Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính của Ngân hàng thương mại Cổ phần Quân đội (Trang 88)

2.3.2.1 Tồn tại

- Thời hạn gửi báo cáo phân tích BCTC tương đối chậm, thường là sau ngày 7 của tháng tiếp theo ( báo cáo tháng); 15 của tháng đầu tiên của quý tiếp theo (đối với báo cáo quý) và sau 30 ngày của năm tiếp theo (đối với báo cáo năm). Sự chậm trễ này giảm đi tính kịp thời của báo cáo phân tích và ảnh hưởng đến việc kiểm soát, đề ra các chiến lược đầu tư của ngân hàng.

76

- Về cơ bản, các báo cáo phân tích BCTC của MB sử dụng nhiều chỉ tiêu có nội dung kinh tế và có ý nghĩa phân tích, phản ánh tương đối đầy đủ các mặt hoạt động kinh doanh của MB. Tuy nhiên, trong báo cáo phân tích của MB một số chỉ tiêu chưa được chú trọng trong quá trình phân tích: Hệ số đòn bẩy tài chính, hệ số tạo vốn nội bộ, hệ số khả năng thanh toán ngay, hệ số khả năng thanh toán nhanh nợ ngắn hạn, phân tích rủi ro …

Đây là những nội dung phân tích rất quan trọng, từ đó giúp nhà quản trị nắm bắt được toàn cảnh hoạt động kinh doanh của MB, đặc biệt là khía cạnh rủi ro và lợi nhuận. Hoạt động kinh doanh của bất cứ NHTM nào đều gắn với rủi ro, do đó, việc kiểm soát và phòng ngừa rủi ro luôn là một nhiệm vụ cấp thiết và ưu tiên hàng đầu của các NHTM. Trên thực tế tại MB công tác phân tích rủi ro được thực hiện tại các bộ phận nghiệp vụ liên quan: phân tích rủi ro tín dụng thuộc Khối quản trị rủi ro, phân tích rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất… thuộc Khối Treasury. Tuy nhiên MB cũng nên đưa nội dung phân tích rủi ro vào báo cáo phân tích tài chính để nhà quản trị có cái nhìn hệ thống và toàn diện hơn tình hình kinh doanh của ngân hàng.

- Báo cáo phân tích mới chỉ dừng lại ở việc tính toán và phân tích các chỉ tiêu nội bộ MB, chưa có sự so sánh nhiều với các chỉ số bình quân ngành hay của các NHTM khác. Do đó, nhà quản trị chưa có đầy đủ thông tin để xác định vị trí của MB trên thị trường tài chính cũng như so sánh được hiệu quả hoạt động và quản lý của MB với các NHTM cùng vị thế khác.

- Phân tích BCTC được thực hiện tập trung tại Hội sở, chủ yếu là phân tích số liệu của toàn hệ thống MB. Nội dung phân tích số liệu cho các chi nhánh chưa chi tiết và cụ thể, mà chỉ mới dừng lại một số chỉ tiêu bình quân lớn. Báo cáo phân tích chưa đưa ra được những kiến nghị, đề xuất cho các chi nhánh đối với các nghiệp vụ cần lưu ý. Thực tế MB đã xây dựng các thư quản lý hàng tháng để khuyến nghị hay hướng dẫn cho chi nhánh một số nội dung liên quan đến hạch toán kế toán, định mức chi tiêu, các khoản chi phí vượt mức kế hoạch… Tuy nhiên, để thực hiện chức năng tham mưu của báo cáo phân tích, MB cần đưa vào trong báo cáo phân tích những vấn

77

đề cần lưu ý trong thư quản lý, đồng thời đưa ra những đề xuất liên quan đến mảng cho vay, huy động nhằm định hướng kinh doanh tốt hơn cho các chi nhánh.

- Phương pháp phân tích chưa đa dạng, chủ yếu mới sử dụng các phương pháp phân tích cơ bản (phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tỷ lệ…) nên báo cáo phân tích mới thể hiện sử biến động của các chỉ tiêu mà chưa đánh giá, chỉ ra được nhân tố nào có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của MB.

