Không ngừng bồi dưỡng năng lực sư phạm và chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lí

Một phần của tài liệu quản lí dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở Trung tâm giáo dục thường xuyên trong giai đoạn hiện nay (Trang 79)

đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên

3.2.3.1. Mục đích

- Xây dựng đội ngũ giáo viên yêu nghề, quý trẻ, có tinh thần trách nhiệm trong việc đào tạo thế hệ trẻ, luôn phấn đầu trở thành người giáo viên có tay nghề vững vàng, trình độ chuyên môn giỏi đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp giáo dục nói chung.

- Trung tâm là cơ sở tạo điều kiện để mỗi giáo viên tự học, tự bồi dưỡng; mỗi giáo viên phải xác định đúng đắn mình vừa là thày cũng vừa là trò, cần phải nỗ lực vươn lên.

- Bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên sẵn sàng đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ mới, đặc biệt là có đủ khả năng đáp ứng với công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.

3.2.3.2. Nội dung và phương pháp tiến hành

Điều 80 của Luật giáo dục có ghi “Nhà nước có chính sách bồi dưỡng nhà giáo về chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao trình độ và chuẩn hóa nhà giáo. Nhà giáo được cử đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ”

Đội ngũ giáo viên giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu và kế hoạch đào tạo, quyết định đến chất lượng giáo dục nói chung và dạy học nói riêng. Thực trạng năng lực đội ngũ giáo viên ở các TTGDTX không đồng đều, nên cũng ảnh hưởng không ít tới mục tiêu giáo dục toàn diện trong tình hình mới. Vì vậy để đáp ứng với yêu cầu mới của giáo dục, việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nâng cao trình độ cho giáo viên là cần thiết. Giám đốc cần có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên và lâu dài cho đội ngũ giáo viên, tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên được tham dự các lớp bồi dưỡng.

- Hàng năm Ban giám đốc trung tâm phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao trình độ cho giáo viên. Trên cơ sở kế hoạch chung, các tổ nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch triển khai trong năm phù hợp với đặc thù của bộ môn. Kế hoạch hóa chương trình bồi dưỡng theo chương trình bồi dưỡng của Bộ và của Sở, theo chương trình chuyên môn nghiệp vụ của từng người. Mọi thành viên đều có kế hoạch tham gia vào việc học tập, bồi dưỡng theo chu kỳ, theo chuyên đề, theo các lớp huấn luyện…

Căn cứ vào xếp loại đánh giá giáo viên hàng năm và yêu cầu mới, xác định nội dung cần bồi dưỡng với tổ và từng giáo viên. Các nội dung của kế hoạch cần rõ ràng: nâng cao kiến thức chung cập nhật kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, năng lực sư phạm; đổi mới phương pháp dạy học; tự học tự bồi dưỡng; tổ chức các lớp bồi dưỡng; có kế hoạch phát triển đội ngũ.

- Tăng cường chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn ở các tổ, phát huy vai trò của tổ chuyên môn, thường xuyên dự giờ, trao đổi kinh nghiệm. Thống nhất các tổ nhóm chuyên môn nội dung sinh hoạt gắn liền với các bài, các chương cụ thể của chương trình, qua đó chọn các phương pháp dạy học phù hợp. Tích cực tổ chức và chỉ đạo các chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học, khuyến khích và tạo điều kiện cho giáo viên mạnh dạn chủ động đổi mới. Có kế hoạch bố trí các tổ trưởng chuyên môn, giáo viên nòng cốt đi học nâng cao trình độ, các tổ trưởng chuyên môn được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lí có thể cho đi học lớp quản lí ngắn hạn để lấy chứng chỉ.

- Thực hiện đúng kế hoạch dự giờ theo quy định, triển khai rút kinh nghiệm các tiết dự giờ trong thời gian sớm nhất, qua các tiết dự giờ giáo viên trao đổi nội dung, kiến thức, phương pháp, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Người góp ý cần động viên giáo viên dạy, chỉ ra mặt mạnh, mặt còn hạn chế, song cần phân loại và đánh giá đúng giáo viên, để họ biết mình phải tự bồi dưỡng.

- Tổ chức hội thảo cải tiến phương pháp giảng dạy và học tập theo hướng lấy người học làm chủ thể trong quá trình nhận thức, tổ chức hội thảo ở tất cả các bộ môn văn hoá.

- Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, cụ thể mỗi bộ môn sẽ có từ 1 đến 2 tiết trình chiếu trong 1 tháng; hằng năm cần tổ chức các lớp bồi dưỡng tin học từ trình độ thấp đến đáp ứng yêu cầu giảng dạy. Phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học và tích cực sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học.

- Tổ chức phát động các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt thông qua các dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn: 20-10, 20-11, 22-12, 03/2, 26-3, 30-4, 01-5,… có tổng kết, đánh giá và động viên kịp thời các điển hình tốt.

- Tổ chức các hội giảng, hội thi xử lý các tình huống sư phạm, thi giáo viên giỏi cấp cơ sở và cấp tỉnh, cấp Bộ (khi có điều kiện). Đi sâu giúp đỡ giáo viên mới ra trường, giáo viên yếu kém về chuyên môn nghiệp vụ thông qua hình thức kèm cặp giúp đỡ, tăng cường trao đổi, sinh hoạt chuyên môn và dự giờ thăm lớp, giao nhiệm vụ.

- Chỉ đạo và tổ chức công tác nghiên cứu khoa học, động viên khuyến khích các giáo viên tham gia viết sáng kiến khoa học, nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học để nâng cao hiệu quả của giảng dạy, giáo dục.

- Khuyến khích giáo viên tự học, tự bồi dưỡng. Tạo điều kiện cho giáo viên có nhu cầu để đào tạo nâng cao trình độ, bằng cấp cao hơn ở các cơ sở giáo dục khác.

-Căn cứ vào kế hoạch cụ thể của tổ, cá nhân và thực tế triển khai, qua kiểm tra đánh giá phát hiện những tồn tại chưa thực hiện, chưa phù hợp với kế hoạch, những việc chưa làm được từ đó kịp thời điều chỉnh, uốn nắn, sửa chữa để kế hoạch thực hiện được. Tất cả các nội dung của kế hoạch đề ra đều được báo cáo, đánh giá đúng để duy trì kỷ luật lao động.

Giám đốc trung tâm cần quan tâm hơn đến việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nâng cao phẩm chất và năng lực của họ, bởi họ là nhân tố quyết định sự thành công của việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục; Vai trò, nỗ lực, bản lĩnh, sự vận động của chính mỗi thầy cô mới là yếu tố quyết định nhất đến thành công của quá trình dạy học; xây dựng cho mình một ý thức và thái độ tự học, tự rèn luyện thường xuyên và luôn khát khao được thể hiện mình trước đồng nghiệp và học viên.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện

- Cần có quy định nội bộ cụ thể về công tác bồi dưỡng năng lực sư phạm và chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên; đồng thời có kế hoạch cụ thể hằng năm cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ.

- Đưa vào tiêu chuẩn đánh giá thi đua với những tiêu chí cụ thể về công tác bồi dưỡng năng lực sư phạm và chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên.

- Tạo mọi điều kiện về thời gian, kinh phí và cơ sở vật chất hiện có phục vụ cho công tác bồi dưỡng năng lực sư phạm và chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên.

Một phần của tài liệu quản lí dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở Trung tâm giáo dục thường xuyên trong giai đoạn hiện nay (Trang 79)