Về đảm bảo trật tự, an ninh

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước chuyên ngành hàng hải về logistics tại cảng Vũng Áng, Hà Tĩnh (Trang 61)

2.4.3.1. Những mặt đã làm tốt

- Theo quy định, Cảng vụ Hàng hải Hà Tĩnh đã yêu cầu Công ty CP Cảng Vũng Áng Việt Lào thực hiện Đánh giá an ninh, sau đó tiến hành xây dựng kế hoạch an ninh cảng biển. Kế hoạch an ninh gồm mối liên hệ với sĩ quan an ninh của tàu biển, về mối liên hệ với tất cả các cơ quan đơn vị có liên quan trong khu vực nhằm ngăn ngừa có hiệu quả với hành động khủng bố, phá hoại, trộm cắp, buôn lậu, trốn ra nƣớc ngoài ... và các hành động bất thƣờng

khác. Mức độ tổ chức lực lƣợng đảm bảo an ninh phụ thuộc vào cấp độ an ninh đƣợc công bố. Kiểm soát an ninh và tuần tra đảm bảo an ninh đƣợc thực hiện liên tục.

- Trật tự trong cảng đƣợc kiểm soát bảo đảm mọi hoạt động trong cảng đều đảm bảo theo những nguyên tắc, trình tự nhất đinh từ yêu cầu treo cờ Việt Nam, treo cờ lễ, nơi để các phƣơng tiện tài sản, các hoạt động di chuyển trên cạn và dƣới nƣớc, cập cầu, cập mạn tàu thuyền, lên tàu, rời tàu, tham quan khu vực cảng, chế độ trực ca, vận hành kênh liên lạc VHF... đều tuân theo những quy định chặt chẽ của pháp luật.

Với việc bố trí hoạt động kiểm soát, tuần tra thƣờng xuyên của lực lƣợng an ninh và các sĩ quan an ninh, cán bộ trực ban nên công tác bảo đảm trật tự, an ninh trong cảng đƣợc bảo đảm tƣơng đối tốt.

2.4.3.2. Những mặt còn tồn tại

- Kế hoạch an ninh cảng biển không đƣợc thực thi tốt, nhất là việc đánh giá lại hàng năm. Công tác diễn tập an ninh chƣa thực hiện đúng theo tiêu chuẩn của Bộ luật an ninh tàu biển và cảng biển.

- Trật tự trong cảng còn lộn xộn, nhất là sự vi phạm của tàu đánh bắt thuỷ hải sản khi neo đậu, di chuyển trong vùng nƣớc cảng và luồng chạy tau gây trở ngại cho tàu hàng khi ra vào cập cầu, rời cầu.

- Hoạt động kiểm soát ngƣời ra vào cảng chƣa thực hiện đúng theo yêu cầu. Việc kiểm soát phƣơng tiện vận tải ra vào cảng còn thô sơ, chƣa đƣợc trang bị đầy đủ máy soi chiếu hiện đại.

2.4.4. Về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường.

2.4.4.1. Những mặt đã làm tốt.

- Ngăn ngừa ô nhiễm môi trƣờng liên quan trực tiếp đến hành động bơm xả nƣớc la canh, dầu, khí thải, đổ rác sinh hoạt trên tàu, gõ rỉ, sơn tàu, nạo ống khối, xả khói đen, cọ rửa hầm hàng.... Bên cạnh đó, các hoạt động un khói,

- Trong các hoạt động nạo vét, duy tu luồng tàu biển, lắp đặt trang thiết bị báo hiệu hàng hải cũng gây ô nhiễm môi trƣờng biển khi có những hành động đổ chất thải, bùn thải không đúng nơi quy định.

- Đối với vùng đất và các khu vực kho, bãi cảng, đã thƣờng xuyên kiểm tra việc chấp hành quy định về môi trƣờng, thu gom và xử lý rác thải hóa học, chất thải rắn, thực hiện về sinh công nghiệp, xử lý vật liệu chèn lót hàng hóa, thu gom hàng hóa rơi vãi.

- Cảng chƣa trang bị thiết bị và hệ thống thu gom rác thải, dầu thải từ tàu theo quy định của Công ƣớc MARPOL, dó đó tàu thuyền có thể thực hiện xã thải dầu thải sau khi rời cảng biển.

