Kinh nghiệm của Cộng hòa liên bang Đức

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước chuyên ngành hàng hải về logistics tại cảng Vũng Áng, Hà Tĩnh (Trang 36)

Theo xếp hạng của WB năm 2010, Đức là quốc gia đứng đầu thế giới về chỉ số phát triển logistics LPI. Hiện có khoảng hơn 60 000 doanh nghiệp Đức đang kinh doanh trong lĩnh vực logistics, tạo hơn 2,7 triệu việc làm, chiếm gần 7% lực lƣợng lao động của Đức. Một trong những nguyên nhân đƣợc thừa nhận là Chính phủ Đức đã có những chính sách phát triển logistics rất sáng suốt, phát huy tối đa lợi thế về vị trí địa lý và trình độ nhân lực và khoa học công nghệ của nƣớc Đức. Cụ thể, với mục tiêu phát triển Đức thành trung tâm logistics của châu Âu, chính phủ liên bang Đức đã ban hành và thực thi các giải pháp sau:

- Đầu tƣ nâng cấp và hiện đại hóa các cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các cảng; - Hiện đại hóa và tối ƣu hóa kết cấu hạ tầng thông tin của hệ thống cảng, kết nối thông tin của toàn bộ hệ thống cảng biển trong toàn liên bang với nhau;

- Đào tạo và đào tạo mới nhân lực làm việc trong hệ thống cảng;

- Đầu tƣ xây dựng mới và hiện đại hóa các kết cấu hạ tầng phụ trợ nhƣ hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nƣớc, kho bãi… đáp ứng nhu cầu của hệ thống cảng hiện đại;

- Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn về an toàn hàng hóa, thiết bị, lao động, môi trƣờng… liên quan đến hoạt động logistics trong hệ thống cảng biển của toàn liên bang; Tập trung đầu tƣ vào các cảng lớn là đầu mối trung chuyển hàng hóa của cả châu Âu nhƣ Bremen và Hamburg.

- Phát triển mạnh mẽ vận tải đa phƣơng thức thông qua các biện pháp nhƣ điều chỉnh các quy định pháp lý liên quan đến vận tải đa phƣơng thức, tạo môi trƣờng và cơ chế pháp lý cạnh tranh hơn để phát triển vận tải đa phƣơng thức;

- Chính phủ lựa chọn địa điểm hợp lý và đầu tƣ vào các trung tâm logistics quốc gia gần các cảng biển một cách hiệu quả. [9]

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước chuyên ngành hàng hải về logistics tại cảng Vũng Áng, Hà Tĩnh (Trang 36)