Vài nét về các Trung tâm GDTX tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu quản lí dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở Trung tâm giáo dục thường xuyên trong giai đoạn hiện nay (Trang 44)

2.1.3.1. Giới thiệu về các Trung tâm GDTX

Tỉnh Ninh Bình có tất cả 8 trung tâm GDTX, trong đó:

- Có 07 trung tâm GDTX cấp huyện thuộc địa phận 07 đơn vị hành chính cấp huyện (Nho Quan, Gia Viễn, Hoa lư, Thị Xã Tam Điệp, Yên Khánh, Yên Mô, Kim Sơn), 01 trung tâm GDTX cấp tỉnh thuộc địa phận thành phố Ninh Bình;

- Có 05 trung tâm GDTX cấp huyện có khu vực miền núi kinh tế khó khăn (trung tâm GDTX Nho Quan, trung tâm GDTX Gia Viễn, trung tâm GDTX

Hoa lư, trung tâm GDTX Thị Xã Tam Điệp, trung tâm GDTX Yên Mô), 01 trung tâm GDTX cấp huyện có khu vực tiếp giáp biển khó khăn về kinh tế và điều kiện đi học (trung tâm GDTX Kim Sơn);

- Quy mô của các trung tâm GDTX trong tỉnh ngày càng được mở rộng, các loại hình đào tạo ngày một tăng (Tin học, ngoại ngữ, lái xe ôtô, lái xe mô tô,...), năng lực liên kết với các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, các cơ sở giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học, trung cấp ngày được củng cố và phát triển. Năm 2014 kết quả xếp hạng các trung tâm GDTX đã được đánh giá tốt: trung tâm GDTX tỉnh Ninh Bình được xếp hạng IV, 7 trung tâm GDTX cấp huyện được xếp hạng V.

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và đội ngũ, xong các trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, được các cấp chính quyền và nhân đân địa phương ghi nhận.

2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các Trung tâm GDTX

* Chức năng

Trung tâm GDTX là tổ chức giáo dục địa phương, trung tâm GDTX vừa là nơi trực tiếp, vừa là đầu mối liên kết với các tổ chức khác nhau trong cộng đồng cung cấp các cơ hội học tập cho những người không có điều kiện học trong nhà trường chính quy.

* Nhiệm vụ của trung tâm giáo dục thường xuyên

“1. Tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục:

a) Chương trình xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ;

b) Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ;

c) Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ bao gồm: chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học ứng dụng, công nghệ thông tin - truyền thông; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ; chương trình dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức công tác tại vùng dân tộc, miền núi theo kế hoạch hằng năm của địa phương;

2. Điều tra nhu cầu học tập trên địa bàn, xác định nội dung học tập, đề xuất với sở giáo dục và đào tạo, chính quyền địa phương việc tổ chức các chương trình và hình thức học phù hợp với từng loại đối tượng.

3. Tổ chức các lớp học theo các chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông quy định tại điểm d khoản 1 của Điều này dành riêng cho các đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người tàn tật, khuyết tật, theo kế hoạch hằng năm của địa phương.

4. Tổ chức dạy và thực hành kỹ thuật nghề nghiệp, các hoạt động lao động sản xuất và các hoạt động khác phục vụ học tập.

5. Nghiên cứu, tổng kết rút kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục góp phần phát triển hệ thống giáo dục thường xuyên” [ 3].

Ngoài những nhiệm vụ trên trung tâm GDTX còn có chức năng tổ chức liên kết đào tạo với các trườngtrung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục đại học khi thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên lấy bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp. Việc liên kết đào tạo được thực hiện trên cơ sở hợp đồng liên kết đào tạo; trung tâm GDTX là đơn vị phối hợp đào tạo còn trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục đại học là đơn vị chủ trì đào tạo, chịu trách nhiệm toàn diện về chất lượng và hiệu quả đào tạo.

2.3.3.3. Chức năng, nhiệm vụ của Giám đốc trung tâm GDTX

* Chức năng của Giám đốc Trung tâm GDTX

- Giám đốc Trung tâm GDTX là người trực tiếp quản lí, điều hành và tự chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lí cấp trên về hoạt động của Trung tâm;

- Giám đốc là người có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, có năng lực quản lí, tốt nghiệp đại học và có công tác trong ngành giáo dục ít nhất 5 năm;

- Giám đốc Trung tâm GDTX được bổ nhiệm và bổ nhiệm lại theo định kỳ, mỗi nhiệm kỳ 5 năm;

- Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo theo ủy quyền của ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm Giám đốc Trung tâm GDTX [3].

* Nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc Trung tâm GDTX

- Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát đánh giá việc thực hiện kế hoạch nhằm hoàn thiện các nhiệm vụ của Trung tâm;

- Quản lí cơ sở vật chất và các tài sản của Trung tâm; - Quản lí nhân viên, giáo viên và học viên của Trung tâm;

- Bổ nhiệm các trưởng phòng, phó phòng, tổ trưởng, tổ phó, thành lập các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, tổ chuyên môn, nghiệp vụ;

- Ký học bạ, các giấy chứng nhận, trình độ học lực và kỹ thuật, nghề nghiệp, chứng chỉ GDTX cho học viên tại Trung tâm theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Được hưởng các chế độ theo quy định.

2.2. Thực trạng về hoạt động dạy học ở các Trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

2.2. 1. Những thuận lợi và khó khăn chính

2.2.1.1. Thuận lợi

- Vai trò của giáo dục thường xuyên đã được Luật giáo dục khẳng định trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, đảm bảo cho mọi người được học tập và học tập suốt đời.

- Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong tỉnh ngày một nâng lên, nhu cầu về việc tạo điều kiện cho con em vào học chương trình bậc tiếp theo ngày một tăng.

- Luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của các cấp uỷ Đảng và các cấp quản lí giáo dục.

- Các tổ chức Đảng, đoàn thể trong các Trung tâm như chi bộ, công đoàn, đoàn thanh niên có sự chỉ đạo và phối hợp tốt trong các hoạt động góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên (kể cả giáo viên hợp đồng, thỉnh giảng) đều đã được chuẩn hoá theo yêu cầu của Ngành; hầu hết đều nhiệt tình, có trách nhiệm, có tâm huyết với nghề.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đã phần nào được bổ xung, trang bị thêm, từng bước đáp ứng yêu cầu của việc dạy và học.

- Kết quả phấn đấu trong công tác học tập và giảng dạy của tập thể thầy, trò các trung tâm GDTX trong những năm học vừa qua đã gây được niềm tin tới cán bộ, nhân dân và học viên tỉnh nhà đó là kết quả lên lớp và tốt nghiệp lớp 12 đạt cao, chất lượng dạy học ngày một nâng lên; hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng ngày càng rõ nét; quy mô và các loại hình đào tạo ngày càng được mở rộng; công tác liên kết đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề bước đầu đạt được kết quả khả quan…

2.2.1.2. Khó khăn

- Nhận thức của các cấp chính quyền và nhân dân địa phương về giáo dục thường xuyên còn hạn chế, chưa có sự quan tâm đúng mức, dẫn đến việc phối hợp để giáo dục chưa cao, đánh giá thấp chất lượng dạy học.

- Đội ngũ giáo viên cơ hữu ít, chủ yếu là giáo viên hợp đồng. Một số giáo viên tuổi đã cao khó thích ứng với phương pháp dạy học mới; một số giáo viên năng lực hạn chế, thiếu kinh nghiệm trong việc quản lí học viên; một số giáo viên ở xa gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại...

- Cơ sở vật chất trường lớp nghèo nàn so với yêu cầu, thiết bị đồ dùng dạy học, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo còn ít, thư viện chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người đọc.

- Chế độ chi trả ngày giờ công lao động cho người lao động còn thấp so với nhu cầu thực tế. Nguồn lực cho các trung tâm GDTX chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, không tương xứng với vai trò, nhiệm vụ và vị trí chiến lược của nó, dẫn đến mâu thuẫn gay gắt giữa cung và cầu, ảnh hưởng lớn đến việc phát triển quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục.

- Việc đổi mới phương pháp dạy học còn chậm, chưa tích cực, thiếu trang bị phục vụ. Phương pháp dạy học ở một số giáo viên chưa phù hợp với đối tượng.

- Công tác tuyển sinh đầu cấp còn gặp nhiều khó khăn, số lượng người có nhu cầu học tập giảm.

