Các giải pháp trong vận dụng các nguyên tắc quản lý

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước chuyên ngành hàng hải về logistics tại cảng Vũng Áng, Hà Tĩnh (Trang 82)

- Việc đầu tƣ cảng biển, kết cấu hạ tầng và có chính sách thu hút hàng hoá của Lào thông qua Cảng Vũng Áng sẽ đem lại nhiều lợi ích cả về kinh tế và chính trị. Thị trƣờng Lào là một thị trƣờng tiêu dùng hàng nhập khẩu, do đó vận dụng logistics kéo ở thị trƣờng này sẽ rất hiệu quả. Đây cũng chính là cơ hội cho các doanh nghiệp logistics Việt Nam.

- Cảng vụ Hàng hải Hà Tĩnh đóng vai trò quan trọng trong tổ công tác Việt Lào về cảng Vũng Áng. Phải phát huy tối đa vai trò này. Ngoài ra, quá trình đón tiếp các đoàn doanh nhân trong và ngoài nƣớc đến thăm Cảng, cần vận dụng kiến thức về logistics một cách sâu sắc để thu hút hàng hoá thông qua cảng.

- Phát huy dân chủ, đồng thời thực hiện tốt vai trò là cơ quan chủ trì phối hợp các cơ quan quản lý Nhà nƣớc chuyên ngành để phục vụ mục tiêu phát triển logistics. Phát huy tối đa vao trò thủ lĩnh này vào việc nâng cao hiệu quả quản lý, đảm bảo an ninh, trật tự, phòng chống cháy nổ, kiểm soát dịch bệnh và ngăn ngừa ô nhiễm môi trƣờng.

- Trong mối quan hệ giữa các tổ chức đoàn thể với địa phƣơng, phải đẩy mạnh tuyên truyền và tƣ vấn về cơ hội tìm kiếm việc làm có thu nhập cao cho ngƣời dân trong lĩnh vực logistics.

- Thực hiện tốt vai trò là cầu nối giữa Cục hàng hải Việt Nam với chính quyền địa phƣơng, tham mƣu kịp thời cho UBND tỉnh về các vấn đề liên quan đến quản lý logistics. Đồng thời kịp thời báo cáo với Cục hàng hải Việt Nam, Bộ giao thông vận tải về những yêu cầu, những ý kiến chỉ đạo của chính quyền địa phƣơng để có hƣớng giải quyết thoả đáng yêu cầu phát triển của địa phƣơng trên cơ sở phù hợp với sự chỉ đạo điều hành từ Trung ƣơng.

- Đầu tƣ phát triển công nghệ thông tin, hoàn thiện hệ thống khai báo điện tử, kết nối mạng lƣới với các cơ quan quản lý tại cảng để tạo thuận lợi tối đa cho mọi hoạt động tại cảng.

- Đẩy mạnh quảng bá hình ảnh của cảng Vũng Áng lên các phƣơng tiện thông tin và tài liệu hàng hải thế giới. Phát huy vài trò đầu mối quản lý tại cảng để giới thiệu với các đối tác, doanh nghiệp nƣớc ngoài những lợi thế và các yếu tố thuận lợi của Cảng. Đề xuất cơ chế thu hút vốn nƣớc ngoài vào đầu tƣ phát triển các dịch vụ logistics.

- Chú trọng các nội dung phát triển logistics trong xây dựng Nội quy cảng biển và trong các nội dung góp ý xây dựng các văn bản pháp luật có liên quan.

3.3.4. Trong vận dụng các phương pháp quản lý

- Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật đối với mọi hoạt động tại Cảng. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý Nhà nƣớc khác và chính quyền địa phƣơng để đảm bảo sự tuân thủ pháp luật trong mọi hoạt động tại Cảng.

- Hƣớng vào lợi ích của doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả quản lý, vận dụng tạo tính tự giác trong thực thi pháp luật. Kết hợp chặt chẽ giữa biện pháp hành chính, kết hợp với lợi ích kinh tế, đồng thời tăng cƣờng tuyên truyền, giáo dục pháp luật để đạt đƣợc hiệu quả cao nhất. Tổ chức thực hiện tốt Ngày pháp luật.

- Vận dụng tốt phƣơng pháp kinh tế để nghiên cứu đề xuất các chính sách thu hút vốn đầu tƣ kết cấu hạ tầng logistics.

3.3.5. Trong vận dụng các công cụ quản lý của Nhà nước

- Thực hiện tốt nhất chức năng giám sát thực hiện quy hoạch phát triển cảng, chủ động đề xuất điều chỉnh quy hoạch theo hƣớng có lợi nhất cho phát triển dịch vụ logistics. Tập trung giữ dìn và đề xuất dự trữ từng tấc đất đã quy hoạch phục vụ dịch vụ logistics, không để sử dụng sai mục đích khu vực vùng quy hoạch đó.

