Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của cây bí đỏ

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất và tiêu thụ bí đỏ cho các hộ nông dân huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 29)

a) Đặc điểm kỹ thuật

Bí đỏ là loài quan trọng của chi Cucurbita họ cucurbitaceae (Jeffrey 1980, Kirkbride 1993). Bí đỏ có nguồn gốc Trung Mỹ, gồm 25 loài nhưng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 20

phổ biến nhất ở vùng nhiệt đới là C. pepo và C. moschata, còn C. maxima thì thích hợp ở vùng khí hậu mát.

Theo số liệu thống kê của FAO, diện tích trồng Bí đỏ chiếm 22% diện tích trồng rau màu trên thế giới. Năm 2009 tổng diện tích bầu, bí nói chung trên thế giới vào khoảng 1,556,143 ha với năng suất ước tính 136,2 tấn/ha, đạt tổng sản lượng là 21,2 triệu tấn (FAOSTAT, 2009). Ở Việt Nam, Bí đỏ được coi là cây trồng phụ nên chưa có số liệu thống kê đầy đủ về cả diện tích lẫn năng suất. Song theo nhận định từ nhiều nghiên cứu khác nhau thì vấn đề phát triển cây bí đỏ ở Việt Nam vẫn còn nhỏ lẻ chưa tập trung chủ yếu là do tự

phát của người nông dân, chưa có sự quan tâm đầy đủ của các nhà quản lý, các nhà khoa học ... Sản phẩm sử dụng chính là trái giàu vitamin A, trái chứa 85 - 91% nước, chất đạm 0,8 - 2 g, chất béo 0,1 - 0,5 g, chất bột đường 3,3 - 11 g, cho năng lượng 85 -170 kJ/100 g. Ngoài ra, hoa, lá và đọt non cũng

được dùng làm rau ăn.

Đặc tính sinh học:

Rễ: Hệ thống rễ phát triển mạnh, rễ chính ăn sâu và rễ phụ ăn lan rộng nên khả năng chịu hạn tốt. Cây có khả năng phát triển trên đất hơi phèn hoặc mặn. Đây là cây rau được chú ý canh tác đầu tiên trên những vùng đất mới khai phá.

Thân: Thân bò có tua cuốn, thân dài ngắn tuỳ giống, thân tròn hay có gốc cạnh. Thân có khả năng ra rễ bất định ở đốt. Tua cuốn phân nhánh mọc ở đốt thân.

Lá: Lá đơn, mọc cách, cuống dài, phiến lá rộng, tròn hay gốc cạnh, có xẻ thùy sâu hay cạn, màu xanh hay lốm đốm trắng.

Hoa: Hoa đơn phái cùng cây, to, cánh màu vàng, thụ phấn nhờ côn trùng. Trong điều kiện khí hậu không thuận hợp cây sinh ra hoa lưỡng tính hay hoa đực bất thụ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 21

Trái: Đặc điểm của cuống trái là một đặc tính dùng để phân biệt các loài bí trồng. Cuống trái mềm hay cứng, tròn hay gốc cạnh, đáy cuống phình hay không. Vỏ trái cứng hay mềm, trơn láng hay sần sùi, màu sắc vỏ trái thay

đổi từ xanh đậm tới vàng, hơi trắng. Hình dạng trái rất thay đổi từ tròn, oval tới dài. Thịt trái dầy hay mỏng, màu vàng đỏ đến vàng tươi. Ruột chứa nhiều hột nằm giữa trái.

Kỹ thuật sản xuất:

Cuốc đất tạo thành các ụ rộng 40 – 50 cm, cao 15 – 20 cm để gieo hạt bí tránh bị đọng nước khi có mưa lớn. Khoảng cách trồng là 2 x 2 m. Trộn

đều phân NPK với đất, sau đó gieo hạt và phủ 1 lớp đất mỏng lấp kín hạt, mỗi hốc gieo 3 hạt, sau đó tỉa để lại 2 cây/hốc.

Lượng và loại phân bón: 500 kg Phân NPK (5:10:3), 100 kg Ure/ha. Phương pháp bón: Bón lót toàn bộ phân NPK khi trồng.

Bón thúc lần 1 sau khi bí mọc mầm 20 ngày ½ lượng đạm. (bón cùng ngày với ngô)

Bón thúc lần 2 khi bí ra hoa toàn bộ lượng đạm còn lại.

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất và tiêu thụ bí đỏ cho các hộ nông dân huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 29)