Kinh nghiệm phát triển Ngân hàng điện tử tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần Eximbank, chi nhánh Đà Nẵng (full) (Trang 52)

7. Tổng quan tài liệu

1.4.2.Kinh nghiệm phát triển Ngân hàng điện tử tại Việt Nam

Thực tế, các ngân hàng Việt Nam đă quan tâm đến phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử từ khoảng 10 năm trở lại đây. Tuy nhiên trong thời gian đầu, mức độ ứng dụng dịch vụ này khá hạn chế. Khái niệm ngân hàng điện tử thực sự được biết đến khi VCB triển khai dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa đầu tiên vào năm 1994. Đến năm 1995 hệ thống thanh toán điện tử bắt đầu có sự tham gia của hệ thống SWIFT. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng từ tháng 5/2002 cho phép phát triển ngân hàng bán lẻ và ngân hàng bán buôn.

Theo báo cáo của NHNN, đến năm 2005 chỉ có các ngân hàng sau có dịch vụ Internet banking: VCB, ICB, ACB. Năm 2002, Deutsche Bank Vietnam là ngân hàng nước ngoài đầu tiên cung cấp dịch vụ Internet banking (sản phẩm DB-direct). Tiếp theo đó là Techcombank, Vietcombank, Đông Á

Bank và một số ngân hàng khác.

Bước phát triển tiếp theo của dịch vụ ngân hàng điện tử là thanh toán qua internet bắt đầu từ năm 2008 với ngân hàng tiên phong là Techcombank. Ngân hàng hiện phục vụ trên 2,3 triệu khách hàng cá nhân, trên 66 .000 khách hàng doanh nghiệp. Techcombank cũng là Ngân hàng TMCP đầu tiên được NHNN cấp phép cho cung cấp dịch vụ E-banking thực thụ theo các tiêu chuẩn Quốc tế ra thị trường và đặc biệt là khách hàng bán lẻ.

Các kênh giao dịch qua ATM, POS cũng được các ngân hàng đầu tư xây dựng. Hình thành hệ thống chuyển mạch thẻ: SmartLink, BankNet, VNBC. Một số ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cung cấp dịch vụ E-banking như : Citibanking (Citibank), Hexagon (HSBC), DB-direct (Deutsch Bank), ANZ- link (ANZ bank). Tuy nhiên mới dừng lại ở việc cung cấp cho khách hàng là doanh nghiệp.

Với công nghệ khá giống nhau cho phép bảo mật hai lớp (OTP), hàng loạt ngân hàng trong năm 2009 đă tung ra dịch vụ thanh toán trực tuyến qua Internet. Đến nay số một số ngân hàng như Techcombank, Vietcombank, ACB,… đă bắt đầu ứng dụng công nghệ cho phép khách hàng thanh toán qua điện thoại di động.

Hiện nay theo thông kê của Bkis, có khoảng 41 ngân hàng đă triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử, 80% các ngân hàng trên toàn quốc đă có hoặc đang trong giai đoạn xây dựng giải pháp ngân hàng điện tử, đặc biệt khối các ngân hàng thương mại cổ phần có sự bứt phá rất mạnh trong mảng dịch vụ này.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đă nêu những khái niệm cơ bản nhất về dịch vụ ngân hàng điện tử, nội dung và tiến trình phát triển dịch vụ NHĐT tại NHTM, cho thấy cái nhìn tổng quan về sự phát triển của ngân hàng điện tử tại một số nước trên thế giới cũng như tại Việt Nam hiện nay. Ngân hàng điện tử được coi là sản phẩm ngân hàng gắn liền với sự phát triển của khoa học công nghệ và là xu hướng tất yếu của nền tài chính ngân hàng thế giới. Vì vậy để phát triển ngân hàng điện tử tại Việt Nam không chỉ cần có sự triển khai hiệu quả của các NHTM mà còn cần đến sự hỗ trợ của Nhà nước, đặc biệt trong vấn đề pháp lý và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin.

CHƯƠNG 2

THC TRNG PHÁT TRIN DCH V NGÂN HÀNG ĐIN T TI NGÂN HÀNG XUT NHP KHU CHI NHÁNH ĐÀ

NNG TRONG THI GIAN QUA

2.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NGÂN HÀNG EXIMBANK CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần Eximbank, chi nhánh Đà Nẵng (full) (Trang 52)