53%Thu gom nhỏ ở địa

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất và tiêu thụ bí đỏ cho các hộ nông dân huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 75)

V A= GO IC

53%Thu gom nhỏ ở địa

Thu gom nhỏ ở địa phương 50% 35 % Thị trường Hàn Quốc Bán lẻ 2% Bán buôn nhỏ

Người tiêu dùng rau

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 66

Châu, đây là có thể gọi như là “cú sốc” trên thị trường bởi như năm 2011 có tới 30% khối lượng sản phẩm, tương ứng với 1500 tấn bí đã được tiêu thụ ở kênh này. Trong khi đó khối lượng bí đỏ 2012 tăng lên 8000 tấn, làm cho giá thị

trường bí đỏ giảm rõ rệt so với năm trước. Trong năm 2012 và 2013 thì lượng sản phẩm vẫn được tiêu thụ qua 2 kênh chính là kênh thị trường rau và kênh chế

biến. Kênh thị trường rau là kênh quan trọng nhất với 65% khối lượng sản phẩm

được tiêu thụ qua kênh này, trong khi đó ở kênh chế biến là 30% và 5% còn lại

được các cơ sở nuôi Nhím ở các tỉnh mua làm thức ăn cho Nhím.

Một đặc điểm khác biệt nữa giữa thị trường tiêu thụ năm 2013 so với năm 2011 là vai trò của người thu gom địa phương có sự linh hoạt hơn, họ

tìm được các đầu mối ở thị trường chợ bán buôn để cung cấp hàng trực tiếp thay vì phải thông qua thu gom lớn như ở năm 2011, lượng sản phẩm được tiêu thụ theo hình thức này theo ước tính chiếm khoảng 12% tổng khối lượng sản phẩm. Tuy nhiên tác nhân thu gom lớn vẫn đóng vai trò then chốt trong việc tiêu thụ sản phẩm, với 85% khối lượng sản phẩm được tiêu thu qua tác nhân này.

Đặc điểm thể hiện tiềm năng thị trường của sản phẩm là sản phẩm được

đưa đến những thị trường xa và được chế biến xuất khẩu với khối lượng lớn. Khác với thị trường tiêu thụ bí đỏ năm 2011, lượng lớn chiếm 30% tổng khối lượng sản phẩm được đưa đến những thị trường như Đăklak, Sài Gòn nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng rau và chế biến nhưng năm 2012 sản phẩm bí đỏ

không tiêu thụ được ở thị trường này bởi vụ hè thu (tháng 5 – tháng 8) ở

Daklak thời tiết thuận lợi cho nông dân trồng bí đỏ nên thu gom miền nam không thu gom sản phẩm ở Mộc Châu như năm trước. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng giá bí đỏ năm 2012 xuống thấp, giá bình quân là 1.430 đồng/kg, so với giá bán bình quân năm 2011 là 2.610 đồng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 67

Thị trường tiêu thụ bí đỏ Mộc Châu chủ yếu là: thị trường rau ở các tỉnh miền Bắc và chế biến xuất khẩu, lượng sản phẩm tiêu thụ qua 2 kênh hàng này chiếm tới 70% khối lượng bí ở Mộc Châu. Trên địa bàn huyện Mộc Châu có khoảng 3 tác nhân tham gia thu gom bí đỏ lớn, các tác nhân thu gom lớn thường thu mua lại từ thu gom nhỏ ở các vùng sản xuất và trực tiếp từ

nông dân qua hình thức đầu tư đầu vào cho dân, sau đó mua lại sản phẩm. Khối lượng mỗi thu gom thu được trong 1 năm bình quân khoảng 1000 tấn bí

đỏ, với mỗi thu gom thì họ bán ở những thị trường khác nhau, tùy vào mối quen biết từ trước. Bên cạnh những thu gom này thì hiện nay có một số thu gom với khối lượng khoảng 500 tấn/năm hoạt động rất linh hoạt, có thời điểm họ là người thu gom cho bán buôn hưởng hoa hồng nhưng có lúc họ lại là người bán buôn chấp nhận rủi ro về giá và đàm phán trực tiếp với các tác nhân khác ở các thị trường. Việc giao dịch giữa các tác nhân hầu hết qua điện thoại và chuyển tiền qua ngân hàng hoặc gửi bưu điện. Giá bí đỏở Mộc Châu

được thu mua từ nông dân năm 2011 với giá 2.610 đ/kg, năm 2012 là 1430

đồng/kg, năm 2013 là 2640 đồng/kg, thu gom thường đứng ra thu gom cho các chủ buôn ở các thị trường và hưởng chênh lệch 200 đồng/kg, do vậy giá sẽ được thống nhất trước với các bán buôn 1 hoặc 2 ngày so với lúc nhận hàng. Đặc điểm những thu gom lớn, họ thường có phương tiện vận chuyển hoặc chủđộng được nên có thể đi thu gom hoặc chở về nơi chế biến. Giá thu mua sẽ phụ thuộc vào 2 yếu tố: chất lượng sản phẩm và điều kiện giao thông. Sản phẩm loại 1 được miêu tả là quảđồng đều, khối lượng 2-4kg, màu vàng, có phấn sẽ có giá cao hơn 500 đồng/kg so với sản phẩm loại 2 với đặc điểm là: quả không đồng đều, vỏ hơi xanh. Đối với doanh nghiệp chế biến thì họ sẽ

mua sản phẩm tại nhà máy nên những thu gom khác không đủ tiềm lực về vốn sẽ rất khó tham gia cung cấp ở kênh hàng này mà chỉ thường bán theo thị

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 68 Đối với mỗi thị trường thì tiêu chí yêu cầu sản phẩm khác nhau. Thị

trường chế biến ở Hải Dương là thị trường tiềm năng cho sản phẩm bí đỏ, khối lượng/lần chuyển về Hải Dương khoảng 35 tấn, tùy thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp chế biến mà số lượng xe về nhiều hay ít trong 1 ngày. Trong khi đó, thị trường tiêu dùng rau yêu cầu cao hơn về chất lượng bên ngoài như: khối lượng, màu sắc, loại giống.

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất và tiêu thụ bí đỏ cho các hộ nông dân huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)