Yêu cầu: Đối với dạng bài tập này HS phải phân tích được mục đích của các
TN, các điều kiện tiến hành TN, kết quả TN, trên cơ sở đó giải thích được kết quả của các TN đã tiến hành. Từ đó, rút ra được kiến thức cơ bản cần khám phá, hoặc củng cố, hoàn thiện và nâng cao kiến thức đã học.
Bài tập 1:
Một bạn làm TN như sau: Ngâm khoảng 200g đậu xanh trong nước. Khi hạt bắt đầu nảy mầm chia làm 2 phần, một phần đem luộc chín để nguội. Lấy 2 bình thủy tinh có nắp :
Bình 1 : chứa hạt đậu đã luộc, đậy chặt nắp.
Bình 2: chứa hạt đậu đang nảy mầm, đậy chặt nắp. Sau một ngày, mở nắp và cho vào mỗi bình một cây sáp nhỏ đang cháy. Quan sát kết quả TN ở hình 2.1, em hãy giải thích hiện tượng xảy ra trong TN. Xác định mục đích của TN trên
Bài tập 2:
Lan và Hương làm thí nghiệm như sau:
Lấy một chai nhựa đổ đầy nước, cho vào chai khoảng 10 nhánh rong đuôi chồn. Sau đó, dùng một bong bóng bịt chặt miệng chai lại. Dùng bóng đèn 500w chiếu sáng chai (hoặc đặt chai ở nơi có nắng gắt). Sau 30 phút có kết quả như hình 2.2.
Em hãy cho biết tại sao bong bóng phồng lên ? Mục đích TN của 2 bạn trên là gì ? Theo em, 2 bạn còn phải làm thao tác nào nữa để hoàn thành TN của mình ?
Hình 2.2. Thí nghiệm ở rong
(Bài: Quang hợp)
Bài tập 3:
Lấy vài cành rong đuôi chó cho vào 2 ống nghiệm úp trong 2 cốc nước đầy (hình 2.3). Để 1 cốc ở chỗ tối hoặc lấy hộp kín úp lên (cốc 1), 1 cốc ở ngoài ánh sáng (cốc 2).
Hiện tượng gì sẽ xảy ra sau 2 giờ ở 2 cốc trên? Giải thích.
Hình 2.3. Thí nghiệm quang hợp ở thực vật
Bài tập 4:
Bạn Nam tiến hành 2 thí nghiệm như sau:
+ Thí nghiệm 1: lấy 1 chuông thủy tinh kín úp lên cây đang phát triển tốt
+ Thí nghiệm 2: lấy 1 chuông thủy tinh úp lên cây đang phát triển tốt đồng thời đặt trong chuông thêm 1 con chuột.
Sau 1 thời gian cây ở thí nghiệm 1 bị chết, cây ở thí nghiệm 2 vẫn còn sống. Em hãy giải thích kết quả thí nghiệm trên và cho biết thí nghiệm đó nói về vai trò của quá trình gì?
( bài: Quang hợp ở thực vật)
Bài tập 5:
Hai bạn An và Bình đã tiến hành 2 thí nghiệm sau:
Bạn An: tiến hành trồng cây đậu và đặt cây trong điều kiện đầy đủ ánh sáng, nhiệt độ, dinh dưỡng và những điều kiện thiết yếu khác. Qua 1 thời gian thì cây sinh trưởng và phát triển nhanh hơn so với cây trồng cùng thời gian nhưng sống trong điều kiện thiếu một hay nhiều nhân tố trên
→ Bạn An kết luận: cây muốn sinh trưởng và phát triển tốt thì phải có đầy đủ các điều kiện như ánh sáng, nhiệt độ…
Bạn Bình: tiến hành trồng 2 cây đâu: 1 cây đặt ngoài sáng và 1 cây đặt trong tối. Sau 1 thời gian quan sát thì cây mọc trong tối cao hơn cây ngoài sáng
→ Bạn Bình kết luận: cây không cần ánh sáng vẫn sinh trưởng và phát triển tốt
Theo em kết luận của bạn nào đúng? Giải thích kết quả thí nghiệm của 2 bạn? Mục đích của 2 thí nghiệm trên là gì?
(bài: Sinh trưởng ở thực vật)
Bài tập 6:
Một bạn bố trí thí nghiệm về sự sinh trưởng của cây đậu trong hộp kín có khoét các lỗ và cho kết quả như hình 2.4.
a. Em hãy phân tích kết quả thí nghiệm trên? Theo em, TN này chứng minh điều gì ở thực vật?
b. Ý nghĩa của hiện tượng này là gì? Những cây sống trong điều kiện nào thường có hiện tượng này?
Hình 2.4. Thí nghiệm về sự sinh trưởng của cây đậu xanh
(Bài: Hướng sáng)
Bài tập 7:
Nga làm thí nghiệm như sau:
Giã nhuyễn 2-3g lá rau khoai và một ít dung dịch aceton. Sau đó lọc qua phễu cho vào ống nghiệm, thêm 1 lượng bezen gấp đôi lượng dịch chiết rồi lắc đều. Sau vài phút quan sát Nga thu được kết quả như hình 2.5.
Em hãy cho biết mục đích của thí nghiệm. Dựa vào nguyên tắc nào để tách được các nhóm sắc tố ra khỏi hỗn hợp sắc tố?
