Giải pháp phát triển thị trường

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất và tiêu thụ bí đỏ cho các hộ nông dân huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 116)

III Chỉ số hiệu quả

4.5.2Giải pháp phát triển thị trường

b) Kênh hàng chế biến

4.5.2Giải pháp phát triển thị trường

4.5.2.1 Tăng cường liên kết sản xuất - thị trường và kiểm soát chất lượng sản phẩm

Sự gắn kết giữa sản xuất và thị trường thông qua các hợp đồng, giao kèo. Bởi hợp đồng là một cơ cấu quan trọng để điều phối sản xuất, phân phối và bán lẻ sản phẩm giữa những người tham gia khác nhau.

- Lập mối quan hệ lâu dài giữa những người lưu thông phân phối với người sản xuất mà đại diện là HTX, Tổ hợp tác. Coi người sản xuất là đối tác trong kinh doanh.

- Đảm bảo lợi ích lâu dài của người sản xuất, bởi lợi ích lâu dài của hai phía sẽ tạo ra sự trung thành trong thực hiện hợp đồng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 107

- Cung cấp tốt dịch vụ đầu vào và thanh toán đúng thời hạn cho người sản xuất.

- Thoả thuận và định giá trước mùa vụ, giá cả phải ổn định và có lợi cho người sản xuất. Phải chia sẻ các lợi ích, rủi ro thoảđáng cho các bên.

- Xây dựng các mô hình sản xuất bí đỏ, tập trung với quy mô từ 10 - 20 ha đất canh tác, với đầy đủ các kết cấu hạ tầng, áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật tiên tiến từđó nhân rộng ra các vùng sản xuất khác.

- Tăng cường công tác khuyến nông, hỗ trợ người nông dân về

giống, vốn, kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch, bảo quản chế biến theo đúng quy trình kỹ thuật.

- Cần có các chính sách khuyến khích đầu tưđúng tầm cho sản xuất và tiêu thụ bí đỏđáp ứng nhu cầu của sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Có cơ chế kiểm soát chất lượng như: tổ chức kiểm tra chéo giữa những người sản xuất, kiểm tra định kỳ và kiểm tra bất thường của các cơ

quan kiểm soát chất lượng. Liên kết chặt chẽ giữa cơ sở sản xuất với các tác nhân thương mại.

4.5.2.2 Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường cho người sản xuất và tác nhân thương mại

• Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường cho người sản xuất

Năng lực tiếp cận thị trường của người sản xuất hiện nay chưa được chú trọng trong hầu hết các chương trình phát triển của địa phương. Đây là cản trở chính trong việc tạo ra hiệu quả trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nói chung mà bí đỏ nói riêng. Người sản xuất cần phải được đào tạo các kỹ năng về đàm phán, tiếp cận thông tin thị trường và định giá sản phẩm. Do vậy, tổ chức lớp học kinh doanh trên đồng ruộng là giải pháp nâng cao năng lực cho hộ sản xuất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 108

Tác nhân thương mại giữ vai trò điều phối trong thị trường tiêu thụ bí đỏ, do vậy việc phát triển tiêu thụ bí đỏ phụ thuộc nhiều vào năng lực tìm kiếm và phát triển thị trường của các tác nhân này. Do đó, việc nâng cao khả năng tiếp cận thị trường tiềm năng thông qua các hội thảo tác nhân là giải pháp xây dựng mối liên kết bền chặt trong chuỗi và trao đổi thông tin thị trường giữa các tác nhân. Bên cạnh đó, để phát triển thị trường chế biến thì các tác nhân chế biến cần có năng lực đàm phán, tiếp cận và vượt qua các hàng rào thuế quan và phi thuế

quan ở các thị trường xuất khâu như Hàn Quốc.

• Xây dựng diễn đàn chung cho các tác nhân sản xuất và thương mại có thể trao đổi thông tin dễ dàng. Đặc biệt hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 109

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất và tiêu thụ bí đỏ cho các hộ nông dân huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 116)