Thực trạng sản xuất tiêu thụ rau trên thế giớ

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất và tiêu thụ bí đỏ cho các hộ nông dân huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 39)

Xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã tăng mạnh kể từđầu những năm 90. Việt Nam xuất khẩu rau quả chủ yếu dưới hình thức chế biến, đặc biệt là rau quả đóng hộp có xu hướng giá thấp hơn so với rau quả tươi. So với sản lượng của thế giới, sản lượng rau quả của Việt Nam thấp hơn một phần do việc canh tác và công nghệ sau thu hoạch thiếu hợp lý. Tiềm năng xuất khẩu của ngành

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 30

này được coi là thấp mặc dù đây là một ngành hỗn hợp bao gồm các mặt hàng có tính chất và tiềm năng rất khác nhau. Phát triển xuất khẩu cần tập trung vào chất lượng cung cấp rau quả nguyên liệu và chế biến, chuyển đổi sang sản xuất rau quả tươi có giá trị gia tăng cao hơn, hỗ trợ cơ sở hạ tầng như lưu kho và bảo quản đông lạnh và marketing xuất khẩu tới những thị trường lựa chọn. Chính phủđang thực hiện nhiều sáng kiến khác nhau nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu, chẳng hạn nâng cao công nghệ sử dụng tại nông trang, các hoạt

động thông tin cho nông dân, nâng cấp thiết bị chế biến, tạo điều kiện ưu đãi trong liên doanh sản xuất và chế biến rau quả. Việt Nam cũng cần phải xác

định những mặt hàng nông sản chủ đạo đối với từng khu vực căn cứ theo lợi thế so sánh.

Bảng 2.2: Xuất khẩu rau của thế giới và của Việt Nam phân theo thị trường ĐVT: 1000 USD 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng nhập khẩu rau của thế giới 2,105,895 1,817,592 2,486,105 3,037,112 Tổng xuất khẩu rau của Việt Nam 48,476 57,756 73,694 83,211 90,824 Nhật Bản 14,525 20,394 23,946 20,581 19,517 Đài Loan 11,942 10,740 13,503 13,474 13,643 Ý 3,656 3,661 3,222 3,589 5,458 Hoa Kỳ 2,389 3,416 5,930 10,305 9,795 Inđônêxia 1,982 2,468 6,196 10,274 10,035 Nga 2,235 2,263 3,025 4,105 6,077 Singapore 814 1,828 2,139 1,733 5,090 Hàn Quốc 1,157 1,395 1,221 1,372 2,622 Đức 1,202 1,355 1,337 1,225 1,594 Pháp 1,169 1,235 1,717 1,703 2,840

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 31 Malaysia 659 788 671 856 951 Trung Quốc 778 752 578 1,356 1,059 Canada 191 240 244 325 1,399 Ốtxtrâylia 276 128 563 853 1,434 Thái Lan 300 417 408 642 945 Bỉ 153 410 507 601 816 Nguồn: Tổng cục hải quan 2012

Rau quả của Việt Nam hiện được xuất đi trên 40 quốc gia, vùng lãnh thổ. Trong đó, 10 thị trường lớn nhất là: Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Nga, Đài Loan, Hàn Quốc, Indonesia, Hà Lan, Thái Lan và Singapore. Trong 10 thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, Trung Quốc vẫn chiếm thị phần lớn nhất với tỉ trọng khoảng 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả. Sau Trung Quốc, Nhật Bản đang là thị trường xuất khẩu rau quả lớn thứ 2 của Việt Nam với thị phần chiếm khoảng 8%. Các mặt hàng xuất khẩu của ta sang Nhật Bản chủ yếu cải bó xôi, dưa chuột, nấm, sơri, thanh long và xoài. Tiếp đến là thị

trường Hoa Kỳ với tổng kim ngạch khoảng 5 - 6%, Thái Lan 3,8%, Hàn Quốc 3,5%, Hà Lan 3,15% và các thị trường khác từ 2 - 3%. Việt Nam đang xúc tiến mở rộng và đẩy mạnh xuất khẩu rau quả sang các thị trường mới như: Ấn

Độ, Chile, Niu Di-lân và các một số nước Đông Âu.

Vấn đề thứ nhất rất được quan tâm hiện nay vẫn là thị trường Trung Quốc, chiếm gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Vậy, giả dụ trong trường hợp giao thương bị gián đoạn hoặc trục trặc, cần có hướng xử lí kịp thời. Có một bất cập khi xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc là được thực hiện chủ yếu qua đường tiểu ngạch. Vì vậy, các đối tác thường xuyên áp dụng các chính sách thương mại biên giới địa phương không ổn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 32

Bên cạnh thị trường truyền thống Trung Quốc, mấy năm trở lại đây Việt Nam bắt đầu mở rộng và xuất khẩu rau quả sang các thị trường cao cấp, khó tính như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc nhưng lượng không được nhiều.

Việt Nam nhập khẩu rau quả từ các thị trường Thái Lan, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ôxtrâylia, Chile, Nam Phi. Trong đó Trung Quốc và Thái Lan là thị

trường có kim ngạch nhập khẩu đạt cao nhất, Trung Quốc đạt trên 40 triệu USD, Thái Lan hơn 37 triệu USD trong năm 2011. Bởi cả Trung Quốc và Thái Lan đều có vị trí địa lý thuận lợi về vận chuyển hàng hóa, nhưng so với cùng kỳ năm trước, tốc độ kim ngạch nhập khẩu từ thị trường hai thị trường này tăng cao, đặc biệt là thị trường Thái Lan.

Đối với thị trường Trung Quốc, thời gian vừa qua có hàng loạt nông sản nhập từ nước này bị phát hiện nhiễm độc, không đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), tuy nhiên do sự thuận lợi về đường biên giới dài và khả năng cạnh tranh về giá tốt nên kim ngạch nhập khẩu từ

thị trường này tăng đều qua các năm và có độ tăng đột biến trong năm 2011. Ngoài những thị trường nhập khẩu chính là Thái Lan và Trung Quốc thì các thị trường nhập khẩu có kim ngạch lớn và tiềm năng như Niuzilan, Malaysia, Myanma. Trong các năm gần đây thị trường tiêu dùng trong nước có xu hướng sử dụng các loại rau có chất lượng cao, có xuất xứ từ Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản nên xu hướng nhập khẩu từ các thị trường này có chiều hướng tăng.

Bảng 2.3: Nhập khẩu rau của Việt Nam phân theo thị trường

ĐVT: USD Nước 2007 2008 2009 2010 2011 Trung Quốc 28,616 22,593 24,498 27,010 40,767 Nhật Bản 1,405 1,130 1,265 1,268 1,683 Hoa Kỳ 615 868 1,171 1,418 2,303 Thái Lan 186 719 3,325 10,960 37,590

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33 Myanmar 26 253 2,066 2,218 3,682 Pháp 23 206 105 106 265 Bỉ 84 135 394 390 493 Malaysia 70 135 104 542 1,182 Singapore 120 117 212 220 204 Hàn Quốc 4 49 29 99 92 Niuzilân 82 48 12 80 450 Hà Lan 26 13 26 118 120 Úc 12 5 8 39 161 Nguồn: Tổng cục hải quan 2012

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất và tiêu thụ bí đỏ cho các hộ nông dân huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 39)