Thị trường rau

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất và tiêu thụ bí đỏ cho các hộ nông dân huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 96)

III Chỉ số hiệu quả

a) Thị trường rau

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 87

Sản phẩm bí đỏ Mộc Châu được bán buôn tại các chợ đầu mối ở Hà Nội và các tỉnh thu mua qua thu gom nhỏở địa phương. Vào thời điểm tháng 8, tháng 9 sản phẩm bí đỏ Mộc Châu được tiêu thụ ở tất cả các tỉnh từ Thanh Hóa trở ra, bởi nhu cầu sử dụng bí đỏ như một loại rau thay thế. Đây là thời

điểm mà ở đồng bằng sông hồng khan hiếm nguồn cung cấp rau tươi ra thị

trường.

Sơ đồ 4.3: Phân phối sản phẩm bí đỏ trong kênh hàng tiêu dùng rau ở các chợ đầu mối chính

Nguồn: Số liệu điều tra 2013

Bán buôn lớn

Bán buôn cấp 1 là người có mối liên hệ trực tiếp với các thu gom ở địa phương, đây cũng là tác nhân nắm được thông tin sản xuất, thời vụ của từng vùng sản xuất bí đỏ ở trong nước và Trung Quốc nên với từng thời điểm thì họ

biết được nhập bí từ nguồn sản xuất nào. Bí đỏ Mộc Châu được tiêu thụ chủ

yếu vào thời điểm từ tháng 7 – tháng 9, khối lượng nhập 20-35 tấn/lần tiêu thụ Thu gom địa phương, thu gom lớn ở Mộc

Châu

Thanh Hóa Vĩnh Phúc Hải Phòng Hà Nội

20% 30% 20% 20% Thị trường khác 10% Người tiêu dùng Tỉnh MNPB Người tiêu dùng Người tiêu dùng Người tiêu dùng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 88

trong khoảng 3 ngày. Mỗi tác nhân bán buôn cấp 1 tiêu thụ khoảng 250 - 300 tấn bí đỏ Mộc Châu trong vụ, trong mỗi chợ đầu mối thường có từ 4-5 bán buôn cấp 1. Khối lượng tiêu thu cả năm qua mỗi bán buôn này dao động từ

2000 – 3000 tấn. Trong nghiên cứu này chúng tôi đã phỏng vấn một số bán buôn lớn ở Chợ Thổ Tang – Vĩnh Phúc, Chợ Vồi – Thường Tín, Chợ Đông Anh – Hà Nội và bán buôn ở Thanh Hóa. Trên thực tế ở các địa điểm này là trạm trung chuyển cho sản phẩm tiêu thụở khắp các địa phương ở các tỉnh.

Theo đánh giá của các bán buôn, giống bí đỏ Mộc Châu tiêu thụ về các chợ chủ yếu là giống bí dài, có chất lượng tốt hơn so với bí Trung Quốc vềđộ

dẻo, ngọt. Bí đỏở Hòa Bình được đánh giá có chất lượng tốt nhất về các tiêu chí bên ngoài như: khối lượng quả từ 2-4kg, màu sắc. Trong khi đó bí Trung Quốc có ưu điểm hơn so với sản phẩm bí đỏ ở Mộc Châu là thời gian bảo quản lâu (khoảng 1 tháng), quảđồng đều, màu vàng đều. Thời điểm bán buôn nhập bí đỏ Trung Quốc từ tháng 10 đến tháng 12, thời điểm tháng 11 năm 2013 giá bán buôn bí đỏ Trung Quốc theo chúng tôi quan sát là 6,000

đồng/kg. Bảng số liệu bên dưới thể hiện thời vụở mỗi vùng sản xuất bí đỏ.

Bảng 4.13: Thời vụ và địa điểm nhập hàng của bán buôn bí đỏ Địa điểm Th 1 Th 2 Th 3 Th 4 Th 5 Th 6 Th 7 Th 8 Th 9 Th 10 Th 11 Th 12 Hòa Bình Hải Dương Vĩnh Phúc Bắc Giang Daklak Mộc Châu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 89

Bắc Ninh Trung

Quốc

Nguồn: Số liệu điều tra 2013

Bảng thời vụ bên trên cho chúng ta thấy được, sự đa dạng về mùa vụ

giữa các vùng sản xuất trong cả nước. Tuy nhiên sản phẩm bí đỏở Mộc Châu sẽ không phải cạnh tranh nhiều với sản phẩm từ nới khác, được thể hiện trong khoảng từ tháng 7 đến tháng 9. Ở thời điểm tháng 7, mùa vụ bí đỏở Hòa Bình vào giai đoạn cuối vụ nên khối lượng có thể cung ra thị trường là hạn chế. Trong giai đoạn từ tháng 10 đến tháng 11 trên thị trường thường bị khan hiếm cho nên bí đỏ Trung Quốc sẽđược nhập vào trong giai đoạn này, đây cũng là cơ hội cho người sản xuất ở Mộc Châu sản xuất bí đỏ vụ và lý giải thêm cho nguyên nhân giá bán bí đỏ ở thời điểm này thường cao hơn so với các thời

điểm trước đó trong năm ở đồ thị số 1.

