- Các NHTM cần chủ động tiến hành cơ cấu lại mô hình tổ chức một cách hợp lý và hiệu quả, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh, đồng thời giúp cho công tác phân tích BCTC đạt hiệu quả.
- Các NHTM cần tích cực đầu tư, hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin hợp lý và có trọng điểm để cung cấp đến khách hàng những dịch vụ, sản phẩm ngân hàng nhanh và tốt nhất; mang lại uy tín, hiệu quả cho ngân hàng và có được nguồn thông tin đầy đủ, chính xác để phục vụ công tác lập, phân tích báo cáo. Hơn nữa, nếu các NHTM có sự phát triển công nghệ thông tin đồng đều, điều này sẽ có tác dụng trong việc ứng dụng các bài toán nghiệp vụ mang tính toàn Ngành, tạo điều kiện thuận tiện cho việc hợp tác khai thác các dịch vụ giữa các ngân hàng, mang lại hiệu quả cao và giảm thiểu chi phí đầu tư cơ sở vật chất.
- Các NHTM có các báo cáo phân tích tài chính định kỳ, một mặt đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng mình, mặt khác thường xuyên trao đổi nguồn thông tin cũng như kinh nghiệm phân tích BCTC với nhau để công tác phân tích BCTC của các NHTM ngày càng chất lượng và hoàn thiện.
102
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Công tác phân tích BCTC của MB mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục và cải thiện. Do đó, việc hoàn thiện công tác phân tích BCTC tại Ngân hàng TMCP Quân đội luôn là vấn đề mà các nhà quản trị MB quan tâm, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Hoàn thiện về hệ thống thông tin phục vụ phân tích, về đội ngũ nhân sự, về quy trình phân tích, các chỉ tiêu và phương pháp phân tích… là những giải pháp tổng thể mà luận văn đưa ra nhằm nâng cao chất lượng công tác phân tích BCTC tại MB. Đồng thời, luận văn cũng đã đưa ra một số kiến nghị đối với các tổ chức có liên quan trên các khía cạnh như tổ chức, công nghệ, đào tạo… nhằm tạo điều kiện cho các NHTM nói chung và MB nói riêng xây dựng được bản báo cáo phân tích đạt kết quả tốt nhất.
103
KẾT LUẬN
Trong điều kiện nền kinh tế nước ta mới chuyển sang nền kinh tế thị trường với thời gian chưa lâu và thị trường tài chính tiền tệ còn non trẻ, phân tích báo cáo tài chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trong hoạt động của NHTM vẫn còn là hoạt động còn mới mẻ với các Ngân hàng Việt Nam hiện nay.
MB kể từ khi được thành lập đến nay đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên bên cạnh đó, công tác phân tích báo cáo tài chính là một trong những lĩnh vực còn nhiều hạn chế. Vì vậy, việc hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh là một yêu cầu cấp thiết đối với MB.
Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận công tác phân tích BCTC của NHTM, đưa ra và đánh giá được thực trạng công tác phân tích BCTC trên, đề tài đã có những đóng góp một số đóng góp nhất định để hoàn thiện công tác phân tích BCTC tại MB.
Tuy nhiên, nghiên cứu về phân tích báo cáo tài chính NHTM là vấn đề phức tạp và còn chưa được quan tâm chú ý nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Cụ thể, đề tài cần được phát triển nghiên cứu thêm về công tác phân tích BCTC của hệ thống NHTM tại Việt Nam và thế giới và việc vận dụng các mô hình phân tích hiện đại vào các NHTM cụ thể là MB. Nhưng với những cố gắng trong quá trình nghiên cứu, tác giả rất mong đề tài của mình sẽ đóng góp một phần vào quá trình hoàn thiện phân tích tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho MB.
104
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Bộ tài chính (2007), Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam.
2. Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng Thương Mại, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân
3. Tô Ngọc Hưng (2008), Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê
4. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2010), Thông tư số 13/2011/TT-NHNN ngày 20/05/2010 về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng; Thông tư 19/2010/TT-NHNN ngày 27/09/2010 sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2011/TT-NHNN; Thông tư 22/2011/TT- NHNN ngày 30/08/2011 sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 13/2010/TT- NHNN.
5. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22/04/2005 về việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của TCTD; QĐ 18/2007/QĐ-NHNN sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN.
6. Ngân hàng TMCP Quân đội, Báo cáo thường niên năm 2010,2011,2012,2013.
7. Ngân hàng TMCP Á châu, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Sài gòn thương tín, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt nam, Báo cáo thường niên năm 2013.
8. Nguyễn Ngọc Quang (2011), Phân tích báo cáo tài chính, Nhà xuất bản tài chính.
9. Quốc hội nước cộng hòa xã hôi chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Ngân hàng nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng.
10. Một số luận văn của các thạc sĩ khóa trước có đề tài tương tự.
Tiếng Anh
11. David Parmenter (2009), KPI – Các chỉ số đo lường hiệu suất, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
105
12. Peter S. Rose (2001), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính. Website
13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, http://www.sbv.gov.vn.
14. Ngân hàng TMCP Quân đội, http://www.mbbank.com.vn/