Để kiểm chứng tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất ở trên, tác giả đã khảo nghiệm bằng phương pháp trưng cầu ý kiến với 100 người, trong đó có 24 đồng chí là cán bộ quản lí và 76 đồng chí là giáo viên có kinh nghiệm của 8 trung tâm GDTX tỉnh Ninh Bình. Số lượng và cơ cấu thành phần được thể hiện dưới bảng 3.1 sau:
Bảng 3.1. Tổng hợp số cán bộ quản lí và là giáo viên được trưng cầu ý kiến
Đối tượng xin ý kiến Số người Giới tính Trình độ học vấn Tuổi Nam Nữ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Bình quân Cao nhất Thấp nhất CBQL 24 15 9 2 22 0 46,4 59 32 Giáo viên 76 24 52 12 64 0 35 55 30 Tổng số 100 39 61 14 86 0 39,2 59 30
- Tính cần thiết được thể hiện ở ba mức độ: Rất cần thiết; cần thiết; không cần thiết - Tính Khả thi được thể hiện ở ba mức độ: Rất khả thi; khả thi; không khả thi Với mức độ đánh giá như trên, tác giả đã thu được kết quả khảo sát bằng bảng 3.2 dưới đây:
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
TT Tên biện pháp Đánh giá Mức độ cần thiết (%) Mức độ khả thi (%) Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1
Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên về tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng dạy học
98 2 0 98 2 0
2
Tổ chức lao động một cách khoa học trong đội ngũ cán bộ, giáo viên
96 4 0 86 14 0
3
Không ngừng bồi dưỡng năng lực sư phạm và chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên
98 2 0 91 9 0
4 Tích cực chỉ đạo việc đổi mới
phương pháp dạy học 95 5 0 82 18 0
5
Tổ chức, chỉ đạo dạy học theo hướng tăng thời lượng học tập và phân hóa đối tượng, GV hướng dẫn HV học tập hiệu quả
92 8 0 81 19 0
6
Tăng cường quản lí nề nếp, kỉ cương trường học và xây dựng môi trường làm việc tích cực, thân thiện
95 5 0 79 21 0
7
Tăng cường cơ sở vật chất sư phạm trong trung tâm và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học
90 10 0 68 32 0
Từ bảng 3.2 gán vào chuẩn điểm như sau: - Tính cần thiết:
+ Rất cần thiết: 3 điểm + Cần thiết: 2 điểm + Không cần thiết: 1 điểm - Tính khả thi:
+ Rất khả thi: 3 điểm + Khả thi: 2 điểm + Không khả thi: 1 điểm
Tổng hợp kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí khi gán điểm và tính điểm trung bình (X ) được thể hiện ở bảng 3.3 như sau:
Bảng 3.3. Tổng hợp thứ bậc đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí đề xuất
STT Các biện pháp đề xuất Tính cần thiết Tính khả thi
X Thứ
bậc X
Thứ bậc
1 Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên về tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng dạy học
2,98 1 2,98 1
2 Tổ chức lao động một cách khoa học trong đội ngũ cán bộ, giáo viên 2,96 3 2,86 3
3 Không ngừng bồi dưỡng năng lực sư phạm và chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ
quản lí và giáo viên 2,98 1 2,91 2
4 Tích cực chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học 2,95 4 2,82 4
5
Tổ chức, chỉ đạo dạy học theo hướng tăng thời lượng học tập và phân hóa đối tưdợng,
GV hướng dẫn HV học tập hiệu quả 2,92 6 2,81 5
6
Tăng cường quản lí nề nếp, kỉ cương trường học và xây dựng môi trường làm việc tích
cực, thân thiện 2,95 4 2,79 6
7
