7. Tổng quan tài liệu
1.4.1. Kinh nghiệm phát triển Ngân hàng điện tử trên thế giới
Tại các nước công nghiệp phát triển trên thế giới, dịch vụ E-banking được sử dụng rộng răi, số khách hàng sử dụng E-banking chiếm đến hơn 70% dân số và con số này hàng năm vẫn tiếp tục tăng. Các nước đi đầu như Mỹ, Châu Âu, Australia và tiếp đó là các quốc gia, vùng lănh thổ như Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc...Các ngân hàng không chỉ mở rộng hệ thống thanh toán tiền tử mà còn phát triển các kênh giao dịch điện tử như: Các loại thẻ ghi nợ, thẻ ghi có, dịch vụ Ngân hàng trực tuyến internet -banking, home - banking, mobile-banking...
Ở khu cực Châu Á – Thái Bình Dương, Singapore và Hồng Kông phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử từ rất sớm. Tại Hồng Kông dịch vụ ngân hàng điện tử có từ năm 1990, còn tại Singapore dịch vụ ngân hàng cung cấp qua internet có từ năm 1997. Trung Quốc mới tham gia ngân hàng trực tuyến từ năm 2000 nhưng cũng đă có rất nhiều cải tiến chiến lược trong lĩnh vực này.
Kinh nghiệm phát triển ngân hàng điện tử của một số nước trên thế giới:
Mỹ
Ngân hàng điện tử ở Mỹ phát triển từ rất sớm, những năm 90 của thế kỷ thứ 19 ngân hàng đầu tiên tại Mỹ là Wellfargo đă cung cáp dịch vụ ngân hàng qua mạng. Và từ đó dịch vụ ngân hàng điện tử phát triển nhanh chóng tại Mỹ.
Bảng 1.1: So sánh chi phí giao dịch qua ngân hàng điện tử với hình thức giao dịch khác tại Mỹ
( Nguồn: Ban thương mại điện tử, Bộ thương mại)
Điều này chứng tỏ rằng các giao dịch qua kênh ngân hàng điện tử đă trở nên kinh tế và hiệu quả cho ngành ngân hàng Mỹ trong việc giảm chi phí và cải thiện chất lượng dịch vụ cho các khách hàng hiện tại và tiềm năng của ngân hàng ở phạm vi toàn cầu.
Singapore
Tại Singapore, hơn 28% người sử dụng internet vào các trang web ngân hàng điện tử vào tháng 5/2001, 36 nghiên cứu của NetValue (một công ty trên internet) chỉ ra rằng trong khi số lượng người tham gia vào ngân hàng điện tử tại Singapore tăng lên, thời gian trung bình cho các trang web này giảm xuống xấp xỉ gần 4 lần từ tháng 3/2001 đến tháng 5/2001. Sự giảm xuống này có thể do nhiều khách hàng sử dụng thời gian để hoàn thành những giao dịch tốn ít thời gian hơn là vào các trang web khác. Theo như khảo sát, hai trong ba khách hàng thực hiện giao dịch, tất cả các ngân hàng chính ở Singapore có sự hiện diện internet. Những ngân hàng này đưa ra một loạt sản phẩm trực tiếp tới khách hàng qua các trang web internet. Những ngân hàng này đă chuyển từ sự tập trung ban đầu vào các dịch vụ ngân hàng bán lẻ sang các công ty vừa và nhỏ sang các tổ hợp công ty.
STT Hình thức giao dịch Phí bình quân 1 giao dịch (USD)
1
Giao dịch qua ngân viên
Ngân hàng 1.07
2 Giao dịch qua điện thoại 0.27 3 Giao dịch qua internet 0.01 4 Giao dịch qua ATM 0.04
- Chuyển tiền thanh toán.
- Lồng ghép các sản phẩm thương mại điện tử liên quan tới chọn sản phẩm, đặt hàng mua, phát hành hoá đơn và thanh toán.
- Đặt hàng chứng khoán và bảo hiểm, các hoạt động thị trường vốn. - Mua bán chứng khoán.
- Dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
Trung quốc
Ngân hàng điện tử tại Trung Quốc bắt đầu phát triển từ năm 2000 và có những bước đột phá. Trung Quốc xây dựng những chiến lược cho việc phát triển các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng điện tử với chiến lược “xi măng và con chuột”.
Những năm gần đây, kể từ thời điểm nhiều hệ thống ngân hàng Trung Quốc triển khai dịch vụ ngân hàng qua mạng internet, còn gọi là Banking online hay E-banking, hàng triệu khách hàng Trung Quốc đă lập tức lựa chọn hình thức thanh toán này. Không còn lo bị phạt tiền vì quá hạn trả hóa đơn, không phải tốn quá nhiều thời gian để viết chi phiếu, dán tem, gửi thư qua bưu điện và chờ đợi ngân hàng gửi bảng kết toán hàng tháng … Bên cạnh đó, những công việc thông thường tốn nhiều thời gian xưa nay như trả hóa đơn tiền điện, khi đốt, tiền nước, tiền nhà, hoặc tiền thẻ tín dụng… thì nay chỉ cần khoảng từ 15 đến 30 phút đồng hồ. Khách hàng sử dụng dịch vụ E-banking có thể nhập vào máy tính các dữ liệu về số tiền, số tài khoản và ngày thanh toán là tiền sẽ được rút thẳng từ tài khoản của mình trả cho công ty nhận thanh toán. Thì giờ là vàng bạc, các ngân hàng Trung Quốc có lẽ nhận thức rơ khía cạnh này để khai thác triệt để những lợi ích từ E-banking.
Thị trường toàn cầu đang mở rộng trước mắt, nhưng với việc Trung Quốc gia nhập WTO, nhiều chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng E- banking sẽ là đầu cầu để các ngân hàng nước ngoài tấn công vào thị trường tài
chính ngân hàng trong nước. Khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, việc đảm bảo sẽ mở cửa thị trường này là một trong những cam kết mà quốc gia nào cũng phải thực hiện. Một quan chức cao cấp trong ngành ngân hàng Trung Quốc bày tỏ sự lo ngại: “Cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng đang là một sức ép lớn đối với Trung Quốc trước việc các ngân hàng nước ngoài tham gia ngày càng nhiều vào thị trường tài chính Trung Quốc. Các ngân hàng Trung Quốc có thể sẽ gặp phải bất lợi lớn do hạn chế về công nghệ dịch vụ ngân hàng. Mặc dù vấn đề mất an toàn chưa bao giờ xảy ra, nhưng điều tạo nên khoảng cách giữa các nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng trong nước và đối thủ cạnh tranh nước ngoài là kinh nghiệm và kỹ năng quản lý. Chúng ta nên tính đến những chiến lược dài hơi và hiệu quả”.
Từ đó, chiến lược “xi măng và con chuột” ra đời khi kết hợp thành công việc mở rộng hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng điện tử với khả năng bảo mật an toàn cao nhằm đối phó với sự cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoài.