Thông tin chung về hộ

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất và tiêu thụ bí đỏ cho các hộ nông dân huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 78)

V A= GO IC

4.3.1 Thông tin chung về hộ

4.3.1.1 Nguồn lực sản xuất

Đặc điểm của các vùng sản xuất bí đỏở Mộc Châu thì với điều kiện về đất đai, khí hậu, giao thông, ở mỗi vùng khác nhau, do vậy điều kiện về

nguồn lực trong quá trình sản xuất nông nghiệp nói chung mà sản xuất bí đỏ

nói riêng sẽ có sự khác biệt. Piềng Sàng là vùng có bình quân số người/hộ cao nhất trong các vùng trên với 4.8 người/hộ, tiếp đến là Tân Lập 4.2 người/hộ

và vùng có số người/hộ thấp nhất là Cờ Đỏ 3.8 người/hộ. Tương ứng với số

người/hộ thì số lao động trong hộ thể hiện nguồn lực lao động của mỗi vùng. Vùng Piềng Sàng là vùng có số lao động bình quân/hộ cao nhất trong các hộ điều tra 2.8 lao động/hộ, kế tiếp là Tân Lập với 2.5 lao động/hộ và cuối cùng là Cờ Đỏ chỉ 2.2 lao động/hộ. Qua đó cho ta thấy sự tỷ lệ thuận giữa số khẩu bình quân/hộ và số lao động bình quân/hộ.

Vềđiều kiên kinh tế các hộ sản xuất cho thấy, Piêng Sàng là vùng đa số

người dân tộc thiểu số nhưng vùng lại là vùng có số hộ tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn so với các vùng Bản Ôn và Tân Lập. Tuy nhiên xét về tỷ lệ hộ khá thì Piềng Sàng là vùng có tỷ lệ thấp hơn cả so với các vùng kể trên, chiếm 32.2%. Trong khi đó vùng CờĐỏ tỷ lệ hộ nghèo trong số hộ sản xuất bí đỏ là 0%, tỷ lệ hộ khá là 66.7%. Bản Ôn và Cờ Đỏ là vùng cây bí đỏ được thâm canh theo hướng hàng hóa cao nên cây bí đỏ là cây chiếm vị trí quan trọng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 69

trong cơ cấu thu nhập của hộ, một phần vì đây là vùng có điều kiện khí hậu, giao thông thuận lợi và trình độ thâm canh của hộ cao nên cây bí đỏ là cây chiếm vị trí quan trọng trong thu nhập của hộ.

Bảng 4.3. Đặc điểm chung về hộ sản xuất bí đỏ

Tiêu chí ĐVT Piềng Sàng CờĐỏ Bản Ôn Tân Lập Số khẩu BQ/hộ Khẩu 4.8 3.8 3.9 4.2 Lao Động BQ/hộ Khẩu 2.8 2.2 2.3 2.5

Điều kiện kinh tế

Khá % 32.2 66.7 40 36.7

Trung Bình % 62.2 33.3 53.3 54.4

Nghèo % 5.6 0 6.7 8.9

Diện tích đất nông nghiệp Ha 3.1 3.09 3.55 2.37

Nguồn: Số liệu điều tra 2013

Cũng như đặc điểm chung của các hộ sản xuất nông nghiệp ở Mộc Châu thì cây ngô vẫn là cây trồng chiếm vị trí rất quan trọng trong hệ thống sản xuất của hộ sản xuất bí đỏ. Với nhiều vùng như Piềng Sàng thì cây ngô không chỉ là cây hàng hóa mà còn phục vụ nhu cầu lương thực và chiếm tỷ lệ

cao trong cơ cấu thu nhập của hộ. Ngoài ra, cây ngô cũng là cây trồng có diện tích lớn trong số cây trồng và đang có xu hướng giảm trong những năm gần

đây như Piềng Sàng diện tích ngô bình quân/hộ năm 2011 là 1.56 ha, đến năm 2013 giảm xuống là 1.35 ha/hộ, với vùng Cờ Đỏ thì diện tích ngô bình quân/hộ năm 2011 là 0.43 ha và năm 2013 giảm xuống chỉ là 0.2 ha/hộ.