Bảng 2.3. Thống kê thực trạng công tác tuyển sinh qua một số năm học m học 2010 - 2011 2011 - 2012 2012 - 2013 Ghi chú TS Điểm liệt Khôn g thi TS Điểm liệt Khôn g thi TS Điểm liệt Khôn g thi 1 TTGDTX Nho Quan 284 21 34 207 0 44 181 0 16 2 TTGDTX Gia Viễn 225 26 14 244 9 4 179 6 19 3 TTGDTX Hoa Lư 224 25 28 159 13 14 174 0 31 4 TTGDTX TP NB 154 19 59 134 10 70 83 6 49 5 TTGDTX TX TĐ 99 16 25 99 1 29 89 0 27 6 TTDGTX Yên Mô 316 0 0 292 0 0 313 2 1 7 TTGDTX Yên Khánh 251 19 21 258 21 17 201 3 23 8 TTGDTX Kim Sơn 267 21 34 265 4 43 147 4 54 Tổng 182 0 14 7 215 165 8 58 221 136 7 21 220

(Nguồn: Sở GD&ĐT Ninh Bình)

- Nhìn vào bảng thống kê ta thấy chất lượng đầu vào thấp. Đối tượng người học của các trung tâm GDTX nói chung yếu nhiều về kiến thức, một phần là do đã bỏ học quá lâu, một phần là do không thi được vào các trường chính quy mới vào đây để học. Một bộ phận không nhỏ học sinh kém về tu dưỡng đạo đức, thiếu ý chí để vươn lên. Một bộ phận là người lớn đã trưởng thành nhưng điều kiện học tập còn hạn chế: trình độ đầu vào thấp, khả năng tiếp thu kiến thức chậm, quỹ thời gian học tập ít, không có tài liệu học tập riêng, phải dùng trung SGK với học sinh phổ thông.

Trong những năm gần đây do những yêu cầu tiêu chuẩn hóa cán bộ dựa trên bằng cấp nên các trung tâm GDTX chỉ chú trọng vào các chương trình giáo dục tương đương, ít quan tâm đến các chương trình phổ biến kiến thức, bồi dưỡng ngắn hạn - một hoạt động được coi là rất quan trọng, rất hiệu quả của GDTX.

2.2.2. Thực trạng về hoạt động dạy học của giáo viên

- Về cơ cấu đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên

Đội ngũ giáo viên ở các trung tâm GDTX tuy đã đạt chuẩn theo quy định của Luật giáo dục, xong còn bộc lộ những bất cập: vừa thiếu, vừa yếu và không đồng bộ.

Bảng 2.4. Thống kê số lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên của các Trung tâm GDTX tỉnh Ninh Bình qua một số năm học

Năm học 2010 - 2011 2011 - 2012 2012 - 2013

Các bộ phận SL Biên chế đồngHợp SL Biên chế đồngHợp SL Biên chế đồngHợp

BAN GIÁM ĐỐC 24 24 0 24 24 0 24 24 0 GIÁO VIÊN Toán 35 18 17 33 19 17 29 14 15 Lý 23 15 8 22 17 5 20 16 4 Hoá 21 13 8 22 13 9 17 11 6 Sinh 16 7 9 16 9 7 16 11 5 Văn 37 16 21 37 17 20 34 19 15 Sử 18 8 10 18 8 10 17 9 8 Địa 18 10 8 17 9 8 15 11 4 NN 32 0 32 27 0 27 23 0 23 GDCD 3 1 2 4 1 3 2 1 1 Tin 10 0 10 10 0 10 8 1 7 GV nghề 4 3 1 4 3 1 5 3 2 Nhân viên 45 16 29 45 14 31 45 18 27 Tổng 286 131 155 279 134 148 255 138 117

(Nguồn: Sở GD&ĐT Ninh Bình) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng thống kê cho ta thấy đội ngũ tham gia giảng dạy ở các trung tâm còn nhiều giáo viên hợp đồng, số giáo viên biên chế tuy có tăng lên từ năm học 2010- 2011 nhưng còn ít và thiếu chủng loại.