- Đề xuất với chính quyền các cấp việc tìm biện pháp hạn chế tối đa tác hại của Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng có thể gây ra đối với dịch vụ logistics. Mạnh dạn đề xuất việc di chuyển vị trí xây dựng Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 2 ra vị trí mới không gây ảnh hƣởng đến khu vực cảng bách hoá tổng hợp container.

- Tận dụng và phát huy tối đa lợi thế đặc biệt của cảng Vũng Áng, coi đó nhƣ một tài nguyên quý giá, một nguốn lực quốc gia cần chắt chiu, căn ke sử dụng sao cho có hiệu quả cao nhất. Cụ thể kết hợp tốt giữa tuân thủ quy hoạch đã đƣợc phê duyệt với đề xuất sửa đổi, bổ sung Quy hoạch này sao cho có hiệu quả cao nhất.

3.3.6. Giải pháp cải cách thủ tục hành chính gắn với nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức.

- Phân cấp, phân quyền nhiều hơn cho các dại diện và các trạm của các khu cảng (và các bộ phận trực tuyến) để tiết kiệm thời gian đi lại cho đối tƣợng quản lý, giảm khâu trung gian, tăng cƣờng trách nhiệm xử lý thông tin tại chỗ.

- Xúc tiến đầu tƣ hiện đại hóa kết cấu hạ tầng logistics và các điều kiện cho khai báo điện tử, kết nối mạng khai báo điện tử giữa tất cả các cơ quan quản lý Nhà nƣớc tại cảng.

- Nâng cao trách nhiệm và chất lƣợng thi hành công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Để đơn giản đƣợc thủ tục hành chính thì phải có đội ngũ công chức có tính chuyên nghiệp cao, có đủ trình độ, có kỹ năng để triển khai thực hiện quyết định hành chính đến tận cơ sở.

3.3.7. Thu thập, xử lý và truyền đạt thông tin quản lý

- Thay đổi cơ cấu tổ chức theo hƣớng tăng cƣờng vai trò trách nhiệm của bộ phận trực tuyến, chuyên môn hoá sâu các bộ phận chức năng. Đây là mấu chốt quan trọng nhằm xử lý nhanh chóng thông tin quản lý trong nội bộ, truyền đạt nhanh thông tin giữa nội bộ với bên ngoài.

- Để quản lý lĩnh vực logistics có hiệu quả cao cần thay đổi phƣơng thức thông kê, tổng hợp số liệu về sản lƣợng. Một bảng tổng hợp các số liệu càng chi tiết càng tốt, nhất là phân chia cụ thể từng loại tàu, cơ cấu hàng hoá, cụ thể hoá doanh nghiệp nào tham gia vào thực hiện dịch vụ logistics với hàng hoá gì.

- Nâng cao trình độ ngoại ngữ và công nghệ thông tin trong đội ngũ cán bộ công chức, viên chức. Cơ quan cần chủ động mở các lớp đào tạo tại chỗ hoặc cử đi đào tạo, coi đây là một căn cứ quan trọng để tuyển dụng, phân công nhiệm vụ và bổ nhiệm cán bộ.

- Đề nghị thiết lập hệ thống quan trắc số liệu, dữ liệu về khí tƣợng, thuỷ văn, hải văn, khí hậu của khu vực Vũng Áng làm cơ sở điều hành các hoạt động hàng hải tại khu vực cảng.

3.3.8. Giải pháp cải tiến quy trình ra các quyết định quản lý.

- Thƣờng xuyên tổ chức rà soát, đánh giá lại các tiêu chuẩn, quy trình của hệ thống quản lý ISO 9001-2008 để cập nhật, sửa đổi theo hƣớng vừa chặt chẽ vừa đơn giản. Giáo dục, đào tạo các tiêu chuẩn, quy trình đó đến tận từng cán bộ, công chức viên chức một cách nhuần nhuyễn. Thành lập bộ phận chuyên trách về ISO để nghiên cứu sâu sắc và cải tiến từng ngày các quy trình, tiêu chuẩn.

- Tổ chức các lớp đào tạo kiến thức logistics và quản lý về logistics cho cán bộ, công chức, viên chức.

- Khuyến khích và có chính sách hỗ trợ cho cán bộ, công chức, viên chức tham gia các lớp đào tạo về quản lý Nhà nƣớc, thạc sĩ quản lý kinh tế, các lớp chuyên môn về logistics.

- Thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ về tuyển dụng, đánh giá cán bộ, bổ nhiệm cán bộ, các khoản thu nhập, lƣơng, thƣởng và các hoạt động tài chính khác… để tạo tâm lý tốt và tạo động lực đồng đều phấn đấu thực thi tốt nhất chức trách nhiệm vụ đƣợc giao.

3.3.10. Phòng ngừa và đấu tranh với tham nhũng và các biểu hiện tiêu cực khác. cực khác.

- Tuân thủ tốt tập quán hàng hải quốc tế trong việc sắp xếp tàu thuyền ra vào cảng. Liên hệ chặt chẽ với chủ tàu chủ hàng và các doanh nghiệp khai thác cảng để xây dựng kế hoạch điều động tàu thuyền một cách hợp lý, hiệu quả, không để tham nhũng chi phối công việc.

- Phân quyền và cơ chế phối hợp, trao đổi, kiểm tra lẫn nhau giữa bộ phận trực tuyến và bộ phận chức năng nhằm thực hiện công tác xử lý vi phạm hành chính một cách đúng luật, thủ tục chặt chẽ, quyết định hợp lý và không còn khe hở cho tham nhũng hối lộ lợi dụng.

3.3.12. Một số giải pháp khác

- Xây dựng trang Web riêng của cơ quan, có sự liên kết với những trang web quan trọng, thƣ viện luật, lý thuyết logistics ….

- Thay đổi phƣơng pháp tuyển dụng, bố trí và bổ nhiệm cán bộ theo hƣớng lấy vị trí việ làm là trung tâm. Chuyên môn hóa sâu và tinh gọn bộ phận chức năng, tập trung lực lƣợng cho các bộ phận trực tuyến.

- Thƣờng xuyên nghiên cứu, bổ sung kịp thời những nội dung lạc hậu trong Quy chế văn hóa nơi công sở của cơ quan, nâng cao chất lƣợng phục vụ

- Đề nghị và yêu cầu doanh nghiệp khai thác cảng triển khai thực hiện nghiêm chỉnh Bộ luật an ninh tàu biển và cảng biển. Cụ thể nhấn mạnh việc đầu tƣ thiết bị soi chiếu hiện đại, huấn luyện nghiệp vụ an ninh cho các cán bộ an ninh, tổ chức diễn tập thƣờng xuyên theo đúng yêu cầu của Bộ luật ISPS.

3.4. Đề xuất kiến nghị khác.

3.4.1. Từ kinh nghiệm thực tiễn

- Nghiên cứu ứng dụng lý thuyết về logistics mới để phát triển nguồn nhân lực sử dụng và quản lý logistics. Luật hoá kết quả nghiên cứu.

- Đầu tƣ hiện đại hoá kết cấu hạ tầng: trọng tâm là đƣờng sắt, đƣờng bộ nối vùng hấp dẫn; thông tin; hạ tầng kỹ thuật của cảng và hạ tầng phụ trợ.

- Tiêu chuẩn hoá, đơn giản hoá và ứng dụng công nghệ thông tin đối với thủ tục liên quan đến quản lý hành chính, giao nhận, vận tải, hải quan….

- Tạo môi trƣờng thuận lợi thu hút vốn và doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc. - Đề cao nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính thƣờng xuyên, liên tục. - Đề xuất cơ chế đấu thầu cho thuê khai thác cảng đối với các cầu cảng và kho bãi đƣợc Nhà nƣớc đầu tƣ.

- Đề xuất với UBND tỉnh xây dựng chiến lƣợc phát triển logistics gắn với cảng Vũng Áng, nhất là việc bố trí quỹ đất và kết cấu hạ tầng giao thông để tránh những khó khăn nhƣ Cảng Hải Phòng hiện nay. Hiện đại hoá giao thông và cải cách thủ tục thông quan ở cửa khẩu Cha Lo và Cầu Treo.

3.4.2. Từ kết quả nghiên cứu của tác giả.

- Dừng dự án đầu tƣ xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng số 2.

- Kịp thời sửa đổi, bổ sung các quy định điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế, thƣơng mại và hoạt động khác liên quan đến logistics đối với Luật thƣơng mại và Bộ luật hàng hải Việt Nam.

- Tập trung nguồn lực sớm đầu tƣ xây dựng đƣờng sắt nối cảng Vũng Áng với đƣờng sắt quốc gia và cửa khẩu Cha Lo. Đây có thể coi nhƣ bƣớc đi trƣớc

đón đầu, cạnh tranh với cảng Đà Nẵng thu hút nguồn hàng hóa quá cảnh của Lào và các tỉnh vùng Đông Bắc Thái Lan, tạo bƣớc đột phá mạnh mẽ và sự khác biệt cho cảng Vũng Áng so với các cảng khác trong khu vực và cả nƣớc.