2.4.5. Về tạo thuận lợi đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh

2.4.5.1. Những mặt đã làm được

Để tạo diều kiện cho phát triển và nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nƣớc đối với các hoạt động logistics tại cảng Vũng Áng, một trong những yếu tố quan trọng là phải tạo thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực hiện Công ƣớc FAL 65, việc cải cách thủ tục hành chính tại cảng biển có những bƣớc chuyển biến tích cực theo hƣớng một đầu mối, giảm phiền hà, tạo điều kiện thuận lợi cho chủ tàu, chủ hàng khi đến cảng. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nƣớc tạo điều kiện thuận lợi cho tàu biển có thể làm hàng sớm ngay sau khi cập cầu hoặc vào khu neo đậu chuyển tải, giảm bớt các chi phí phát sinh, rút ngắn thời gian giải phóng tàu, đặc biệt đối với những tàu container chuyên tuyến. Cảng vụ Hàng hải Hà Tĩnh đã tổ chức thực hiện có hiệu quả các khuyến nghị và tiêu chuẩn của công ƣớc này ngay khi có hiệu lực với Việt Nam. Do đó đã phát huy tác dụng tốt.

- Tăng cƣờng thƣờng xuyên việc tuyên truyền, thông tin về mọi điều kiện thuận lợi trong hoạt động tại cảng để thu hút tàu thuyền và hàng hóa về cảng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động tuân thủ pháp luật, thực hiện mọi nghĩa vụ và bảo vệ quyền lợi một cách thích đáng, hợp lý.

- Bên cạnh đó, Cảng vụ Hàng hải Hà Tĩnh cũng áp dụng Hệ thống quản lý chất lƣợng ISO 9001-2008 vào mọi hoạt động của cơ quan. Đây là một bƣớc tiến quan trọng trong việc tạo thuận lợi cho tàu thuyền và chủ hàng. Các quy trình thủ tục đều công khai, bắt buộc mọi cán bộ nghiệp vụ đều tuân thủ nghiêm ngặt.

Từ tháng 4-2012, cổng thông tin dùng chung tại các cảng biển theo yêu cầu của Công ƣớc FAL 65 đƣợc triển khai tại cảng. Thống nhất đƣợc các mẫu văn bản dùng chung cho các cơ quan quản lý chuyên ngành tại cảng biển trong việc khai báo thông tin liên quan đến hoạt động hàng hải. Việc thông báo, xác báo tàu đƣợc thực hiện nhanh chóng thông qua hệ thống phần mềm.

2.4.5.2. Những mặt còn tồn tại

- Cổng thông tin điện tử đi vào hoạt động, nhƣng chƣa thu hút đƣợc sự quan tâm của chủ tàu. Trên thực tế Cảng vụ Hàng hải Hà Tĩnh phải tự nhập toàn bộ thủ tục, thông tin, tờ khai lên mạng và tự mình phê duyệt kết quả. Hầu nhƣ chƣa có chủ tàu nào tự khai báo, thông báo và cập nhật thông tin lên hệ thống. Nguyên nhân có thể do khó sử dụng, bên cạnh đó là chất lƣợng mạng internet trong khu vực chất lƣợng kém và tốc độ rất thấp.

- Cổng thông tin điện tử chỉ mới sử dụng riêng lẻ đối với cơ quan Cảng vụ, chƣa kết nối đƣợc với mạng của các cơ quan khác, nhất là cơ quan Hải quan, nên tính hữu dụng của cổng thông tin điện tử này không có gì nổi bật, không tạo ra thuận lợi hơn cho tàu thuyền và các chủ hàng.

- Chƣa mạnh dạn phân quyền cho các trạm, nên chủ tàu vẫn phải di chuyển khá xa về văn phòng trung tâm của Cảng vụ để làm thủ tục. Nếu mạnh dạn uỷ quyền cho các trạm tại chỗ thì việc giải quyết thủ tục sẽ nhanh chóng hơn, chủ tàu và chủ hàng ít phải đi lại hơn, tiết kiệm về thời gian và sức lực.

2.4.6. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước

2.4.6.1. Những mặt đã làm được

chuyên môn, cùng nhau tháo gỡ mọi vƣớng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nƣớc tạo điều kiện thuận lợi cho tàu biển có thể làm hàng sớm ngay sau khi cập cầu hoặc vào khu neo đậu chuyển tải, giảm bớt các chi phí phát sinh, rút ngắn thời gian giải phóng tàu, đặc biệt đối với những tàu container chuyên tuyến.

- Các chƣơng trình kiểm tra kiểm sát chung đã tạo đƣợc sự đồng bộ, thống nhất, và loại bỏ mọi sự chồng chéo trong thực thi pháp luật. Khi các Cơ quan quản lý Nhà nƣớc cùng ngồi lại, yêu cầu các doanh nghiệp và tàu thuyền thủ các quy định có liên quan, chủ tàu và chủ hàng không phải đi lại nhiều từ cơ quan này đến cơ quan khác. Doanh nghiệp cũng là ngƣời giúp cho cơ quan Nhà nƣớc thấy đƣợc những mặt còn chồng chéo, còn trùng lặp để từ đó khắc phục kịp thời.

