Thực trạng về hoạt động dạy học của giáo viên

Một phần của tài liệu quản lí dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở Trung tâm giáo dục thường xuyên trong giai đoạn hiện nay (Trang 50)

- Về cơ cấu đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên

Đội ngũ giáo viên ở các trung tâm GDTX tuy đã đạt chuẩn theo quy định của Luật giáo dục, xong còn bộc lộ những bất cập: vừa thiếu, vừa yếu và không đồng bộ.

Bảng 2.4. Thống kê số lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên của các Trung tâm GDTX tỉnh Ninh Bình qua một số năm học

Năm học 2010 - 2011 2011 - 2012 2012 - 2013

Các bộ phận SL Biên chế đồngHợp SL Biên chế đồngHợp SL Biên chế đồngHợp

BAN GIÁM ĐỐC 24 24 0 24 24 0 24 24 0 GIÁO VIÊN Toán 35 18 17 33 19 17 29 14 15 Lý 23 15 8 22 17 5 20 16 4 Hoá 21 13 8 22 13 9 17 11 6 Sinh 16 7 9 16 9 7 16 11 5 Văn 37 16 21 37 17 20 34 19 15 Sử 18 8 10 18 8 10 17 9 8 Địa 18 10 8 17 9 8 15 11 4 NN 32 0 32 27 0 27 23 0 23 GDCD 3 1 2 4 1 3 2 1 1 Tin 10 0 10 10 0 10 8 1 7 GV nghề 4 3 1 4 3 1 5 3 2 Nhân viên 45 16 29 45 14 31 45 18 27 Tổng 286 131 155 279 134 148 255 138 117

(Nguồn: Sở GD&ĐT Ninh Bình)

Bảng thống kê cho ta thấy đội ngũ tham gia giảng dạy ở các trung tâm còn nhiều giáo viên hợp đồng, số giáo viên biên chế tuy có tăng lên từ năm học 2010- 2011 nhưng còn ít và thiếu chủng loại.

Về đội ngũ giáo viên hợp đồng có thể chia làm 3 đối tượng: Đối tượng thứ nhất là những giáo viên chưa được tuyển dụng, đối tượng này có sự nhiệt tình cao, có trách nhiệm, thích ứng với yêu cầu đổi mới, tuy nhiên kinh nghiệm còn hạn chế và chưa yên tâm với nghề nghiệp. Đối tượng thứ hai là giáo viên đã về nghỉ hưu được mời đến để tham gia giảng dạy, đối tượng này có kinh nghiệm trong dạy học, có tinh thần trách nhiệm, xong khó thích ứng với các vấn đề mới về nội dung chương trình cũng như phương pháp dạy học. Đối tượng thứ ba là những giáo viên đang giảng dạy ở các trường phổ thông, đối tượng này có trình độ tốt, có phương

pháp và kinh nghiệm giảng dạy, tuy vậy tinh thần trách nhiệm của một số giáo viên chưa thật cao, lịch trình lên lớp đôi khi bị thay đổi thất thường gây xáo trộn nền nếp dạy học.

- Về hoạt động giảng dạy của giáo viên

Bảng 2.5. Giáo viên tự đánh giá về việc thực hiện các hoạt động dạy học

TT Nội dung thực hiện Mức độ Điểm

trung Thứ bậc Tốt Trung bình Chưa tốt 1 Giáo viên nắm vững chương

trình, không thay đổi, cắt xén nội dung chương trình

75 22 3 2,72 1

2 Giáo viên lập kế hoạch dạy học theo tuần, tháng, học kỳ theo đúng tiến độ, đúng yêu cầu

56 35 9 2,47 4

3 Giáo viên chuẩn bị hồ sơ giáo án

trước khi lên lớp 56 32 12 2,44 5

4 Tham gia thao giảng, dự giờ, rút

kinh nghiệm 60 27 13 2,47 3

5 Đánh giá đúng kết quả học tập

của học viên 43 36 21 2,22 8

6 Thực hiện nề nếp chuyên môn 51 34 15 2,36 6

7 Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao

trình độ chuyên môn 36 51 23 2,33 7

8 Sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học 22 45 33 1,89 9

9 Tham gia các khóa bồi dưỡng 48 27 25 2,23 2

Qua bảng 2.5 cho thấy:

Đa số giáo viên nắm vững chương trình; không thay đổi, cắt xén nội dung chương trình. Ngay từ ngày đầu của năm học, giáo viên đã nắm bắt ngay được chương trình cần phải thực hiện, có ý thức thực hiện đúng quy định của bộ môn và mục tiêu chương trình đã đề ra.

Nói chung giáo viên lập kế hoạch dạy học theo tuần, tháng, học kỳ theo đúng tiến độ, đúng yêu cầu. Việc chuẩn bị hồ sơ, giáo án trước khi lên lớp, tham gia thao

giảng, dự giờ và rút kinh nghiệm giờ dạy đánh giá thực hiện ở mức trung bình khá; hầu hết giáo viên đã thực hiện dự giờ theo đủ số tiết quy định. Tuy nhiên việc đúc rút kinh nghiệm thông qua dự giờ hiệu quả chưa thật tốt do giáo viên trong nhóm chuyên môn ở mỗi môn học trong các TTGDTX ít, thậm chí có lúc giáo viên bộ môn chỉ có một người.

Giáo viên tham gia các lớp bổi dưỡng thực hiện chưa tốt. Nguyên nhân chính là ý thức tham gia bồi dưỡng của mỗi giáo viên; hình thức bồi dưỡng còn đơn điệu; năng lực của một số báo cáo viên còn hạn chế.

Việc đánh giá kết quả học tập của học viên ở một số giáo viên còn dễ dãi, có khi còn lỏng lẻo, chưa phản ánh thực chất. Nhưng nhìn chung giáo viên cũng nhận thức được việc đánh giá thực chất sẽ giúp học sinh cố gắng hơn.

Giáo viên tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn; sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học được đánh giá tỷ lệ trung bình và chưa tốt. Do sức ép của công việc, số giáo viên hợp đồng lại nhiều chưa yên tâm nghề nghiệp nên ý thức tự học, tự bồi dưỡng chưa cao, chưa giành thời gian thoả đáng cho việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; việc chuẩn bị để sử dụng thiết bị và đồ dùng rất hạn chế.

Một phần của tài liệu quản lí dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở Trung tâm giáo dục thường xuyên trong giai đoạn hiện nay (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w