3.2.2.1 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia
Huyện Mộc Châu chúng tôi tiến hành phỏng vấn 01 cán bộ, dựa trên bản hướng dẫn phỏng vấn đã được chuẩn bị trước. Đây là cán bộ quản lý các hoạt động sản xuất nông nghiệp, khuyến nông và phát triển thị trường. Bên cạnh đó, người được phỏng vấn đang là là những cán bộ có hiểu biết sâu về
tình hình sản xuất nông nghiệp ở mỗi huyện. Bên cạnh đó họ nắm được định hướng cũng như chính sách phát triển nông nghiệp của địa phương trong thời gian tới.
Hoạt động phỏng vấn chuyên gia sẽ tập trung vào các vấn đề cụ thể sau
đây: 1)Đặc điểm của các hệ thống nông nghiệp chính của địa phương được chia theo các vùng; 2)Đặc điểm hệ thống cây bí đỏ trồng xen canh và luân canh trên hệ thống cây ngô và cây ăn quả ôn đới; 3)Đặc điểm vềđiều kiện sản xuất (đất đai, khí hậu, thủy lợi, tập quán sản xuất,) ; 4)Khó khăn – thuận lợi về sản xuất và thị trường của các sản phẩm bí đỏ Mộc Châu và các chiến lược, chính sách phát triển nông nghiệp nói chung.
3.2.2.2 Phương pháp thảo luận nhóm trọng tâm
Khác với phương pháp phỏng vấn người cung cấp thông tin chính là chỉ tập trung vào các lãnh đạo quản lý hoạt động sản xuất nông nghiệp nghiệp
địa phương, việc thảo luận nhóm trọng tâm cho phép có cái nhìn tổng quan hơn về hệ thống thương mại của các sản phẩm và xác định được sản phẩm tiềm năng nhất có khả năng phát triển thị trường. Do xác định nghiên cứu theo định hương thị trường là trong tâm nên lần này các đối tượng được mời
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 48 đến để tham gia thảo luận nhóm trong tâm chỉ bao gồm các tác nhân thương mại đại diện cho các vùng sản xuất khác nhau, mỗi vùng lựa chọn 3 tác nhân bao gồm: thu gom, bán buôn, bán lẻ. Nội dung thảo luận chính sẽ được thảo luận theo các chủđề sau:
• Quy mô sản xuất • Tiềm năng sản xuất • Quy mô thị trường • Giá bán sản phẩm
Số người tham gia thảo luận là 10 người, trong đó thu gom lớn: 5 người; thu gom nhỏ: 3 người; bán lẻ: 2 người.
3.2.2.3 Phương pháp đánh giá nhanh chuỗi giá trị
Qua các bước tiến hành ở trên các sản phẩm có tiềm năng thị trường ở
mỗi huyện và sơ bộ về cách thức hoạt động trong mỗi chuỗi sản phẩm được xác định, từđó sẽ tiến hành phỏng vấn bán cấu trúc với tác nhân thương mại, chế biến và bảng hỏi đóng với người sản xuất và người tiêu dùng của từng sản phẩm. Số lượng mẩu và phương pháp chọn mẩu được tiến hành như sau:
Các địa điểm nghiên cứu thị trường được chúng tôi lựa chọn dựa trên luồng đi của sản phẩm và có sự đại diện cho từng hướng sử dụng riêng như: Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Hà Nội là các nơi bí đỏđược tiêu dùng với mục đích làm rau trong bữa ăn, đối với Hải Dương bí đỏ được sử dụng trong chế biến xuất khẩu. Số mẩu điều tra gồm nông dân: 90 người; thu gom nhỏ: 10 người; thu gom lớn: 5 người; bán buôn lớn: 5 người; bán lẻ: 15 người; người chế
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 49
3.2.2.4 Phương pháp chọn mẫu
Trên cơ sở thông tin thu thập được từ thảo luận nhóm trọng tâm, địa bàn lựa chọn điều tra được tiến hành như sau:
Người sản xuất:
• Xã Tân Lập là vùng đại diện cho hình thức sản xuất bí đỏ tập trung 2 vụ, có đường giao thông thuận tiện, hình thức liên kết tổ chức sản xuất giữa người sản xuất và thương lái phát triển.
• Piềng Sàng – Xã Phiêng Luông: Là vùng đại diện cho hình thức sản xuất bí đỏ xen ngô, điều kiện giao thông đi lại khó khăn, mức độ đầu tư thấp.
• Tiểu Khu Cờ Đỏ, Bản Ôn: Là 2 vùng phát triển nông nghiệp mang tính hàng hóa cao, giao thông thuận tiện, mức độ tiếp cận thị
trường cao, có khả năng đầu tư và áp dụng khoa học công nghệ. Đây là vùng phát triển hình thức sản xuất bí đỏ 2 vụ.
Tác nhân thương mại: Điều tra thu gom ở các vùng sản xuất và ở thị trấn Nông trường Mộc Châu. Đối với bán buôn, bán lẻđiều tra ở các chợ đầu mối nông sản như: Thổ Tang – Vĩnh Phúc, Chợ Vồi – Thường Tín, Chợ Xanh – Hà Nội, Chợ Long Biên.
3.2.2.5 Phương pháp quan sát
Kết hợp với điều tra phỏng vấn các tác nhân trong chuỗi giá trị chúng tôi sử dụng phương pháp quan sát thị trường ở các địa diểm diễn ra hoạt động buôn bán sôi động với mỗi sản phẩm. Địa điểm chúng tôi tiến hàng quan sát thị trường với các sản phẩm như sau:
Bí Đỏ: Chợ Thổ Tang – Vĩnh Phúc; Chợ Vồi – Hà Nội; Chợ Xanh (chợ Mai Dịch) – Hà Nội