Tăng cường cơ sở vật chất sư phạm trong trung tâm và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học
Kết quả bảng 3.3 được thể hiện ở biểu đồ 3.1. như sau:
Biểu đồ 3.1. Đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí đề xuất
Qua kết quả trên cho thấy tất cả các biện pháp trên đều được đánh giá là rất cần thiết và có tính khả thi cao. Như vậy, các biện pháp mà luận văn đề xuất có thể đưa vào áp dụng và mang lại hiệu quả tốt, góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở các trung tâm GDTX tỉnh Ninh Bình.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Căn cứ vào cơ sở lí luận ở chương 1, từ sự phân tích cơ sở thực tiễn ở chương 2, tác giả đã đề xuất 7 biện pháp:
- Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên về tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng dạy học
- Tổ chức lao động một cách khoa học trong đội ngũ cán bộ, giáo viên
- Không ngừng bồi dưỡng năng lực sư phạm và chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên
- Tích cực chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học
- Tăng cường quản lí nề nếp, kỉ cương trường học và xây dựng môi trường làm việc tích cực, thân thiện
- Tăng cường cơ sở vật chất sư phạm trong trung tâm và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học
- Tổ chức, chỉ đạo dạy học theo hướng tăng thời lượng học tập và phân hóa đối tượng, GV hướng dẫn HV học tập hiệu quả
Qua kết quả khảo nghiệm, cả 7 biện pháp đề xuất đều được các CBQL và GV có kinh nghiệm đánh giá là rất cần thiết và có tính khả thi cao. Như vậy các biện pháp mà đề tài đưa ra là có đủ cơ sở thực hiện đồng bộ, góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở các trung tâm GDTX tỉnh Ninh Bình.
KẾT LUẬN
1. Kết luận
Nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo là vấn đề cấp thiết đối với mỗi trung tâm GDTX, trong đó quản lí hoạt động dạy học có vai trò hết sức quan trọng. Do đó người Giám đốc trung tâm cần sử dụng các biện pháp quản lí phù hợp, có hiệu quả, đáp ứng với yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay; đặc biệt là góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng với yêu cầu của xã hội.
Qua nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở lí luận về quản lí hoạt động dạy học và thực trạng quản lí hoạt động dạy học ở các trung tâm GDTX tỉnh Ninh Bình, tác giả có thể rút ra những kết luận sau:
- Về cơ sở lí luận, luận văn đã tìm hiểu một số khái niệm cơ bản về quản lí, quản lí giáo dục; dạy học và quản lí hoạt động dạy học ở TTGDTX; quản lí hoạt động dạy học bổ túc THPT của Giám đốc TTGDTX. Chính những lí luận này đã định hướng và xác lập nên một cơ sơ vững chắc giúp tác giả nghiên cứu thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động dạy học bổ túc THPT của Giám đốc các TTGDTX tỉnh Ninh Bình.
- Về cơ sở thực tiễn, từ thực trạng hoạt động dạy học và quản lí hoạt động dạy học của Giám đốc trung tâm, có thể kết luận các biện pháp thực hiện đã mang lại một số hiệu quả trong công tác quản lí. Tuy nhiên vẫn còn những biện pháp chưa phát huy được hiệu quả hoặc còn có những hạn chế như đã trình bày ở chương 2.