Bài tập 8:
Hải quan sát bạn Quang làm TN ở củ khoai lang mọc cây (Hình 2.6 A) như sau: Đặt củ khoai lang mọc cây trong cốc nước và để ngoài sáng. Sau 3 ngày được kết quả như ở hình 2.6 B. Hải cho rằng bạn Quang làm TN chứng minh tính hướng sáng của cây.
Theo em ý kiến của bạn Hải đã chính xác chưa, vì sao?
Hình 2.5. Tách chiết sắc tố
Hình 2.6. Thí nghiệm về hướng động
(Bài: Hướng động)
Bài tập 9:
Bạn Lan làm TN như sau:
Lấy 4 cành hoa trắng (cúc, huệ, tulip, …) và cắm vào 4 cốc chứa nước có màu thực phẩm: hồng, đen, cam và xanh.
Quan sát và giải thích hiện tượng. Nêu mục đích TN của Lan.
Hình 2.7. Thí nghiệm trao đổi nước ở thực vật
(Bài: Trao đổi nước ở thực vật)
B A
Bài tập 10:
Cho một ít phân bón N, P, K gói vào giấy thấm, đặt vào đáy ly nhựa nhỏ có đâm thủng lỗ. Đặt ly nhựa vào chính giữa cây, gieo hạt đậu vào 2 bên ly nhựa. Sau một tuần nhổ cây lên quan sát.
Em có nhận xét gì về hướng của rễ cây đối với ca nhựa có chứa N, P, K? Giải thích kết quả
Hình 2.8. Thí nghiệm ở cây đậu xanh
(bài: Trao đổi khoáng và nitơ ở thực vật)
Bài tập 11:
Trồng hoa mười giờ trong điều kiện bình thường đầy đủ nước, phân bón, ánh sáng. Quan sát sự nở hoa vào những hôm trời nắng gắt và những hôm trời không có nắng. Phân tích sự nở hoa trong những trường hợp trên. Xác định nhân tố ảnh hưởng đến sự ra hoa trong TN trên.
Hình 2.9. Thí nghiệm quan sát sự nở hoa ở hoa mười giờ
Bài tập 12:
Bạn Ngân dùng túi polyetylen chụp lên 1 nhánh của cây đậu rồng rồi buộc miệng túi lại và đặt cây ngoài sáng. Sau một thời gian bạn Ngân quan sát thấy có hiện tượng như hình 2.10.
Bạn Lan cho rằng TN trên của bạn Ngân đã chứng minh sự thoát hơi nước của cây.
Theo em ý kiến trên đúng hay sai? Vì sao? Em hãy giải thích cơ chế của TN trên.
Hình 2.10. Thí nghiệm trao đổi nước (đậu rồng)
(bài: Thoát hơi nước ở thực vật)
Bài tập 13:
Có hai bạn đã tiến hành các TN sau:
+ Bạn Lan dùng chuông thủy tinh úp lên chậu cây cà chua. Sau 1 đêm thấy có hiện tượng như ở hình 2.11A.
+ Bạn Hòa dùng túi pôlyêtylen chụp lên tán cây, rồi buộc chặt miệng túi vào gốc cây và đặt cây ngoài sáng. Sau 1 thời gian thấy có hiện tượng như ở hình 2.11B.
(B (
B A
Hình 2.11. Thí nghiệm về trao đổi nước ở thực vật
Quan sát kết quả của 2 TN trên, có ý kiến cho rằng: 2 bạn Lan và Hòa thực hiệnTN chứng minh sự thoát hơi nước của cây. Theo em, ý kiến trên đúng hay sai ? Nhận xét của riêng em về mục đích của 2 TN trên ?
Bài tập 14:
Bạn Quỳnh đã làm TN như sau: dùng tăm bông chạm nhẹ lên đầu một con ốc sên (2.12A), ốc sên rụt đầu vào trong vỏ ngay lập tức (2.12B). Nhưng có một hình ảnh trong TN cho thấy ốc sên không thèm rụt đầu vào vỏ khi tăm bông chạm vào (2.12C).
Em hãy lý giải kết quả ở hình 2.12C. Xác định mục đích TN của bạn Quỳnh? Em hãy làm TN để kiểm chứng kết quả nhé!
Hình 2.12. Thí nghiệm ở ốc sên
(Bài: Tập tính)
Bài tập 15:
Người ta tiến hành TN như sau:
Thiết kế một hộp TN trong đó có một cầu thang, hai ống nhựa được bố trí như ở hình 2.13A, thả vào hộp một chú chuột bạch. Nếu chú chuột đi được 1 vòng: bò qua thang, chui vào ống trắng và ống đen thì được thưởng thức ăn như ở hình 2.13B.
Hình 2.13. Thí nghiệm ở chuột bạch
(Bài: Tập tính động vật)
Theo em,TN trên chứng minh cho loại tập tính nào của động vật. Hãy nêu nội dung của loại tập tính đó. Em hãy thiết kế TN tương tự với vật nuôi là chó hoặc mèo để kiểm chứng.
Bài tập 16:
Bạn Bình tình cờ quan sát thấy trên lá của cây hoa đá đã rụng có một chồi cây mọc lên.
Hình 2.14. Sinh sản vô tính ở cây hoa đá
Bình thắc mắc không biết đây là hiện tượng gì?
Em hãy giải đáp thắc mắc của bạn Bình? Giải thích vì sao lại có hiện tượng đó? (Bài: Sinh sản vô tính ở thực vật)