- Việc tổ chức thực hiện thủ tục một cửa, từng bƣớc áp dụng công nghệ thông tin, cổng khai báo điện tử chung đang là mục đích hƣớng tới của tất cả các cơ quan tại cảng.

Ngoài việc tuân thủ các quy định chung của pháp luật, các cơ quan quản lý Nhà nƣớc tại cảng cũng đã họp bàn và xây dựng quy chế phối hợp mang tính song phƣơng. Tháng 12/2013, Cảng vụ Hàng hải Hà Tĩnh và Bộ tƣ lệnh Biên phòng Hà Tĩnh đã cùng ký Quy chế phối hợp hoạt động giữa hai cơ quan. Đây là một bƣớc tiến mới giúp sự phối hợp giữa các cơ quan ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.

2.4.6.2. Những mặt còn tồn tại

- Chƣa có cổng khai báo điện tử chung kết nối thông tin và nghiệp vụ của cơ quan sao cho các doanh nghiệp chỉ cần vào cổng thông tin này là có thể khai báo, xác báo, đề nghị... và thực hiện tất cả các thủ tục có liên quan về hàng hóa, tàu thuyền, con ngƣời.

- Trên cơ sở những quy định chung của pháp luật và dựa trên cơ sở điều kiện thực tiễn tại khu vực, và dƣới sự chủ trì của UBND tỉnh Hà Tĩnh, các cơ

quan tại cảng có thể cùng thảo luận và xây dựng một bộ quy chế phối hợp vì mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nƣớc tại cảng Vũng Áng đồng thời tạo thuận lợi cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tại Cảng, đảm bảo, an ninh, quốc phòng, tìm kiếm cứu nạn và những nhiệm vụ quan trọng khác.

- Thiết lập một trang web về Cảng Vũng Áng để tất cả các cơ quan, ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng và cả các doanh nghiệp có thể cập nhật thông tin mọi mặt về những hoạt động tại Cảng Vũng Áng.

2.4.7. Về quản lý quy hoạch phát triển cảng

2.4.7.1. Quy hoạch Cảng Vũng Áng

Cảng Vũng Áng đã đƣợc quy hoạch chi tiết và đƣợc ban hành theo Quyết định số 137/QĐ-BGTVT ngày 07/1/2012 của Bộ trƣởng Bộ Giao thông vận tải về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết khu bến Vũng Áng, Sơn Dƣơng thuộc Cảng biển Sơn Dƣơng - Vũng Áng (tỉnh Hà Tĩnh) giai đoạn đến 2020.

2.4.7.2. Những mặt còn tồn tại trong quy hoạch.

- Diện tích để mở rộng khu đất rất hạn hẹp, với tổng diện tích 83 ha dành cho khu vực logistics đến năm 2030 là không hợp lý.

- Việc xây dựng nhà máy nhiệt điện ngay cạnh khu vực logistics là thiếu khoa học và ảnh hƣởng đến các hoạt động đóng hàng, gom hàng, rút hàng … và các dịch vụ khác. Nhất vào mùa có gió Tây Nam thì bụi khói, khí thải sẽ bao trùm toàn bộ khu vực Cảng.

- Trong khu vực quy hoạch hiện nay còn tồn tại khoảng 5000 dân xóm Hải Phong, nhà cửa kiên cố, nhiều hàng quán và 03 Nhà Máy chế biến dăm gỗ. Nếu không đƣợc giải toả sớm thì sau này sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai các dự án xây dựng cầu cảng, kho bãi, ga tàu, đƣờng và triển khai các kết cấu hạ tầng phù trợ khác.

- Quá trình thực hiện quy hoạch có thể thay đổi theo những hƣớng không phù hợp với Quy hoạch đã đƣợc phê duyệt.

2.4.8. Tính chủ động sáng tạo trong hoạt động quản lý

2.4.8.1. Những mặt đã làm tốt

- Việc chấp hành các quy định của Nhà nƣớc trong thực hiện nhiệm vụ đã có nhiều cải tiến, luôn hƣớng tới quy chuẩn hoá, đặc biệt sau khi áp dụng Tiêu chuẩn ISO 9001 - 2008 vào thực tiến quản lý.

- Cảng vụ Hàng hải Hà Tĩnh cũng đã có giải pháp để nâng cao năng lực thông qua của Cảng, trong năm 2013 đã đảm bảo cho lƣợng hàng gấp 2 ,2 lần công suất thiết kế thông qua Cảng.

- Dù lƣợng tàu đến Cảng vƣợt quá khả năng tiếp nhận của Cảng trong thời gian dài, nhƣng Cảng vụ Hàng hải Hà Tĩnh đã điều hành tốt, đảm bảo an toàn và hiệu quả kinh tế cao, không để xẩy ra nhiều tranh chấp.

