7. Tổng quan tài liệu
1.3.1. Các yếu tố bên ngoài
a. Cơ sở pháp lý
Môi trường pháp lý là một yếu tố đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến hoạt động của mọi lĩnh vực đời sống xă hội. Và dịch vụ NHĐT cũng không ngoại lệ, lĩnh vực này cũng đòi hỏi tính pháp lý rất cao. Các dịch vụ NHĐT chỉ có thể triển khai hiệu quả và an toàn khi các dịch vụ này được công nhận về mặt pháp lý. Trong mỗi nước, các NH chỉ có thể áp dụng dịch vụ e- banking khi tính pháp lý của nó được thừa nhận (biểu hiện cụ thể bằng sự
thừa nhận pháp lý giá trị của các giao dịch điện tử, các thanh toán điện tử, chứng từ điện tử…) và có cơ quan xác thực (chứng nhận chữ ký điện tử).
Các quy định khung có ảnh hưởng tới các thành viên tham gia dịch vụ từ đó quyết định sự phát triển nhanh và đúng hướng của dịch vụ này. Nhà nước cần phải bảo vệ pháp lý đối với các thanh toán điện tử, mạng thông tin thể hiện trong các chính sách, đạo luật cụ thể phản ánh trong toàn bộ chỉnh thể của hệ thống pháo luật.
Ngày 29/11/2005 Quốc hội nước Cộng Hoà Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đă thông qua luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 và chính thức áp dụng vào ngày 01/03/2006. Tiếp đó, chính phủ đă ban hành một số nghị định nhằm hướng dẫn chi tiết việc thi hành Luật giao dịch điện tử.
- Ngày 09/06/2006 chính phủ ban hành nghị định số 57/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật giao dịch điện tử.
- Ngày 15/02/2007 chính phủ ban hành nghị định số 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
- Ngày 23/02/2007 chính phủ ban hành nghị định số 27/2007/NĐ-CP quy định chi tiết Luật giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
- Ngày 08/03/2007 chính phủ ban hành nghị định số 35/2007/NĐ-CP quy định về giao dịch điện tử trong ngân hàng.
Như vậy, một môi trường pháp lý ổn định sẽ có tác động tích cực đến sự phát triển của các loại hình dịch vụ mới này vì nó sẽ được đảm bảo các hoạt động của mình bằng chính hệ thống pháp luật của quốc gia mình. Do đó, môi trường pháp lý của quốc gia đòi hỏi phải ngày càng hoàn thiện hơn, ổn định hơn để đảm bảo thông suốt cho các hoạt động của e-banking.
b. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin
hoạt động nghiệp vụ ngân hàng. Ứng dụng công nghệ hiện đại vào các hoạt động của ngân hàng được xem là chìa khóa để các ngân hàng phát triển dịch vụ NHĐT một cách nhanh chóng và bền vững. An ninh bảo mật đă trở thành vấn đề sống còn của ngành ngân hàng trong thời điện tử hóa. An ninh bảo mật cũng là mối quan tâm hàng đầu của khách hàng khi quyết định lựa chọn hình thức thanh toán phi tiền mặt. Vì vậy nếu thiếu những biện pháp an toàn bảo mật thì việc phát triển dịch vụ NHĐT không thể thực hiện được.
Ngân hàng điện tử phát triển dựa trên cơ sở kỹ thuật số hoá, công nghệ thông tin, mà trước hết là kỹ thuật máy tính điện tử. Vì vậy chỉ có thể phát triển ngân hàng điện tử khi có hạ tầng công nghệ thông tin vững chắc. Hạ tầng công nghệ thông tin bao gồm: Máy tính, máy chủ, mordem, điện thoại, mạng nội bộ, mạng liên kết khách háng, thiết bị thanh toán điện tử (POS, ATM, CDM...) và các thiết bị truyền thông...
Ngoài ra cơ sở hạ tầng thông tin này chỉ có thể có và hoạt động dựa trên nền tảng một nền công nghiệp điện năng, bưu chính viễn thông đảm bảo cung cấp nguồn năng lương hoạt động và thông tin liên lạc đầy đủ, ổn định. Thiết lập một hệ thống cơ sở hạ tầng như vậy nằm ngoài tầm kiểm soát của các ngân hàng mà điều này phụ thuộc vào sự đầu tư và phát triển lâu dài của nhà nước. Tốc độ tăng nhanh chóng của các tiến bộ trong CNTT và truyền thông đă đưa ra một phạm vi lớn các kênh phân phối trong ngân hàng bán lẻ, đặc biệt là các hệ thống thanh toán điện tử. Ngân hàng cần khai thác các cơ hội có được từ sự phát triển và biến đổi này để duy trì cạnh tranh. Ngân hàng thành công trong tương lai chính là những ngân hàng có đòn bẩy từ cuộc cách mạng CNTT và truyền thông.
Vì hệ thống mạng và các máy PC là các công cụ mà khách hàng thực hiện giao dịch qua các dịch vụ thanh toán điện tử, nên khả năng truy cập đến máy tính và mạng thanh toán là điều kiện tiên quyết để chấp nhận các dịch
vụ thanh toán điện tử.
Đối với ngân hàng qua Internet, một trong những nhân tố quan trọng là sự truy cập Internet hoặc số lượng người kết nối vào Internet. Điều này là do một khách hàng sẽ không thể sử dụng dịch vụ ngân hàng qua Internet nếu khách hàng đó không có cách kết nối Internet nào ở nhà cũng như tại văn phòng.
Như vậy, rơ ràng hạ tầng CNTT và truyền thông là nền tảng cho hệ thống thanh toán điện tử. Nếu hạ tầng này đáp ứng được yêu cầu thì hệ thống thanh toán điện tử sẽ hoạt động thông suốt. Ngược lại, nếu hạ tầng này không tốt thì hệ thống thanh toán điện tử không chỉ vận hành kém mà còn có nguy cơ các về bảo mật thông tin.
1.3.2.Yếu tố về con người
a. Trình độ và mức sống của người dân
Mức sống của người dân là một nhân tố quan trọng để phát triển các dịch vụ NHĐT. Khi người dân có thu nhập thấp, hay nói cách khác có ít tiền thì có lẽ họ sẽ không quan tâm đến các dịch vụ ngân hàng. Họ sẽ dùng tiền mặt thay vì các dịch vụ thanh toánđiện tử. Do vậy, phát triển kinh tế và cải thiện mức sống luôn luôn là những yếu tố tiên quyết cho việc phát triển các dịch vụ NHĐT.
Bên cạnh đó, mức độ nhu cầu về dịch vụ NHĐT còn phụ thuộc vào số lượng người sử dụng thường xuyên và thành thạo internet, chi phí và tốc độ truy cập internet và các mạng di động, sự hiểu biết và tin tưởng của người dân vào các dịch vụ ngân hàng.
b. Sự hiểu biết và chấp nhận dịch vụ NHĐT
Hiện nay người dân vẫn có xu hướng và thói quen dùng tiền mặt trong các giao dịch. Việc đó đă trở thành những trở ngại chính cho việc phát triển các dịch vụ NHĐT. Sự phổ biến và phát triển của các dịch vụ NHĐT liên quan chặt chẽ đến sự chấp nhận của khách hàng hơn là những gì mà phía các
nhà cung ứng dịch vụ đưa ra. Vì vậy, sự hiểu biết của khách hàng về các dịch vụ NHĐT và lợi ích của nó là điều hết sức cần thiết.