công tác nâng cao chất lượng dạy học
3.2.1.1. Mục đích
- Nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí và giáo viên về tầm quan trọng của công tác nâng cao chất lượng dạy học ở các trung tâm GDTX trong giai đoạn mới.
- Giám đốc, phó giám đốc phụ trách chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên là những người trực tiếp quyết định chất lượng hoạt động dạy học. Họ không những phải nhận thức tốt mà còn có ý thức cao trong việc thực hiện tuyên truyền phổ biến cho học viên và phụ huynh về tầm quan trọng của chất lượng dạy học nhằm đáp ứng tốt yêu cầu của xã hội nói chung và địa phương nói riêng.
- Cán bộ quản lí, tổ trưởng chuyên môn phải luôn ý thức sâu sắc tầm quan trọng của công tác quản lí hoạt động dạy học nhằm góp phần thúc đẩy chất lượng dạy học của trung tâm. Trên cơ sở đó tác động từ nhận thức đến hành động để giáo viên không ngừng nâng cao chất lượng dạy học.
3.2.1.2. Nội dung và phương pháp tiến hành
Nghị quyết TW 2 khóa VIII đã chỉ rõ: “ Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục - đào tạo và được xã hội tôn vinh”. Đội ngũ nhà giáo cần nhận thức rõ quyền lợi và trách nhiệm của bản thân trong xã hội nói chung và trong đơn vị nói riêng, tích cực thực hiện sự đổi mới với mục đích nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục trong nhà trường.
Trước hết người quản lí phải quan tâm bồi dưỡng giáo viên về tư tưởng chính trị, nâng cao nhận thức về lý luận chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục. Đội ngũ giáo viên tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng công sản Việt Nam, vào sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Từ đó giáo viên nhận thức được vị trí vai trò của bản thân trước thế hệ trẻ, trước xã hội. Để làm tốt công tác này, chúng ta cần phải:
- Tổ chức học tập và quán triệt một cách nghiêm túc các chủ trương đường lối của đảng, chính sách của pháp luật của nhà nước; các chỉ thị, thông tư, chiến lược, mục tiêu giáo dục và đào tạo, các văn bản hướng dẫn thực hiện của Bộ, ngành chủ quản…
- Cụ thể hóa các chỉ thị về thực hiện nhiệm vụ của Bộ, văn bản hướng dẫn của Sở vào các nội dung công tác, gắn trách nhiệm vào từng bộ phận, từng cá nhân.
- Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị xã hội trong Trung tâm để giáo dục chính trị tư tưởng thông qua việc thực hiện các phong trào thi đua và các cuộc vận động, đặc biệt là thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Hai không”, cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Kịp thời nắm bắt, điều chỉnh những sai lệch trong diễn biến tư tưởng của các thành viên trong đơn vị.
3.2.1.3. Điều kiện thực hiện
- Ban giám đốc cần nắm vững các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để tổ chức phổ biến cho cán bộ, giáo viên quán triệt sâu sắc nghị quyết của Đảng về giáo dục - đào tạo.
- Ban giám đốc và giáo viên phải nắm vững mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục, biện pháp quản lí dạy học ở trung tâm GDTX trong giai đoạn mới.
- Giám đốc không ngừng học tập về lý luận, chuyên môn, nghiệp vụ , tăng cường hoạt động giao lưu tham quan học hỏi kinh nghiệm quản lí của các trung tâm GDTX tiên tiến, rút kinh nghiệm và tổng kết kinh nghiệm, tổ chức các hoạt động chuyên đề bổ ích.
- Giám đốc luôn nhận thức sâu sắc và là tấm gương trong việc thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực, nghiệp vụ quản lí, tích cực hoạt động thực tiễn, không ngừng học tập là vấn đề quan trọng trong công tác quản lí hoạt động dạy học. Giám đốc cần phải ứng xử với giáo viên theo phong cách quản lí mới thể hiện ở các dấu hiệu như: dân chủ trong quản lí, tôn trọng nhân cách giáo viên, phân biệt rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng thành viên trong nhà trường, tôn trọng tính sáng tạo của giáo viên đồng thời coi trọng tinh thần hợp tác trong đơn vị.