Cây chè là cây trồng truyền thống và mang tính trọng điểm của vùng Mộc Châu. Ở Piềng Sàng diện tích cây chè bình quân/hộ là 0.35 ha, với Bản Ôn là 0.91 ha. Đối với vùng Tân Lập thì cây chè là cây trồng đem lại thu nhập chính của hộ sản xuất, đây là vùng chuyên canh cây chè nên diện tích cây chè

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 70

chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu cây trồng của hộ, là 0.81 ha. Vùng Cờ Đỏ diện tích cây chè có xu hướng giảm và trong năm 2012 là 0.4 ha/hộ.

Bảng 4.4: Diện tích một số cây trồng quan trọng khác của hộ sản xuất bí đỏ

Cây Trồng ĐVT Piềng Sàng Cờ Đỏ Bản Ôn Tân Lập

Ngô Ha/hộ 1.35 0.2 0.42 0.95 Chè Ha/hộ 0.35 0.4 0.91 0.81 Dong Riềng Ha/hộ 0.35 0.6 0.73 0 Mận Ha/hộ 0.33 0.88 1.23 0.62 Nguồn: Số liệu điều tra 2013 So với những cây trồng hàng năm thì diện tích mận bình quân của các hộ điều tra có nhiều sự khác biệt giữa các vùng. Cây mận đã từng là cây trồng xóa

đói giảm nghèo cho nhiều vùng ở huyện Mộc Châu, tuy nhiên hiện nay cây mận chỉ được phát triển ở một số vùng trọng điểm như Bản Ôn, Cờ Đỏ với diện tích mận bình quân lần lượt là 1.23 ha/hộ và 0.88 ha/hộ. Ở các vùng này, cây mận là cây đóng vai trò chính trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của hộ.

4.3.1.2 Vai trò của các cây trồng trong cơ cấu thu nhập của hộ

Cơ cấu trong thu nhập của hộở một số cây trồng chính có sự biến động qua các năm, điều này bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: giá bán, đầu tư

chăm sóc, diện tích, của cây trồng qua các năm. Qua bảng số liệu điều tra cho thấy, thu nhập từ trồng trọt chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu thu nhập của hộ sản xuất bí đỏ ở Mộc Châu, trong năm 2012 thì thu nhập từ trồng trọt ở Piềng Sàng chiếm 85.2%, Cờ Đỏ là 57.5%, Bản Ôn là 85.5% và Tân Lập là 75.2%. Trong đó thu nhập từ bí đỏ trong năm 2012 bình quân giữa các hộ ở Cở Đỏ, Bản Ôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong các vùng là 30%, tiếp đến là Piềng Sàng với 12% và thấp nhất là vùng Tân Lập chỉ 7% trong cơ cấu thu nhập của hộ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 71 Đối với các vùng Piềng Sàng, Cờ Đỏ, Bản Ôn thì cây bí đỏ là cây chiếm tỷ lệ

lớn trong cơ cấu các cây trồng của hộ. Tỷ lệ thu nhập từ bí đỏ trong cơ cấu thu nhập của hộ có sự biến động lớn qua các năm. Sự biến động về thị trường là yếu tốảnh hưởng lớn đến việc đầu tư, giá bán của người nông dân.

Trong cơ cấu thu nhập của hộ sản xuất bí đỏ thì chăn nuôi không phải là ngành được người dân chú trọng nhiều bởi chỉ có 2 vùng có sự tham gia của ngành chăn nuôi trong cơ cấu thu nhập của hộ là Piềng Sàng, tỷ lệ là 1.7% và Cờ Đỏ tỷ lệ là 8.6%, với các vùng như Tân Lập, Bản Ôn thì chăn nuôi không phải là ngành mang tính chất hàng hóa, chủ yếu phục vụ nhu cầu gia đình.

