Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất và tiêu thụ bí đỏ cho các hộ nông dân huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 37)

Việt Nam có vị trí địa lý trải dài qua nhiều vĩ độ, có khí hậu nhiệt đới gió mùa và có một số vùng tiểu khí hậu đặc biệt như Sapa, Tam Đảo, Đà Lạt,… thêm vào đó điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho sản xuất rau. Việt Nam có thể trồng được trên 120 loại rau có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn

đới và cùng với các tiến bộ khoa học kỹ thuật các loại rau trái vụđược sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và phục vụ chế biến xuất khẩu. Sản xuất rau có xu hướng ngày càng mở rộng về diện tích và sản lượng tăng đồng thuận.

Sản xuất rau ở Việt Nam được tập trung ở hai vùng chính:

• Vùng rau tập trung, chuyên canh ven thành phố, thị xã và khu công nghiệp chiếm 46% diện tích và 45% sản lượng rau cả nước. Sản xuất rau vùng này chủ yếu cung cấp cho thị trường nội địa. Chủng loại rau vùng này rất phong phú gồm 60 – 80 loại rau trong vụđông xuân, 20 -30 loại rau trong vụ hè thu.

• Vùng sản xuất rau theo hướng hàng hóa, luân canh với cây lương thực tại các vùng đồng bằng lớn, chiếm 54% về diện tích và 55% về sản lượng rau cả nước. Rau ở vùng này tập trung cho chế biến xuất khẩu và lưu thông rau trong cả nước.

Bảng 2.1: Sản xuất rau ở Việt Nam phân theo vùng địa lý Chỉ tiêu Diện tích rau các loại (1000 ha)

Năm 2008 2009 2010 2011

Cả nước 722,20 735,50 782,60 805,50

Đồng Bằng Sông Hồng 164,70 151,00 166,20 166,70 Trung du miền núi phía Bắc 93,80 99,00 105,50 108,90 Bắc Trung Bộ 80,70 81,00 84,00 85,20 Duyên hải miền Trung 59,90 62,70 65,60 66,50

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28

Tây Nguyên 67,60 74,30 78,70 83,50

Đông Nam Bộ 57,80 59,00 60,70 60,30

Đồng Bằng Sông Cửu Long 199,20 207,70 221,90 234,30

Nguồn: Tổng cục thống kê 2012

Sản xuất rau ở nước ta đang hướng đến vấn đề an toàn. Hiện nay cả

nước có 40 tỉnh, thành phố xây dựng quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn. Tuy nhiên, so với tổng diện tích và sản lượng rau hàng năm nói chung, rau an toàn hiện nay chiếm chưa tới 10%. Nhu cầu đối với rau an toàn và khả năng sản xuất rau an toàn là rất lớn.

Theo PGS.TS. Hồ Hữu An - Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội, Việt Nam đã có công nghệ sản xuất rau an toàn bằng công nghệ cao không dùng

đất. Đây là công nghệ sản xuất rau an toàn của Mỹđã được nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu và phát triển ở nước ta. Công nghệ này hoàn toàn mới mẻ

bởi khâu gieo hạt và trồng rau hoàn toàn không dùng đất mà trên các giá thể

sẵn có như hộp xốp, giá nhựa. Phân bón được sử dụng trên 10 nguyên tốđa vi lượng cần thiết cho sự sinh trưởng của cây rau đã được phân tích, kiểm chứng trên cơ sở khoa học. Nguồn nước tưới lấy từ giếng hoặc tưới nước sạch được cung cấp đầy đủ từ lúc cây con đến mỗi giai đoạn sinh trưởng, phát triển của từng cây rau. Hệ thống tưới nhỏ giọt được bố trí tự động hoặc bán tự động dưới dạng dung dịch theo thời gian và lưu lượng để cây có thể hút trực tiếp một cách đồng đều và tiết kiệm đặc biệt với vùng hạn hán. Công nghệ này đã

đảm bảo được độ an toàn rất cao cả về mặt chất lượng cũng như hình thức và

được nhiều người ưa chuộng.

Hệ thống công nghệ cao cũng giúp tự động hóa điều chỉnh trong nhiều khâu khác như ánh sáng, bức xạ nhiệt, bảo đảm chất dinh dưỡng, nguồn nước, các cây giống ươm trong nhà kính. Nhờ vậy, cây giống trong nhà kính có khả

năng đem lại năng suất rất cao, đặc biệt là các sản phẩm thu được rất sạch. Ví dụ: Dưa chuột có thể đạt năng suất khoảng 250 tấn/ha so với mức bình

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 29

thường trồng ở ngoài là 70 - 80 tấn/ha. Tuy vậy, năng suất của dưa chuột vẫn chưa phải là cao so với thế giới bởi vì tại Philippines, dưa chuột sản xuất trong nhà kính có thể đạt 300 - 400 tấn/ha, ở Australia còn lên tới 500 - 600 tấn/ha. Lý do đơn giản là điều kiện khí hậu của Việt Nam không được thuận lợi vì có độẩm cao. Phát triển nghề trồng rau an toàn tức là việc tổ chức xây dựng ngành sản xuất RAT thành một ngành sản xuất riêng, có vị trí nhất định trong nền sản xuất nông nghiệp. Sản xuất rau an toàn phải thực sự trở thành một nghề ở những vùng chuyên canh rau, có giá trị hàng hoá cao, có thương hiệu trên thị trường.

Rau an toàn Việt Nam đã tham gia vào thị trường rau thế giới thông qua kênh xuất khẩu. Trước năm 2004, xuất khẩu rau an toàn có nhiều biến

động, kim ngạch xuất khẩu thất thường, lúc tăng lúc giảm. Từ năm 2004 đến nay tình hình xuất khẩu rau an toàn ổn định hơn, kim ngạch xuất khẩu tăng

đều đặn.

Theo PGS.TS. Hồ Hữu An trong báo cáo nghiên cứu thị trường rau ở

Việt Nam thì rau quả của Việt Nam đã xuất khẩu sang xấp xỉ 40 quốc gia và lãnh thổ, trong đó chủ yếu là Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc. Tuy nhiên, trên thực tế các doanh nghiệp xuất khâu rau Việt Nam gặp không ít khó khăn do hiệp định SPS và TBT mang lại khi xuất khẩu vào các thị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trường như Mỹ, Australia, Nhật Bản, EU bởi các tiêu chuẩn nhập khẩu còn cao hơn Codex.

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất và tiêu thụ bí đỏ cho các hộ nông dân huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 37)