Thực trạng tiêu thụ

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất và tiêu thụ bí đỏ cho các hộ nông dân huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 93)

III Chỉ số hiệu quả

4.3.3 Thực trạng tiêu thụ

4.3.3.1 Tình hình tiêu thụ bí đỏ tại các hộ nông dân

Sự biến động về thị trường qua các năm ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ bí đỏ trên thị trường nói chung và tại hộ sản xuất nói riêng. Ở cấp độ hộ

sản xuất qua các năm, khối lượng bí đỏ sản xuất ra có chiều hướng tăng lên từ

6,570 kg/hộ năm 2011 tăng lên 9,765 kg/hộ năm 2012 và 9,810 kg/hộ năm 2013, mặc dù tổng sản lượng của cả huyện năm 2012 cao nhất, với 8,000 tấn. Qua đó cho thấy phát triển sản xuất bí đỏ dần tập trung tại các vùng có điều kiện thuận lợi và ở những hộ nông dân phù hợp, là yếu tốảnh hưởng đến diện tích sản xuất bình quân/hộ tăng lên qua các năm.

Bảng 4.12: Tình hình tiêu thụ bí đỏ của hộ nông dân qua các năm 2011 - 2013

Tiêu chí

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Khối lượng (Kg) Giá bán (đồng) Khối lượng (Kg) Giá bán (đồng) Khối lượng (Kg) Giá bán (đồng) Khối lượng BQ/hộ 6,570 9,765 9,810 Thu gom 6,500 9,700 9,500 Thu gom nhỏ 3,250 2,510 4,850 1,280 4,750 2,540 Thu gom lớn 3,250 2,710 4,850 1,580 4,750 2,740 Bán buôn 0 0 0

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 84

Bán lẻ 0 0 0

Hệ số tiêu thụ 98.9% 99.3% 96.8%

Nguồn: Số liệu điều tra 2013

Hộ nông dân có hai kênh tiêu thụ chính là: 1) bán cho thu gom nhỏ: Ở

kênh tiêu thụ này chiếm 50% khối lượng sản xuất ra và giá bán thấp hơn 200 – 300 đồng/kg so với bán trực tiếp cho thu gom lớn; 2) bán cho thu gom lớn: Lượng sản phẩm hộ sản xuất tiêu thụ qua kênh này chiếm 50%, với mức giá cao hơn so với bán cho thu gom nhỏ, tuy nhiên người nông dân mất công vận chuyển ra điểm tập kết hoặc đến nhà thu gom lớn. Các tác nhân thu gom nhỏ

và lớn đều ở trên địa bàn huyện Mộc Châu và có mối quan hệ bền chặt với các vùng sản xuất.

Qua các năm có sự biến động lớn về giá bán và khối lượng, tuy nhiên hệ số tiêu thụ sản phẩm của hộ nông dân luôn đạt tỷ lệ cao qua các năm, bởi giữa nông dân và thu gom có mối quan hệ ràng buộc vềđầu tưở một số vùng sản xuất và mối quan hệđược xây dựng trên hoạt động thu mua các sản phẩm nông sản khác.

4.3.3.2 Đặc điểm của thị trường tiêu thụ bí đỏ

Thị trường tiêu thụ bí đỏ Mộc Châu qua các tác nhân trong chuỗi cho thấy được thị trường đầu ra của sản phẩm đã hình thành và hoạt động mạnh trong vài năm gần đây. Mối liên hệ giữa các tác nhân với nhau bền chặt qua nhiều năm. Sản phẩm bí đỏ của nông dân được tiêu thụ qua 2 kênh chính.

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2013

Nông dân Thu gom nhỏ Thu gom lớn Bán buôn

Nông dân Thu gom lớn Bán buôn

Bán lẻ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 85

Sơ đồ 4.2: Kênh tiêu thụ bí đỏ từ nông dân

1) Nông dân - thu gom nhỏ; 2) Nông dân – thu gom lớn. Trong đó, bán cho thu gom lớn là kênh hàng chính, chiếm 80% khối lượng bí của cả huyện.

Người nông dân bán trực tiếp cho thu gom lớn thì giá bán bình quân cao hơn 200 đồng/kg, tuy nhiên chỉ có 50% sản phẩm được bán trực tiếp cho tác nhân này bởi có nhiều yếu tố như: thiếu lao động vận chuyển, ràng buộc vềđầu tư từ thu gom nhỏ, mối quan hệ, do vậy chỉ có các hộ sản xuất ở vùng Cờ Đỏ và Bản Ôn là có điều kiện bán trực tiếp cho thu gom lớn. Việc tiếp cận với các chủ buôn ở ngoại tỉnh rất khó khăn đối với người nông dân bởi không

đáp ứng được khối lượng mà chủ buôn yêu cầu, thường từ 20 – 30 tấn/lần, ngoài ra thu gom ngoại tỉnh thường không nắm được đặc điểm về vùng sản xuất nên thu mua qua tác nhân thu gom, giá bán qua tác nhân thu gom tăng lên từ 200 -300 đ/kg.

Sản phẩm bí đỏ Mộc Châu năm 2011 được lưu thông trong 3 kênh hàng chính là: 1) Kênh miền nam; 2) Kênh chế biến; 3) Kênh hàng chợ rau ở miền Bắc. Trong đó khối lượng tiêu thụ qua kênh hàng chợ rau miền Bắc chiếm 45% khối lượng sản phẩm, tiếp đến là kênh miền nam với 30% và kênh chế

biến chỉ 20%. Vai trò của tác nhân thu gom lớn trong sơ đồ tiêu thụ sản phẩm bí đỏ là rất quan trọng, được thể hiện với 95% khối lượng sản phẩm qua tác nhân này và đây là đầu mối cung ứng hàng cho các tác nhân ở các thị trường khác nhau.

Trên địa bàn huyện Mộc Châu có khoảng 3 tác nhân tham gia thu gom bí đỏ lớn, các tác nhân thu gom lớn thường thu mua lại từ thu gom nhỏ ở các vùng sản xuất và trực tiếp từ nông dân qua hình thức đầu tư đầu vào cho dân, sau đó mua lại sản phẩm. Khối lượng mỗi thu gom thu được trong 1 năm bình quân khoảng 1000 tấn bí đỏ, với mỗi thu gom thì họ bán ở những thị trường

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 86

khác nhau, tùy vào mối quen biết từ trước. Bên cạnh những thu gom này thì hiện nay có một số thu gom với khối lượng khoảng 500 tấn/năm hoạt động rất linh hoạt, có thời điểm họ là người thu gom cho bán buôn hưởng hoa hồng nhưng có lúc họ lại là người bán buôn chấp nhận rủi ro về giá và đàm phán trực tiếp với các tác nhân khác ở các thị trường. Việc giao dịch giữa các tác nhân hầu hết qua điện thoại và chuyển tiền qua ngân hàng hoặc gửi bưu điện. Giá bí đỏ ở Mộc Châu được thu mua từ nông dân năm 2011 với giá 2.610

đ/kg, năm 2012 là 1430 đồng/kg, năm 2013 là 2640 đồng/kg, thu gom thường

đứng ra thu gom cho các chủ buôn ở các thị trường và hưởng chênh lệch 200

đồng/kg, do vậy giá sẽđược thống nhất trước với các bán buôn 1 hoặc 2 ngày so với lúc nhận hàng. Đặc điểm những thu gom lớn, họ thường có phương tiện vận chuyển hoặc chủ động được nên có thểđi thu gom hoặc chở về nơi chế biến. Giá thu mua sẽ phụ thuộc vào 2 yếu tố: chất lượng sản phẩm và điều kiện giao thông. Sản phẩm loại 1 được miêu tả là quảđồng đều, khối lượng 2- 4kg, màu vàng, có phấn sẽ có giá cao hơn 500 đồng/kg so với sản phẩm loại 2 với đặc điểm là: quả không đồng đều, vỏ hơi xanh. Đối với doanh nghiệp chế

biến thì họ sẽ mua sản phẩm tại nhà máy nên những thu gom khác không đủ

tiềm lực về vốn sẽ rất khó tham gia cung cấp ở kênh hàng này mà chỉ thường bán theo thị trường rau với khối lượng mỗi chuyến khoảng từ 5-7 tấn.

Đối với mỗi thị trường thì tiêu chí yêu cầu sản phẩm khác nhau. Thị

trường chế biến ở Hải Dương là thị trường tiềm năng cho sản phẩm bí đỏ, khối lượng/lần chuyển về Hải Dương khoảng 35 tấn, tùy thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp chế biến mà số lượng xe về nhiều hay ít trong 1 ngày. Trong khi đó, thị trường tiêu dùng rau yêu cầu cao hơn về chất lượng bên ngoài như: khối lượng, màu sắc, loại giống. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm của từng thị trường được thể hiện qua phân tích dưới đây.

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất và tiêu thụ bí đỏ cho các hộ nông dân huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)