III Chỉ số hiệu quả
b) Kênh hàng chế biến
4.5.1 Giải pháp phát triển sản xuất
4.5.1.1 Lựa chọn giống và cơ cấu hệ thống sản xuất
Về lựa chọn giống trồng, bí đỏ Mộc Châu cần phải hình thành hệ
thống tự cung cấp giống trên cơ sở kết hợp giữa khoa học - sản xuất - thị
trường trong một mô hình khép kín:
- Cơ quan kỹ thuật: Nghiên cứu chọn tạo, khảo nghiệm giống nhập nội, phục tráng, nhân giống tác giả, giống siêu nguyên chủng và giống nguyên chủng.
- Các công ty sản xuất giống: Sản xuất giống xác nhận do cơ quan kỹ
thuật cung cấp giống nguyên chủng hoặc giống bố mẹ. Ngoài ra, các công ty này có thể hợp đồng với các địa phương làm giống có truyền thống hoặc hộ
nông dân để gia công sản xuất giống bí đỏ.
- Đơn vị cung ứng giống và kỹ thuật: Để phát triển vùng sản xuất bí đỏ
theo định hướng thị trường thì đơn vị cung ứng giống cần làm tốt vai trò cung cấp đầu vào kỹ thuật cho người nông dân, qua đó giảm thiểu rủi ro dịch bệnh và tăng cường chất lượng sản phẩm, năng suất.
Cần xác định các hệ thống canh tác phù hợp với từng hình thức sản xuất bí đỏ cho mỗi vùng. Hiện nay, có hai hình thức sản xuất bí đỏ chính là bí
đỏ 2 vụ và bí đỏ xen ngô 2 vụ. Ở mỗi hình thức sản xuất cần xem xét các yếu tố về tập quán, điều kiện tinh tế hộ và điều kiện đất đai, khí hậu của từng vùng để có khuyến cáo cụ thể cho hộ nông dân sản xuất. Đối với hình thức sản xuất chuyên canh cây bí đỏ 2 vụ thì cần có các yếu tố: 1) trình độ kỹ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 106
Giao thông thuận tiện. Do đó cần tập trung phát triển ở các vùng Bản Ôn và Cờ Đỏ, đây là các vùng nông dân sản xuất hàng hóa ở mức cao, điều kiện giao thông thuận tiện. Trong khi đó, hình thức xen canh cây ngô 2 vụ thì phù hợp với các vùng có điều kiện kinh tế, kỹ thuật kém hơn như Piềng sàng, Tân Lập. Đặc biệt là đất đai có độ dốc cao, việc trồng xen cây bí đỏ vừa có tác dụng chống xói mòn, vừa cải thiện chất đất.
4.5.1.2 Tăng cường năng lực cho hộ sản xuất
Vấn đề kỹ thuật đang là khó khăn chính cho các hộ sản xuất bí đỏ, đặc biệt kỹ thuật chăm sóc, phòng chống dịch bệnh và thu hoạch. Để cải thiện
được vấn đề này, cần tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật theo 2 hình thức: (i)Tập huấn cho các tiểu giáo viên (ii) Tập huấn tại chỗ cho người sản xuất theo hình thức “bắt tay, chỉ việc “, gắn với các chương trình phổ biến kiến thức trên các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, đài phát thanh, báo, tạp chí, tờ rơi. Ngoài ra cần đưa vào chương trình phát triển hàng năm của địa phương để có định hướng quy hoạch phát triển vùng, qua đó nâng cao năng lực cho hộ sản xuất.