Sử dụng bài tập thí nghiệm để rèn luyện kĩ năng thiết kế thí ngiệm:

Một phần của tài liệu Sử dụng bài tập thí nghiệm để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tư duy trong dạy học phần sinh học cơ thể Sinh học 11 (Trang 70 - 73)

Bài tập dùng để củng cố khái niệm phản xạ có điều kiện

Bước 1: GV giới thiệu bài tập nhỏ đang cháy

Hình 2.39. Dụng cụ thí nghiệm Thức ăn

Dụng cụ gõ

Bài tập:

Từ kiến thức lí thuyết được học về sự thành lập phản xạ có điều kiện, tương tự như thí nghiệm tiết nước bọt ở chó (Theo Pavlop).

a. Cho các dụng cụ: bể nuôi cá vàng, thức ăn cho cá, dụng cụ gõ như hình 2.42, em hãy thiết kế một thí nghiệm về sự thành lập phản xạ có điều kiện tương tự ở cá.

b. Phản xạ có điều kiện này được thành lập sau bao nhiêu lần kết hợp lặp lại việc sử dụng các dụng cụ trên? Rút ra kết luận gì từ thí nghiệm?

Bước 2: HS tự lực giải bài tập thí nghiệm, qua đó rèn luyện các kỹ năng thực hành thí nghiệm.

(Đây là TN cần thời gian dài có thể cho HS tiến hành TN ở nhà) Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4 người.

Bước 3: Tổ chức thảo luận toàn lớp:

- Mỗi nhóm tiến hành thảo luận để đưa ra ý kiến riêng của nhóm mình, vì bài tập ở dạng thiết kế thí nghiệm, HS có thể đưa ra nhiều kết quả khác nhau. Yêu cầu: khi thiết kế TN phải nêu được mục đích thí nghiệm, nguyên vật liệu TN, cách thức tiến hành, dự đoán kết quả và bố trí được TN. GV lựa chọn một phương án hay nhất để trình bày mẫu cho các em.

Bước 4: HS kết luận, GV chính xác hóa kiến thức.

Dựa trên kết quả TN của HS, GV chính xác hóa phương án thí nghiệm đúng. Học sinh theo dõi, phân tích điểm đạt, chưa đạt và hoàn thiện kĩ năng.

Với TN trên: có thể chính xác cách làm như sau: a. Làm TN với cá cảnh:

- Sử dụng kết hợp tín hiệu có điều kiện và tín hiệu không điều kiện trong nhiều lần tương tự thí nghiệm của Paplov.

+ Gõ lên thành bể cá trước khi cho thức ăn vào bể để cá ăn, lặp đi lặp lại trong nhiều lần

+ Chỉ gõ lên thành bể cá, cá vẫn nổi lên là thành công.

b. Yêu cầu HS thông qua quan sát, nhận xét số lần lặp lại để thành lập được phản xạ có điều kiện.

Kết luận: Phản xạ có điều kiện cần có tiền đề cơ sở là phản xạ không điều kiện và có sự kết hợp giữa tác nhân kích thích có điều kiện trước khi có tác nhân kích thích không điều kiện.

HS nghiên cứu nội dung đã được GV chính xác hóa, phân tích điểm đạt và chưa đạt của mình và hoàn thiện kỹ năng.

Một phần của tài liệu Sử dụng bài tập thí nghiệm để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tư duy trong dạy học phần sinh học cơ thể Sinh học 11 (Trang 70 - 73)