3.1.1.1 Vị trí địa lý và địa hình
a) Vị trí địa lý
Trước năm 2013, huyện có 2 thị trấn và 27 xã. Năm 2013, một phần diện tích và dân số huyện Mộc Châu được tách ra để thành lập huyện Vân Hồ, gồm 14 xã: Chiềng Khoa, Chiềng Xuân, Chiềng Yên, Liên Hòa, Lóng Luông, Mường Men, Mường Tè, Quang Minh, Song Khủa, Suối Bàng, Tân Xuân, Tô Múa, Vân Hồ và Xuân Nha. Huyện Mộc Châu còn lại 2 thị trấn và 13 xã:
• Thị trấn Mộc Châu (nằm trên quốc lộ 6) và thị trấn Nông trường Mộc Châu (nằm trên quốc lộ 43).
• 13 xã: Chiềng Hắc, Chiềng Khừa, Chiềng Sơn, Đông Sang, Hua Păng, Lóng Sập, Mường Sang, Nà Mường, Phiêng Luông, Quy Hướng, Tân Hợp, Tân Lập và Tà Lại.
Trước năm 2013, địa giới huyện Mộc Châu phía bắc giáp huyện Phù Yên bởi dòng sông đà, phía tây bắc giáp 2 huyện Bắc Yên và Yên Châu, phía tây giáp nước CHDCND Lào, phía nam giáp tỉnh Thanh Hóa, phía đông nam giáp tỉnh Hòa Bình.
Từ năm 2013, địa giới huyện Mộc Châu như sau:
• Phía đông giáp huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.
• Phía nam giáp huyện Sốp Bâu, tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào.
• Phía tây giáp huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La.
• Phía bắc giáp huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 35
Châu là khu vực có những lợi thế không nhỏ thể hiện ở những điểm sau.
• Thứ nhất, Mộc Châu là cửa ngõ đặc biệt quan trọng kết nối Sơn La và các tỉnh vùng Tây Bắc với Hà Nội và vùng đồng bằng sông Hồng thông qua quốc lộ 6, đồng thời, Mộc Châu còn có cửa khẩu Quốc gia Lóng Sập thông với tỉnh Hủa Phăn và cố đô Luông Phra Bang (Luang Prabang) của nước CHDCND Lào và xa hơn là sang các nước ASEAN như Thái Lan, Myanmar. Đối với thủ đô Hà Nội, Lóng Sập là cửa khẩu Quốc gia sang Lào có khoảng cách ngắn nhất.
• Thứ hai, Mộc Châu là một trong những điểm nút giao thông quan trọng trên quốc lộ 6. Từ Mộc Châu có thể kết nối thuận lợi với Sơn La, Hòa Bình, Lào, Điện Biên, Lai Châu.
• Thứ ba, Mộc Châu nằm gần sân bay Nà Sản - Thành phố Sơn La với khoảng cách không quá xa (hơn 100 km) tương đối thuận tiện cho vận chuyển khách du lịch. Trong tương lai, khi sân bay Nà Sản được đầu tư nâng cấp mở rộng sẽ tạo ra cơ hội thuận lợi để Mộc Châu kết nối với các thị trường du lịch trong nước, khu vực và quốc tế.
b) Địa hình
Mộc Châu là huyện miền núi nằm trên cao nguyên đá vôi vùng Tây Bắc, mang đặc trưng của một huyện miền núi Tây Bắc, địa hình bị chia cắt mạnh có nhiều núi cao hiểm trở và nhiều thung lũng rộng, độ cao trung bình từ 950 - 1050 m so với mặt nước biển, có cao nguyên rộng lớn và tương đối bằng phẳng.
Cao nguyên Mộc Châu kéo dài 80 km từ Yên Châu đến Suối Rút, bề
ngang nơi rộng nhất đạt tới 25 km, có độ cao trung bình so với mặt biển là 1.050 m, các khu vực xung quanh Mộc Châu như Hòa Bình, Sơn La đều có
độ cao trung bình thấp hơn so với Mộc Châu.