- Từ quá trình nghiên cứu lí luận và thực tiễn, để quản lí có hiệu quả hoạt động dạy học bổ túc THPT ở các TTGDTX trong thời gian tới, tác giả luận văn đã đề xuất những biện pháp quản lí cơ bản, đó là:
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên về tầm
quan trọng của việc nâng cao chất lượng dạy học
Biện pháp 3: Không ngừng bồi dưỡng năng lực sư phạm và chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên
Biện pháp 4: Tích cực chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học
Biện pháp 5: Tăng cường quản lí nề nếp, kỉ cương trường học và xây dựng
môi trường làm việc tích cực, thân thiện
Biện pháp 6: Tăng cường cơ sở vật chất sư phạm trong trung tâm và sử dụng
có hiệu quả các nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học
Biện pháp 7: Tổ chức, chỉ đạo dạy học theo hướng tăng thời lượng học tập
và phân hóa đối tượng, GV hướng dẫn HV học tập hiệu quả
Mỗi biện pháp đều thể hiện rõ mục đích, nội dung và cách thức tiến hành cũng như điều kiện để thực hiện. Các biện pháp đề xuất cũng đã được các CBQL và GV đánh giá là rất cần thiết và có tính khả thi cao. Tác giả hy vọng rằng luận văn sẽ góp phần khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong công tác quản lí hoạt động dạy học bổ túc THPT ở các TTGDTX hiện nay; nó là cơ sở tham khảo khi thực hiện quản lí hoạt động dạy học ở mỗi Trung tâm.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Bộ GD&ĐT
- Có cơ chế, chính sách động viên, khuyến khích CBQL, GV công tác ở các trung tâm GDTX để họ gắn bó với sự nghiệp GDTX;
- Định kỳ tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho CBQL và GV giảng dạy chương trình GDTX cấp THPT;
- Tăng thời lượng chương trình dạy học bổ túc THPT nhằm giảm tải áp lực cho HV các trung tâm GDTX.
2.2. Đối với UBND tỉnh và Sở GD&ĐT Ninh Bình
- Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và tăng cường kinh phí hoạt động thường xuyên cho các trung tâm GDTX;
- Có chế độ khuyến khích, động viên CBQL, GV công tác lâu dài ở các trung tâm GDTX;
- Phân luồng mạnh học sinh sau tốt nghiệp THCS để tạo điều kiện cho các trung tâm GDTX có thể thu hút đối tượng này vào học văn hóa và học nghề tại Trung tâm.
2.3. Đối với các trung tâm GDTX
- Tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và nhân dân địa phương hiểu rõ và thấy được vai trò quan trọng của trung tâm GDTX trong việc xây dựng xã hội học tập; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực góp phần phát triển kinh tế-xã hội trong thời kỳ CNH-HĐH hiện nay.
- Tăng cường đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho hoạt động dạy học bổ túc THPT để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục ở các trung tâm.
- Chú trọng xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh để Trung tâm không chỉ là cơ sở giáo dục, đào tạo mà còn là một trung tâm văn hóa của địa phương.
2.4. Đối với giáo viên
- Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị, Hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Bộ GD&ĐT và của Sở GD&ĐT Ninh Bình, đồng thời nhận thức rõ hơn về vai trò, trách nhiệm của mình trong việc thực hiện Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
- Giữ gìn phẩm chất đạo đức nhà giáo, xây dựng khối đoàn kết, mạnh về chính trị, vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ; mỗi người theo nhiệm vụ đã được phân công đều nỗ lực, tự giác phấn đấu để hoàn thành; từng bước tạo ra Hội đồng sư phạm có năng lực ngang tầm với đòi hỏi và yêu cầu của nhiệm vụ.
- Phải thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, nghiêm cấm việc cắt xén chương trình, bỏ tiết dạy, dạy không đúng tiến độ. Thực hiện nghiêm túc quy trình trên lớp; quy định về bài soạn, thực hành, quy định về kiểm tra, chấm, trả, hướng dẫn tự học cho học viên.
- Giáo viên phải có đầy đủ hồ sơ, kế hoạch giảng dạy, các loại sổ sách theo quy định; có kế hoạch phụ đạo học viên yếu kém, bồi dưỡng học viên giỏi trong từng tháng, từng học kỳ và trong cả năm học.
- Giáo viên có mối quan hệ thường xuyên với phụ huynh học viên, thực hiện tốt công tác phối hợp trong giảng dạy và giáo dục. Đề xuất, kiến nghị với Ban Giám đốc về việc dạy của thầy và việc học của học viên mình phụ trách.
- Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy theo chương trình và mục tiêu đã đề ra. Không ngừng nâng cao ý thức tự học, tự bồi dưỡng về trình độ, chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng dạy học.