Tiềm năng phát triển vùng hấp dẫn của cảng Vũng Áng

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước chuyên ngành hàng hải về logistics tại cảng Vũng Áng, Hà Tĩnh (Trang 54)

2.2.6.1. Tỉnh Hà Tĩnh [1], [30]

Hà Tĩnh nằm ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung với diện tích đất liền 6.054,85km2 và trên 18.000km2 mặt biển. Dân số gần 1,3 triệu ngƣời. Phía Bắc giáp Nghệ An, phía Nam giáp Quảng Bình, phía Tây giáp nƣớc CHDCND Lào với 143km đƣờng biên giới, phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 137km.

Giàu tiềm năng và tài nguyên về rừng, biển, khoảng sản và có quỹ đất lớn để phát triển. Quặng sắt Thạch Khê có trữ lƣợng trên 544 triệu tấn, hàm lƣợng sắt 62,1% đang đƣợc khai thác bƣớc đầu; quặng Titan trữ lƣợng hơn 5 triệu tấn, khai thác 100 ÷ 150T/năm; Đá Granite 1,1 tỷ m2; Sét làm gạch ngói 65 triệu m3; ngoài ra còn có các mỏ cao lanh, man gan, thiếc, vàng sa khoáng với trữ lƣợng đáng kể.

Trong giai đoạn 2005 ÷ 2010; Mức độ tăng GDP bình quân đạt 9,6%/năm. Năm 2011 đạt 11,7%, Năm 2012 đạt 14% và Năm 2013 đạt 16,3%.

Đã hình thành và đƣa vào hoạt động 2 khu kinh tế trọng điểm là Khu kinh tế Vũng Áng và Khu kinh tế trọng điểm Cầu Treo và 2 khu công nghiệp tập trung là Gia Lách và Hạ Vàng.

Định hƣớng phát triển trong thời gian tới

Đẩy mạnh công cuộc đổi mới trong tất cả các lĩnh vực, tập trung mọi nguồn lực tạo bƣớc đột phá đƣa Hà Tĩnh phát triển nhanh, bền vững, sớm thoát khỏi tình trạng tỉnh nghèo, phấn đầu đến 2015 trở thành tỉnh có công, nông nghiệp và dịch vụ, gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động. Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hƣớng sản xuất hàng hóa và xây dựng nông thôn mới.

2.2.6.2. Khu vực Lào và Đông Bắc Thái Lan [1].

Quan hệ chính trị - kinh tế giữa Việt Nam với Lào, Thái Lan ngày càng đƣợc cải thiện. Đặc biệt giữa Hà Tĩnh với các địa phƣơng của Lào sẽ phát

triển mạnh mẽ trên nguyên tắc hợp tác toàn diện đã thống nhất trong thời gian vừa qua.

- Lào

Kinh tế xã hội Lào phát triển ổn định với tốc độ khá cao. Tỷ lệ tăng trƣởng GDP giai đoạn 2006÷2010 khoảng 7,8%/năm. Tăng trƣởng GDP năm 2012: 8,20%, năm 2013: 7,50%, và ƣớc tính tăng trƣởng GDP bình quân giai đoạn 2013-2015: 8,08%

Do có điều kiện thuận lợi về địa lý và giao thông trên bộ, cảng Vũng Áng - Sơn Dƣơng sẽ hấp dẫn khoảng 28%÷30% lƣợng hàng quá cảnh của Lào.

- Đông bắc Thái Lan

Cự ly vận chuyển bằng đƣờng bộ của các tỉnh Đông Bắc Thái Lan đến cảng Băng kốc hoặc Lemchabăng xa hơn so với đến các cảng ở Miền Trung Việt Nam khoảng 100÷200km. Cự ly vận tải đƣờng biển đi Bắc Á từ Băng kốc Lemchabăng xa hơn từ các cảng biển Miền Trung Việt Nam khoảng 1.200 hải lý.

Theo số liệu điều tra của hiệp hội doanh nghiệp tại Đông Bắc Thái Lan, khu vực này chiếm khoảng 8%÷9% tổng lƣợng hàng xuất nhập khẩu cả nƣớc Thái Lan; tốc độ tăng trƣởng hàng xuất nhập khẩu của vùng giai đoạn 2010÷2015 khoảng 8%/năm, giai đoạn 2015÷2020 khoảng 7%/năm và giai đoạn 2020÷2030 khoảng 4%/năm.

Cảng Vũng Áng - Sơn Dƣơng hấp dẫn khoảng 22%÷25% lƣợng hàng có nhu cầu tiếp chuyển nói trên, năm 2015 là 0,18÷0,20 triệu tấn, 2020 là 0,46÷0,56 triệu tấn và 2030 là 0,88÷1,05 triệu tấn.

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước chuyên ngành hàng hải về logistics tại cảng Vũng Áng, Hà Tĩnh (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)