2.4.8.2. Những mặt còn tồn tại

- Do sự thúc đẩy của Chính quyền địa phƣơng, nên trong hoạt động chấp hành pháp luật còn có những lúc buộc phải thự hiện sai so với quy định của pháp luật chuyên ngành để kịp thời đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của địa phƣơng.

- Trong hoạt động điều hành hoạt động tại cảng, Cảng vụ đã không đóng vai trò xứng đáng trong quá trình quy hoạch và mở rộng cảng, nhất là trong việc bố trí Cảng nhà máy nhiệt điện và Cảng xăng dầu gần Cảng bách hoá tổng hợp. Cụ thể là các ý kiến đề xuất của Cảng vụ Hàng hải Hà Tĩnh ngay từ khi manh nha kế hoạch xây dựng những cơ sở này đã không đƣợc chính quyền địa phƣơng quan tâm.

2.4.9. Tính kinh tế trong hoạt động quản lý

2.4.9.1. Những mặt đã làm tốt

- Quá trình điều hành quản lý đã đảm bảo hƣớng đến mục tiêu chung, vì lợi ích chung của cả quá trình vận chuyển tải hàng hóa qua cảng, tiết kiệm đƣợc nhiều thời gian và kinh phí cho chủ tàu, chủ hàng.

- Những cải tiến sáng tạo trong điều hành tàu ra vào đã giải toả tốt tình trạng tàu đến cảng quá đông. Đồng thời tận dụng tối đa mọi năng lực của cầu

cảng, góp phần tiết kiệm đƣợc vốn đầu tƣ, nâng cao đến mức đột biến năng lực thông qua của cầu cảng.

- Hiệu ứng từ sự phát triển của Cảng biển đã góp phần nâng cao GDP của Hà Tĩnh trong năm 2013 đạt 16,8%. Đây là kết quả ngoài mong đợi và dự báo.

2.4.9.2. Những mặt thực hiện chưa tốt.

- Chƣa thu hút đƣợc vốn đầu tƣ xây dựng và mở rộng khu Cảng Vũng Áng, nên nhiều vị trí có thể xây dựng đƣợc cầu cảng vẫn để trống, gây lãng phí tài nguyên.

- Quá trình quản lý còn để xảy ra một số tai nạn hàng hải đáng tiếc, làm chìm cả những con tàu 4500 DWT và một số tàu biển khác. Đây là những thiệt hại đáng ra có thể hạn chế đƣợc nếu đảm bảo tính mẫn cán, hợp lý trong quản lý, điều hành.

- Một số hoạt động có thể gây hại đến môi trƣờng chƣa đƣợc ngăn chặn kịp thời. Tác động môi trƣờng sẽ gây tác hại và thiệt hại lâu dài về kinh phí chung và tính bền vững trong phát triển kinh tế khu vực.

2.4.10. Tính chính xác, minh bạch, công khai trong các quyết định quản lý

2.4.10.1. Những mặt đã làm tốt

- Thủ tục, trình tự trong việc đƣa ra quyết định xử lý vi phạm hành chính đã ngày càng đƣợc tuân thủ chặt chẽ.

- Trƣớc các cơn bão có khả năng đổ bộ vào khu vực Cảng, Cảng vụ Hàng hải Hà Tĩnh đều đã kịp thời có quyết định điều động các tàu thuyền đi tránh trú gió bão an toàn, hợp lý.

- Nội quy cảng biển đƣợc soạn thảo cẩn thận, nhiều lần tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan ban ngành và các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực trƣớc khi ký quyết định ban hành. Nên đã có đƣợc bản Nội quy cảng biển hợp lý.

2.4.10.2. Những mặt còn tồn tại

- Các quyết định cƣỡng chế, dẹp đuổi tàu thuyền đánh bắt thuỷ hải sản và các quán hàng, bè nổi trong vùng nƣớc cảng biển chƣa triệt để, không đƣợc tuân thủ nghiêm minh.

- Các quyết định mang tính điều hành đối với một số doanh nghiệp của tỉnh thiếu tính quyết liệt, nhất là trong việc yêu cầu các doanh nghiệp này giải quyết vấn đề xử lý môi trƣờng, phòng cháy nổ, an ninh cảng biển .. nên còn nhiều kẻ hở.

2.4.11. Khả năng đề xuất các giải pháp vĩ mô để phát triển trung tâm logistics gắn với cảng biển. logistics gắn với cảng biển.

2.4.11.1. Những mặt đã làm tốt

- Đã đề xuất đƣợc cho tỉnh Hà Tĩnh nhiều giải pháp mang tính vĩ mô trong đầu tƣ cơ sở hạ tầng giao thông, mạng lƣới điện, hệ thống điện thoại và một

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước chuyên ngành hàng hải về logistics tại cảng Vũng Áng, Hà Tĩnh (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)