- Chính sách, chủ trương của Đảng và những định hướng của Ngành đối với hoạt động dạy học bổ túc THPT
Nghị quyết của các Đại hội Đảng toàn quốc đã định hướng về việc đổi mới hoạt động dạy học; các văn bản, chỉ thị của ngành GD&ĐT đã được các cấp quản lí cụ thể hóa và hướng dẫn thực hiện. Đó là môi trường pháp lý thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động dạy học bổ túc THPT hiện nay.
- Điều kiện dạy học thực tế của TTGDTX
Tổ chức hoạt động dạy học bổ túc THPT gắn liền với nhu cầu về chất lượng đội ngũ, về thiết bị dạy học (TBDH), thư viện, về các phương tiện kỹ thuật hiện đại, về CSVC nói chung, nhằm tạo điều kiện thuận lợi thuận cho hoạt động đổi mới phương pháp. Vì vậy, giám đốc trung tâm cần có kế hoạch xây dựng đội ngũ, CSVC, thiết bị dạy học, có biện pháp huy động lực lượng hỗ trợ kinh phí để trang bị đồng bộ, từng bước chuẩn hóa, hiện đại hóa hệ thống CSVC – TBDH theo hướng đổi mới PPDH.
- Gia đình, cộng đồng, xã hội
HV không thể học tập tốt nếu gia đình không tạo điều kiện, không khuyến khích, giúp đỡ HV trong học tập. Truyền thống văn hóa, môi trường đạo đức chung của mỗi gia đình, mỗi dòng họ, mỗi cơ quan, đơn vị chính quyền địa phương, mỗi cộng đồng rất gần gũi với HV, có thể trở thành tác nhân thúc đẩy hoặc kìm hãm động cơ, thái độ, phương pháp học tập của HV. Vì vậy việc tăng cường vai trò của gia đình, của cộng đồng xã hội trong việc tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ HV tự học là vô cùng cần thiết.
Trong quá trình quản lí dạy học bổ túc THPT thì các yếu tố chủ quan được xem là nội lực, còn các yếu tố khách quan được xem là ngoại lực. Theo quy luật của sự phát triển thì ngoại lực dù có quan trọng đến đâu cũng chỉ là nhân tố hỗ trợ thúc đẩy, tạo điều kiện, nội lực mới là nhân tố quyết định sự phát triển của bản thân sự vật. Sự phát triển đó đạt trình độ tốt nhất khi nội lực và ngoại lực cộng hưởng với nhau. Điều đó giải thích tại sao có một số HV xuất thân từ gia đình ở vùng sâu, vùng xa, trình độ học vấn của bố mẹ không cao, thậm chí phải bỏ học một số năm do gia đình nghèo khó nhưng lại có những năng lực nổi trội.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Có thể khẳng định rằng: Quản lí hoạt động dạy học là quản lí hoạt động dạy của giáo viên và quản lí hoạt động học của HV. Tuy nhiên, việc quản lí hoạt động học của HV là quản lí gián tiếp thông qua giáo viên, chính giáo viên mới là người quản lí trực tiếp việc học của HV.
Quản lí hoạt động dạy học bổ túc THPT là hệ thống tác động có mục đích, có tổ chức của giám đốc TTGDTX đến GV, cán bộ, nhân viên và HV (thông qua GV) và các nguồn lực khác hợp quy luật bằng việc vận dụng các chức năng và phương tiện quản lí, nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, tiềm năng và cơ hội của TTGDTX để đạt được mục tiêu dạy học đề ra.
Hoạt động dạy học bổ túc THPT là một trong những hoạt động chính của trung tâm GDTX. Quản lí hoạt động dạy học bổ túc THPT là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra-đánh giá các hoạt động dạy học theo chương trình nhất định nhằm đạt được các mục tiêu dạy học và mục tiêu chung của toàn trung tâm GDTX. Để thực hiện được điều này đòi hỏi giám đốc trung tâm phải am hiểu sâu sắc về hoạt động dạy học ở trung tâm GDTX và có các biện pháp quản lí phù hợp, thiết thực nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dạy học.
Quản lí hoạt động dạy học bổ túc THPT của giám đốc trung tâm đối với đội ngũ cán bộ, GV được thể hiện theo các nội dung cơ bản: quản lí thực hiện chương trình; quản lí việc phân công giảng dạy; quản lí đổi mới PPDH; quản lí việc soạn bài, giờ lên lớp; quản lí việc dự giờ, đánh giá giờ dạy; quản lí việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HV; quản lí vấn đề bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của GV. Các biện pháp này luôn vận động, tương tác lẫn nhau, đảm bảo cho hoạt động dạy học bổ túc THPT diễn ra hài hòa, cân đối và toàn vẹn.
Chương 2
CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
CỦA GIÁM ĐỐC CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN