MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIỆN PHÁP

Một phần của tài liệu quản lí dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở Trung tâm giáo dục thường xuyên trong giai đoạn hiện nay (Trang 104)

Trên cơ sở nghiên cứu thực tế quản lí hoạt động dạy học bổ túc THPT của các trung tâm GDTX tỉnh Ninh Bình tác giả xin đưa 7 biện pháp quản lí của Giám đốc các trung tâm GDTX. Các biện pháp quản lí đề xuất có quan hệ chặt chẽ, biện chứng, hữu cơ và có sự tác động qua lại với nhau, tạo thành một hệ thống; mỗi biện pháp đều là tiền đề, là điều kiện, đồng thời là hệ quả của biện pháp khác; chúng bổ sung cho nhau, tác động và thúc đẩy lẫn nhau theo quy luật nhất định để hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lí hoạt động dạy học bổ túc THPT của các trung tâm GDTX tỉnh Ninh Bình.

Xét về mặt không gian, thời gian và mức độ thực hiện của từng biện pháp thì ở mỗi biện pháp đều có mức độ về tính cần thiết và tính khả thi khác nhau, nhưng giữa các biện pháp điều có tác động chi phối, hỗ trợ lẫn nhau cùng tồn tại và phát triển trong một hệ thống trọn vẹn. Vì vậy, không thể xem nhẹ bất cứ biện pháp nào và cũng không thể thực hiện xong biện pháp này mới đến biện pháp khác mà phải thực hiện đồng bộ, nhất quán, chỉ đạo thường xuyên, liên tục thì mới mang lại hiệu quả mong muốn.

Xác định về vị trí và tầm quan trọng của các biện pháp thì biện pháp “Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên về tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng dạy học” là xuất phát điểm để thực hiện các biện pháp tiếp theo; biện

pháp có tính chất điều kiện là: “Tăng cường cơ sở vật chất sư phạm trong trung tâm và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học”. Các biện pháp: “Tổ chức lao động một cách khoa học trong đội ngũ cán bộ, giáo viên”; “Không ngừng bồi dưỡng năng lực sư phạm và chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên”; “Tích cực chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học”; “Tổ chức, chỉ đạo dạy học theo hướng tăng thời lượng học tập và phân hóa đối tượng, GV hướng dẫn HV học tập hiệu quả”; “Tăng cường quản lí nề nếp, kỉ cương trường học và xây dựng môi trường làm việc tích cực, thân thiện” là các biện pháp có tính chất chủ công để nâng cao hiệu quả công tác quản lí hoạt động dạy học của Giám đốc các trung tâm GDTX tỉnh Ninh Bình.

Kết quả nghiên cứu đã khẳng định tầm quan trọng của các biện pháp quản lí đề xuất trên đây. Do đó, nếu mỗi cán bộ quản lí và giáo viên trong trung tâm thực hiện tốt những biện pháp mà tác giả đã đề xuất ở cương vị của mình đang đảm nhiệm thì chắc chắn chất lượng dạy học bổ túc THPT của các trung tâm GDTX tỉnh Ninh Bình sẽ ngày càng có hiệu quả tốt hơn.

Một phần của tài liệu quản lí dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở Trung tâm giáo dục thường xuyên trong giai đoạn hiện nay (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w