3.1.1.2 Khí hậu và thủy văn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 36
Mộc Châu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh khô, mùa hè mát ẩm và mưa nhiều. Mộc Châu có độ cao lớn lại nằm giữa sông Đà và sông Mã do đó khí hậu ở Mộc Châu quanh năm mát mẻ, nhiệt độ
không khí trung bình/năm khoảng 18,5 0C, lượng mưa trung bình/năm khoảng 1.560 mm. Độ ẩm không khí trung bình 85%. Nhiệt độ trung bình hàng năm của Mộc Châu thấp hơn so với các khu vực lân cận như Thành phố
Sơn La (21,10 0C), Hòa Bình (23,00 0C), Điện Biên (23,00 0C). Nền nhiệt độ
thấp như vậy được coi là lý tưởng ở đất nước nhiệt đới như Việt Nam, chỉ có
ở các khu vực nổi tiếng về du lịch nghỉ dưỡng ở Việt Nam như Sa Pa, Tam
Đảo, Bà Nà, Đà Lạt, Bạch Mã… mới có những điều kiện khí hậu tương tự. b) Thủy văn
Sông Đà là sông lớn nhất và nằm giáp với huyện Mộc Châu ở phía
Đông Bắc và có vai trò quan trọng đối với Mộc Châu. Sông Đà vừa là nguồn nước mặt, vừa là tuyến giao thông thủy của Mộc Châu, đồng thời sông Đà cũng có vai trò quan trọng đối với việc điều hòa tạo ra khí hậu quanh năm mát mẻ cho Mộc Châu.
Do địa hình núi đá vôi nên nước mặt ở Mộc Châu rất hạn chế, trên địa bàn huyện có 7 dòng suối chính bao gồm: suối Quanh, suối Sập, suối Tưn... Sông suối ở Mộc Châu có độ dốc lớn, trắc diện hẹp nên có nhiều thuận lợi phát triển thuỷđiện vừa và nhỏ.
Nhìn chung, tài nguyên nước phân bố không đồng đều, do điều kiện miền núi địa hình chia cắt mạnh nên việc khai thác nguồn nước phục vụ
cho đời sống và phát triển sản xuất mang lại hiệu quả chưa cao. Nước ngầm ở Mộc Châu tương đối ít gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế - xã hội và du lịch. Tuy nhiên, với hồ thủy điện Hòa Bình, tình trạng này đã
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37
Trong khi đó, điều kiện khí hậu tự nhiên trong năm có sự khác biệt lớn,
đặc biệt là số giờ nắng và phân bố lượng mưa. Điều này được thể hiện qua bảng số liệu bên dưới.
Bảng 2.4: Số liệu về nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa ở huyện Mộc Châu 2012 Năm 2012 Nhiệt độ (độ C) Độẩm KK (%) Lượng mưa (mml) số giờ nắng (giờ) Tháng 1 11,4 94 356 79,6 Tháng 2 13,4 90 91 124,2 Tháng 3 16,9 86 143 133,9 Tháng 4 22,3 79 75,9 205,9 Tháng 5 23,6 83 206,6 170,5 Tháng 6 23,9 83 208,7 101,4 Tháng 7 23,4 87 230,3 138,7 Tháng 8 22,8 88 440,9 150,7 Tháng 9 21,3 89 347,8 122,6 Tháng 10 20,2 88 59 146,9 Tháng 11 18,9 89 36,1 152,9 Tháng 12 14,7 90 27,1 130,1 Tháng 1/2013 11,3 96 23,9 53,8
Nguồn: Trạm đo khí tượng – thủy văn Mộc Châu 3.1.1.3 Điều kiện đất đai, thổ nhưỡng
Diện tích đất tự nhiên của huyện Mộc Châu là 202.513 ha, trong đó: đất nông nghiệp: 34.830,51 ha, chiếm 17,2% tổng diện tích tự nhiên; đất lâm nghiệp: 81.359,21 ha, chiếm 40,17%; đất chuyên dùng: 4.547,28 ha chiếm 2,25%; đất ở: 1.179,76 ha chiếm 0,58%; đất chưa sử dụng và sông suối, núi
đá: 80.596,24 ha, chiếm 39,8 % diện tích tự nhiên.
Bảng 2.5: Cơ cấu phân bổ diện tích đất ở huyện Mộc Châu Cơ cấu diện tích ĐVT Diện tích Cơ cấu
Đất nông nghiệp Ha 48051 17,2%
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38
Đất chuyên dùng Ha 4.547,28 2,25%
Đất ở Ha 1.179,76 0,58%
Đất chưa sử dụng và sông suối, núi đá Ha 80.596,24 39,8 %
Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Mộc Châu, 2013
Mộc Châu có quỹđất rộng, diện tích đất chưa sử dụng còn lớn. Đây là
điều kiện thuận lợi để khai thác phát triển nông lâm nghiệp và du lịch. Tuy nhiên, đối với Mộc Châu phát triển du lịch sẽ thuận lợi hơn so với phát triển nông nghiệp do các quỹđất chưa sử dụng hầu hết là đất có địa hình dốc, thuộc vùng xa, hạ tầng giao thông kém phát triển, điều này sẽảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp song đối với du lịch vấn đề này không ảnh hưởng quá nhiều.