Giá bí đỏ bán theo kênh hàng rau thường cao hơn so với bán cho kênh hàng chế biến khoảng 200 đồng/kg bởi các yêu cầu về mẫu mã, chất lượng ở

kênh hàng này khắt khe hơn. Các tiêu chí bán buôn đặt ra khi thu mua được thể hiện ở bảng và hình ảnh minh họa dưới đây:

Bảng 4.14: Các yêu cầu về chất lượng bí đỏ của bán buôn

STT Tiêu chí Yêu cầu

1 Màu sắc Vàng đậm, đồng đều 2 Khối lượng Quả từ 2-4kg

3 Độ chín Chín già 4 Kích thước Đồng đều

5 Mẫu mã bên ngoài Không có vết xước, nứt, dập, cắt cuống sát quả

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 90

Ảnh 11 và ảnh 12: Bí đỏ loại 1 Ảnh 13: Bí loại 2

Nguồn: Số liệu điều tra 2013

Thông thường qua tác nhân bán buôn giá bí đỏ chênh lệch giữa mua vào và bán ra bình quân khoảng 300 đồng/kg sau khi trừđi các khoản chi phí. Khi mua bí đỏ, các bán buôn thường quan tâm đến độ chín của quả bởi nếu quả bí chưa già hẳn thì tỷ lệ hao hụt trong khi vận chuyển cao và thời gian bảo quản ngắn. Để chi tiết hơn về hoạch toán kinh tế cho từng tác nhân trong kênh hàng rau được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 4.15: Hạch toán kinh tế giữa các tác nhân bí đỏ trong kênh hàng rau

Tiêu chí ĐVT Bán buôn lớn Bán buôn nhỏ Bán lẻ Khối lượng nhập/vụ Kg 250,000 12,000 1,350 Khối lượng nhập/lần Kg 20,000 200 15 Số ngày nhập/lần Ngày 3 1 1 Giá nhập đồng/kg 3000 4500 6000 Chi phí vận chuyển, bốc xếp, . . đồng/kg 1200 300 - Hao hụt % 1.5% 2.0% 0.0% Giá bán đồng/kg 4500 6000 9000

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 91

Lợi nhuận/kg đồng 300 1200 3000

Lợi nhuận/vụ đồng 73,875,000 14,184,000 3,989,000

Nguồn: Số liệu điều tra 2013

Bán buôn nhỏ

Bán buôn nhỏ là tác nhân phân phối sản phẩm bí đỏ trong phạm vi thị

trường nhỏ, mỗi bán buôn nhỏ thường phụ trách phân phối bí đỏ cho từ 2 -3 chợ. Khối lượng nhập mỗi lần khoảng 200kg và nhập hàng ngày, lượng sản phẩm được phân phối cho 7 – 10 tác nhân bán lẻở các chợ. Phương tiện vận chuyển chủ yếu là xe Bagac hoặc xe tải 1 tấn, ngoài bí đỏ thì bán buôn cấp 2 còn phân phối những mặt hàng rau củ quả khác kết hợp cùng chuyến xe để

giảm chi phí vận chuyển và tăng lợi nhuận trên chuyến hàng. Giá bán chênh lệch qua tác nhân bán buôn cấp 2 là 1.200 đồng/kg. Ở giai đoạn này thì tỷ lệ

hao hụt chiếm 2%, chủ yếu do dập nát, nứt trong quá trình vận chuyển.

Bán lẻ

Cũng như tác nhân bán buôn cấp 2, với bán lẻ thì sản phẩm bí đỏđược nhập hàng ngày cùng với các sản phẩm rau khác để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Khối lượng nhập trên ngày thường là 15kg, giá bán chênh lệch ở tác nhân này là 3000 đồng/kg.

Xét về lợi nhuận/kg giữa các tác nhân thì tác nhân bán buôn lớn có mức chênh lệch thấp nhất, tuy nhiên xét tổng lợi nhuận/vụ thì mức lợi nhuận của tác nhân này là trên 73 triệu đồng, cao gấp nhiều lần so với tác nhân bán buôn cấp 2 và bản lẻ.

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất và tiêu thụ bí đỏ cho các hộ nông dân huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)