xanh trong nước. Khi hạt bắt đầu nảy mầm chia làm 2 phần, lấy một phần đem luộc chín để nguội. Lấy 2 bình thủy tinh có nắp:

+ Bình 1: chứa hạt đậu đã luộc, đậy bằng nút có lỗ

+ Bình 2: chứa hạt đậu đang nảy mầm, đậy bằng nút có lỗ Cho vào mỗi bình 1 nhiệt kế (cho vào lỗ ở nút bình).

Sau 10 tiếng, quan sát mức thủy ngân ở nhiệt kế cắm trong mỗi bình. Em hãy lý giải kết quả TN và xác định mục đích của TN.

(Nguồn: http://www.tutorvista.com/content/biology/biology-ii/respiration)

Hình 2.26. Thí nghiệm ở đậu xanh

(bài: Hô hấp ở thực vật)

Bài tập 4:

Gieo vài hạt lúa hay đậu vào 3 chậu đất ẩm có đánh số theo thứ tự. Trong đó: Chậu 1: Bón đầy đủ phân N, P, K.

Chậu 2: Bón phân N, P, không bón P. Chậu 3: Không bón phân.

Sự sinh trưởng của cây trong chậu trên sẽ thế nào sau 2 tuần, 4 tuần ? Từ đó rút ra nhận xét về vai trò của phân bón ?

(bài: Trao đổi nước ở thực vật)

Một bạn tiến hành làm thí nghiệm như sau:

Bước 1: Cho 1-2 lá tươi vào 1 chai nhựa, 1 chai để không(không có lá) (hình 2.27A)

Bước 2: Thổi hơi của mình vào cả 2 chai, đậy chặt nắp chai (hình 2.27B) Bước 3: Đặt 2 chai ngoài sáng trong khoảng 2h (hình 2.27C) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 4: Đem hai chai vào, mở nắp, cho nước vôi trong vào cả 2 chai (hình 2.27D)

Theo em hiện tượng gì sẽ xảy ra ở mỗi chai sau khi cho nước vôi trong vào? Giải thích? Nêu mục đích của TN đó.

(bài: Quang hợp)

Bài tập 7:

Cho vào 4 cốc thủy tinh có đánh số 1, 2, 3, 4 cùng 1 lượng nước như nhau và có đánh dấu mức nước trong mỗi cốc.

Cắt 2 cành cây của cùng một cây có số lá tương đương nhau. Một cành cắm vào cốc số 1, một cành lá được bôi 1 lớp mỏng vasơlin lên cả 2 mặt cắm vào cốc số 3. Sau đó, rót 1 lớp dầu ăn mỏng vào cốc 1, 2, 3. Để tất cả các cốc ở nơi có ánh sáng.

Điều gì sẽ xảy ra trong TN trên sau 3h. Giải thích kết quả quan sát được. Nêu mục đích của TN trên.

Hình 2.28. Thí nghiệm trao đổi nước ở thực vật

(Bài: Trao đổi nước ở thực vật)

Bài tập 8:

Nam tiến hành TN như sau: Dùng một túi pôlyêtylen trong bịt kín một cành cây còn đầy đủ lá và một túi pôlyêtylen trong bịt kín một cành cây đã ngắt hết lá như hình 2.29. Cây được để ngoài sáng khoảng 3 giờ thì thu được kết quả.

Hình 2.29. Thí nghiệm về trao đổi nước ở thực vật

Em hãy cho biết kết quả thí nghiệm Nam thu được là gì ? Mục đích của TN? Vì sao khi tiến hành TN cần sử dụng 1 cành còn nguyên lá và 1 cành ngắt bỏ hết lá ?

(Bài: Trao đổi nước ở thực vật)

Bài tập 9:

Một bạn tiến hành thí nghiệm như sau: Trồng một cây mướp, khi cây mướp ra các tua cuốn đặt cạnh tua cuốn một que nhỏ. Sau một thời gian, bạn thu được kết quả như hình 2.30.

Hình 2.30. Thí nghiệm ở cây mướp đắng

Sau khi quan sát kết quả thí nghiệm:

- Bạn Trung cho rằng: Đây là hiện tượng hướng động “hướng tiếp xúc” - Bạn Bảo cho rằng: Đây là hiện tượng ứng động sinh trưởng

Theo em ý kiến nào đúng? Giải thích? Vì sao phía dưới vị trí tua bám tua cuốn uốn cong nhiều vòng như vậy?

(Bài: Hướng động)

Bài tập 10:

Phương quan sát bạn Ngọc làm TN ở củ khoai lang mọc cây (Hình 2.31) như sau:

Đặt củ khoai lang mọc cây trong cốc nước và để bên của sổ (Hình 2.31). Ngọc dự đoán rằng: Thân cây khoai lang sẽ chịu tác động của trọng lực và vài ngày sau thân

cây sẽ mọc cong lên thể hiện tính hướng đất âm. Phương lại dự đoán rằng thân cây sẽ mọc cong về phía cửa sổ thể hiện tính hướng sáng dương.

Theo em ý kiến của hai bạn đã chính xác chưa, vì sao? Ý kiến của riêng em là như thế nào?

Hình 2.31. Thí nghiệm ở củ khoai lang

(Bài: Hướng động)

Bài tập 11:

Bạn Cường làm TN như sau: Dùng tăm bông chạm nhẹ lên đầu một con ốc sên, ốc sên rụt đầu vào vỏ ngay lập tức. Theo em, nếu bạn Cường cứ lặp đi lặp lại hành động này nhiều lần như vậy thì điều gì sẽ xảy ra? Hãy giải thích dự đoán của mình nhé! (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 2.32. Thí nghiệm ở ốc sên

(bài: Tập tính của động vật)

Bài tập 12:

Bạn Quỳnh tiến hành TN “ nhử” cóc như sau:

TN 1: Treo cánh hoa màu xanh (đỏ) đong đưa trước miệng cóc. TN 2: Treo cánh hoa màu trắng đong đưa trước miệng cóc. TN 3: Treo cánh hoa xanh (đỏ) bất động trước miệng cóc.

Em hãy dự đoán kết quả ở các TN trên. Từ đó, rút ra nguyên nhân khiến ếch đớp mồi? TN trên thể hiện loại tập tính nào của lưỡng cư?

(Bài: Tập tính của động vật)

Một phần của tài liệu Sử dụng bài tập thí nghiệm để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tư duy trong dạy học phần sinh học cơ thể Sinh học 11 (Trang 52 - 59)