Sử dụng BTTN để rèn luyện kỹ năng so sánh kết quả thí nghiệm.

Một phần của tài liệu Sử dụng bài tập thí nghiệm để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tư duy trong dạy học phần sinh học cơ thể Sinh học 11 (Trang 68 - 69)

Bài tập này dùng để dạy phần II.3: Hướng nước, bài “Hướng động”.

Bước 1: GV giới thiệu bài tập. Bài tập:

Một bạn tiến hành thí nghiệm như sau:

Thí nghiệm 1: gieo đậu xanh trong một chai nhựa có phủ lớp bông ẩm, treo chai nằm ngang. (hình 2.39A)

Thí nghiệm 2: gieo đậu xanh trong một chai nhựa có phủ lớp bông ẩm, treo nghiên chai. (hình 2.39B)

Hình 2.18. TN ở cây đậu xanh

So sánh sự phát triển rễ của 2 thí nghiệm trên. Nêu mục đích TN

Ở TN 2, nếu thành chai nhựa có bông ẩm đươc đục nhiều lỗ em hãy dự đoán rễ cây đậu sẽ sinh trưởng như thế nào? Tại sao?

Bước 2: HS tự lực làm việc.

- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 3-4 HS

Bước 3: Tổ chức thảo luận trên lớp.

Khi so sánh HS phải giải thích được vì sao có sự phát triển rễ khác nhau ở 2 TN trên.

Bước 4: HS kết luận, GV chính xác hóa kiến thức.

Mục đích TN: chứng minh tính hướng nước của rễ cây

TN1: Rễ mọc vươn dài đều về mọi phía trên đáy chậu do đặt chậu nằm ngang nên nguồn nước dưới đáy chậu là như nhau nên rễ mọc vươn đều ra mọi phía. (hình 2.40A)

TN2: Rễ mọc vươn ra khá xa, hướng về phía đáy nghiên của chậu nơi có nhiều nước do rễ cây có tính hướng nước nên ở chậu này rễ cây mọc vươn dài ra và hướng về phía đáy chậu phía bên thấp hơn nơi có nguồn nước nhiều hơn. (hình 2.40B)

Hình 2.42. Kết quả TN ở cây đậu xanh

Ở TN 2, nếu thành chai nhựa có bông ẩm đươc đục nhiều lỗ, rễ cây đậu sẽ sinh trưởng mọc chui qua các lỗ ra ngoài thể hiện tính hướng đất, sau đó rễ lại có mọc vươn về các lỗ để hướng tới nguồn nước.

HS nghiên cứu nội dung đã được GV chính xác hóa, phân tích điểm đạt và chưa đạt của mình và hoàn thiện kỹ năng.

Một phần của tài liệu Sử dụng bài tập thí nghiệm để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tư duy trong dạy học phần sinh học cơ thể Sinh học 11 (Trang 68 - 69)