Về đội ngũ giáo viên hợp đồng có thể chia làm 3 đối tượng: Đối tượng thứ nhất là những giáo viên chưa được tuyển dụng, đối tượng này có sự nhiệt tình cao, có trách nhiệm, thích ứng với yêu cầu đổi mới, tuy nhiên kinh nghiệm còn hạn chế và chưa yên tâm với nghề nghiệp. Đối tượng thứ hai là giáo viên đã về nghỉ hưu được mời đến để tham gia giảng dạy, đối tượng này có kinh nghiệm trong dạy học, có tinh thần trách nhiệm, xong khó thích ứng với các vấn đề mới về nội dung chương trình cũng như phương pháp dạy học. Đối tượng thứ ba là những giáo viên đang giảng dạy ở các trường phổ thông, đối tượng này có trình độ tốt, có phương

pháp và kinh nghiệm giảng dạy, tuy vậy tinh thần trách nhiệm của một số giáo viên chưa thật cao, lịch trình lên lớp đôi khi bị thay đổi thất thường gây xáo trộn nền nếp dạy học.

- Về hoạt động giảng dạy của giáo viên

Bảng 2.5. Giáo viên tự đánh giá về việc thực hiện các hoạt động dạy học

TT Nội dung thực hiện Mức độ Điểm

trung Thứ bậc Tốt Trung bình Chưa tốt 1 Giáo viên nắm vững chương

trình, không thay đổi, cắt xén nội dung chương trình

75 22 3 2,72 1

2 Giáo viên lập kế hoạch dạy học theo tuần, tháng, học kỳ theo đúng tiến độ, đúng yêu cầu

56 35 9 2,47 4

3 Giáo viên chuẩn bị hồ sơ giáo án

trước khi lên lớp 56 32 12 2,44 5

4 Tham gia thao giảng, dự giờ, rút

kinh nghiệm 60 27 13 2,47 3

5 Đánh giá đúng kết quả học tập

của học viên 43 36 21 2,22 8

6 Thực hiện nề nếp chuyên môn 51 34 15 2,36 6

7 Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao

trình độ chuyên môn 36 51 23 2,33 7

8 Sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học 22 45 33 1,89 9

9 Tham gia các khóa bồi dưỡng 48 27 25 2,23 2

Qua bảng 2.5 cho thấy:

Đa số giáo viên nắm vững chương trình; không thay đổi, cắt xén nội dung chương trình. Ngay từ ngày đầu của năm học, giáo viên đã nắm bắt ngay được chương trình cần phải thực hiện, có ý thức thực hiện đúng quy định của bộ môn và mục tiêu chương trình đã đề ra.

Nói chung giáo viên lập kế hoạch dạy học theo tuần, tháng, học kỳ theo đúng tiến độ, đúng yêu cầu. Việc chuẩn bị hồ sơ, giáo án trước khi lên lớp, tham gia thao

giảng, dự giờ và rút kinh nghiệm giờ dạy đánh giá thực hiện ở mức trung bình khá; hầu hết giáo viên đã thực hiện dự giờ theo đủ số tiết quy định. Tuy nhiên việc đúc rút kinh nghiệm thông qua dự giờ hiệu quả chưa thật tốt do giáo viên trong nhóm chuyên môn ở mỗi môn học trong các TTGDTX ít, thậm chí có lúc giáo viên bộ môn chỉ có một người.

Giáo viên tham gia các lớp bổi dưỡng thực hiện chưa tốt. Nguyên nhân chính là ý thức tham gia bồi dưỡng của mỗi giáo viên; hình thức bồi dưỡng còn đơn điệu; năng lực của một số báo cáo viên còn hạn chế.

Việc đánh giá kết quả học tập của học viên ở một số giáo viên còn dễ dãi, có khi còn lỏng lẻo, chưa phản ánh thực chất. Nhưng nhìn chung giáo viên cũng nhận thức được việc đánh giá thực chất sẽ giúp học sinh cố gắng hơn.

Giáo viên tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn; sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học được đánh giá tỷ lệ trung bình và chưa tốt. Do sức ép của công việc, số giáo viên hợp đồng lại nhiều chưa yên tâm nghề nghiệp nên ý thức tự học, tự bồi dưỡng chưa cao, chưa giành thời gian thoả đáng cho việc nâng cao trình độ

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu quản lí dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở Trung tâm giáo dục thường xuyên trong giai đoạn hiện nay (Trang 44)