- Trên cơ sở quy hoạch chi tiết cảng Vũng Áng, mạnh dạn cho các công ty tƣ nhân trong và ngoài nƣớc đầu tƣ xây dựng cầu cảng để sản xuất kinh doanh dịch vụ khai thác cảng và các dịch vụ khác liên quan đến logistics.

- Trƣớc mắt, đề nghị UBND tỉnh có sự chỉ đạo quyết liệt để hiện đại hóa kết cấu hạ tầng phụ trợ của cảng, đặc biệt là mạng lƣới thông tin viễn thông, hệ thống cấp điện. Đây là hai hệ thống có chất lƣợng quá thấp, thƣờng xuyên hƣ hỏng.

KẾT LUẬN

Trong xu thế hiện nay, logistics đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đời sống dân cƣ cũng nhƣ toàn bộ hoạt động của nền kinh tế. Cảng Vũng Áng là cảng nƣớc sâu, có vị trí địa lý và địa hình lý tƣởng để phát triển dịch vụ logistics, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội trong vùng hấp dẫn của Cảng. Vùng đất sau Cảng bằng phẳng, vùng hấp dẫn của Cảng rộng lớn giàu tiềm năng gồm các tỉnh Bắc Trung bộ, Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan.

Với mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nƣớc về logistics tại cảng Vũng Áng, luận văn đã tập trung giải quyết những vấn đề nhƣ sau:

Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về logistics và phát triển logistics của nền kinh tế nhƣ: khái niệm và bản chất của logistics, các nội dung và các nhân tố cơ bản ảnh hƣởng đến phát triển logistics. Luận văn cũng đã hệ thống hóa các nội dung quản lý nhà nƣớc về logistics tại cảng biển. Luận văn cũng nghiên cứu các bài học kinh nghiệm trong phát triển logistics của một số quốc gia có cảng biển và logistics hiện đại trên thế giới, các cảng biển lớn trong nƣớc để rút ra những gợi ý cho cảng Vũng Áng.

Luận văn đã phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động logistics và hiệu quả quản lý nhà nƣớc chuyên ngành hàng hải tại khu vực cảng Vũng Áng, đan xen với việc xem xét quy hoạch phát triển cảng Vũng Áng về: tình hình hoạt động logistics tại khu vực cảng; kết cấu hạ tầng logistics tại cảng; vấn đề bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và ngăn ngừa ô nhiễm môi trƣờng; tạo thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh tại cảng; bộ máy quản lý, lực lƣợng cán bộ công chức, viên chức... và các nhân tố khác.

Những phân tích và đánh giá này cho thấy mặc dù có nhiều cố gắng nhƣng công tác quản lý Nhà nƣớc về logistics tại cảng Vũng Áng vẫn còn nhiều bất cập.

Luận văn cũng chỉ ra những xú thế vận động trong và ngoài nƣớc có ảnh hƣởng đến phát triển logistics, nêu ra các mục tiêu phát triển logistics của Việt Nam nói chung và ngành Giao thông vận tải nói riêng đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030. Trên cơ sở đó, luận văn đã đề xuất các giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nƣớc chuyên ngành hàng hải về logistics tại cảng Vũng Áng. Điểm tập trung nhất là về cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc chuyên ngành hàng hải tại Cảng.

Luận văn cũng đề xuất một số giải pháp chung để logistics tại cảng Vũng Áng phát triển nhanh và bền vững, xứng tầm với tiềm năng của cảng Vũng Áng và vùng hấp dẫn của Cảng. Điểm tập trung nhất là những đề xuất liên quan đến phát triển kết cấu hạ tầng, mạnh dạn đề xuất dừng thi công Dự án Nhiệt điện Vũng Áng 2. Đặc biệt đề xuất hƣớng đi để tạo sự khác biệt và tầm nhìn lâu dài để cảng Vũng Áng và dịch vụ logistics tại Cảng phát triển.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1) Tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. Bộ Giao thông vận tải (2012), "Quyết định số 137/QĐ-BGTVT của Bộ

trưởng Bộ giao thông vận tải về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết khu bến Vũng Áng, Sơn Dương thuộc Cảng biển Sơn Dương - Vũng Áng (Tỉnh Hà Tĩnh) giai đoạn đến 2020", tải xuống từ website của Bộ Giao

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước chuyên ngành hàng hải về logistics tại cảng Vũng Áng, Hà Tĩnh (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)