Bảng 4.5: Vai trò của một số cây trồng trong cơ cấu thu nhập của hộ năm 2012 ĐVT: % Tiêu chí Piềng Sàng Cờ Đỏ Bản Ôn Tân Lập Thu nhập từ bí đỏ/tổng thu nhập 12.0 30.0 30.0 7.0 Thu nhập từ trồng trọt/tổng thu nhập 85.2 57.5 85.5 75.2 Thu nhập từ chăn nuôi/tổng thu nhập 1.7 8.6 0.0 0.0 Thu nhập từ phi nông nghiệp/tổng

thu nhập 13.1 33.9 14.5 24.8

Nguồn: Số liệu điều tra 2013

Ngoài thu nhập từ nông nghiệp thì thu nhập từ ngành phi nông nghiệp trong cơ cấu thu nhập của các hộ sản xuất bí đỏở Mộc Châu chiếm tỷ lệ quan trọng, đặc biệt là hoạt động thu mua, buôn bán nông sản và thu nhập từ lương khi làm trong nhà máy chè, sữa Mộc Châu. Vùng Cờ Đỏ là vùng có tỷ lệ thu nhập từ phi nông nghiệp cao nhất trong cơ cấu thu nhập của hộ so với các

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 72

vùng khác, năm 2012 là 33.9%, trong khi với các hộ sản xuất ở Tân Lập thì thu nhập phi nông nghiệp chủ yếu từ lương công nhân nhà máy chè và nhà máy sữa Mộc Châu.

Vai trò trong cơ cấu thu nhập từ của một cây trồng chưa hẳn đã phản ánh được vị trí quan trọng của cây trồng đó trong hệ thống cây trồng của hộ

bởi ngoài yếu tố thu nhập thì với nông dân một số cây trồng còn mang yếu tố

truyền thống, cung ứng lương thực cho hộ nên việc xác định vị trí cây trồng trong hệ thống cây trồng của hộ là cần thiết để xác định được đâu là cây trồng

được ưu tiên đối với mỗi vùng sản xuất.

Với vùng Piềng Sàng thì cây ngô là cây được xác định là cây trồng quan trọng nhất, với 62.5% tỷ lệ số hộđiều tra lựa chọn. Cây ngô là cây trồng truyền thống và đem lại thu nhập chính cho hộ nông dân ởđây. Đối với vùng CờĐỏ và Bản Ôn thì cây mận mới là cây trồng quan trọng nhất trong cơ cấu cây trồng của hộ, tỷ lệ số người được hỏi lựa chọn phương án này lần lượt là 100% và 93.3%, còn đối với vùng Tân Lập thì cây quan trọng nhất trong hệ thống sản xuất của hộ

là cây chè, tỷ lệ số người lựa chọn quan điểm này là 90.9%.

Bảng 4.6: Vị trí quan trọng của một số cây trồng của hộ sản xuất

Cây trồng

Piềng Sàng Bản Ôn Tân Lập Cờ Đỏ

Vị trí Tỷ lệ % Vị trí Tỷ lệ % Vị trí Tỷ lệ % Vị trí Tỷ lệ % Ngô 1 62.5 2 40 3 68.3 2 50 Bí Đỏ 5 81.3 5 66.7 4 61.5 5 12.4 Dong riềng 3 43.8 4 33.3 5 43.8 3 50 Mận 4 37.5 1 93.3 2 79.1 1 100 Chè 2 25 3 46.7 1 90.9 4 16.7 Nguồn: Số liệu điều tra 2013

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 73

Trong những năm gần đây, cây bí đỏ được phát triển mạnh ở một số

vùng như Piềng Sàng, Bản Ôn, Cờ Đỏ nhưng vẫn chưa phải là cây trồng chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống cây trồng của hộ, điều này được thể

hiện qua số liệu ở bảng trên.

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất và tiêu thụ bí đỏ cho các hộ nông dân huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)