2.3.2.2 Nguyên nhân

- Các chuyên viên trong bộ phận phân tích – kế hoạch của Phòng Tài chính mặc dù ngày càng được nâng cao về khả năng phân tích nhưng do họ đều là những cán bộ rất trẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm về phân tích tài chính ngân hàng nên không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Trong khi đó, BCTC của NHTM có tính phức tạp rất cao, để hiểu và đưa ra được những dự báo xác đáng về những nguy cơ cũng như cơ hội trước mắt cần nắm bắt thì cần có kiến thức sâu rộng về thị trường tài chính tiền tệ và bao quát cả nền kinh tế nói chung. Như vậy, công tác phân tích tài chính mới có thể góp phần giúp cho nhà quản lý đưa ra quyết định trong kinh doanh trước những cơ hội và thách thức.

- Chưa xây dựng được quy trình phân tích báo cáo và quy định rõ trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong việc cung cấp số liệu, thông tin phục vụ công tác phân tích báo cáo tài chính. Hiện tại, tại MB hoạt động xử lý và cung cấp thông tin phục vụ nhu cầu quản trị nội bộ Ngân hàng giữa các Khối, phòng ban, bộ phận độc lập với nhau, mà chưa kết hợp khai thác tối đa hiệu quả thông tin để có được những đánh giá tổng quát, chính xác nhất về hiệu quả, hoạt động kinh doanh của toàn ngân hàng. Do vậy mà thông tin đưa ra thường phục vụ cho mục đích riêng của từng đơn vị mà chưa có sự gắn kết nhằm mục tiêu chung. Việc này dẫn đến tình trạng người làm công tác phân tích không tận dụng được các báo cáo có sẵn của các đơn vị khác mà mất rất nhiều thời gian để xử lý số liệu thô từ đầu dẫn đến cung cấp báo cáo phân tích còn chưa kịp thời.

- Thông tin phục vụ công tác phân tích báo cáo tài chính đôi khi còn chưa đầy đủ, kịp thời. Một số báo cáo tài chính của MB phải được thực hiện thủ công do hệ thống chưa hỗ trợ dẫn đến MB mất khá nhiều thời gian để xây dựng báo cáo trong khi việc nhầm lẫn thông tin là hoàn toàn có thể xảy ra Ngoài ra, việc chưa chuẩn

78

hóa được dữ liệu đầu vào, chưa đồng bộ được các phần mềm sử dụng trong toàn hệ thống MB (giữa các chi nhánh Việt Nam và chi nhánh nước ngoài) ảnh hưởng đến chất lượng của thông tin cũng như là mất thời gian trong việc xử lý tổng hợp các nguồn số liệu.

- Việc thu thập những báo cáo phân tích của các tổ chức có uy tín hoặc của các NHTM khác còn hạn chế. Đây là nguồn tài liệu quý giá đối với nhà phân tích vì qua đó, nhà phân tích có thể hiểu thêm các chỉ tiêu phân tích cơ bản và có ý nghĩa để áp dụng trong báo cáo phân tích của mình, đồng thời thông qua đó nhà phân tích có thể so sánh các chỉ tiêu tài chính của MB với các NHTM khác để xác định, đánh giá vị thế của MB trên thị trường tài chính.

79

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Nội dung chương này mô tả khái quát về Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) cũng như kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của MB kể từ khi thành lập cho tới nay. Chương này cũng tập trung vào việc mô tả thực trạng công tác phân tích BCTC tại MB bao gồm: tổ chức công tác phân tích và nội dung phân tích BCTC. Báo cáo phân tích BCTC mang đến cho nhà quản trị Ngân hàng Quân đội một bức tranh toàn cảnh về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đồng thời đưa ra những nhận xét, đánh giá có giá trị đối với các chính sách, chiến lược của MB. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phân tích BCTC tại MB vẫn còn một số tồn tại và hạn chế cần khắc phục để nâng cao chất lượng phân tích, đồng thời MB cần áp dụng những phương pháp phân tích hiện đại trên thế giới để có một bản phân tích đa chiều và sâu sắc hơn, phục vụ kịp thời và đắc lực cho nhà quản trị trong việc đưa ra các quyết định kinh doanh.

80

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI NHTM CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI

3.1 Định hƣớng hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP Quân đội

3.1.1. Định hướng chiến lược phát triển của Ngân hàng TMCP Quân đội

Tại Đại hội cổ đông diễn ra trong tháng 4 năm 2014, HĐQT đã xác định chiến lược phát triển 05 năm của MB và các công thành viên đến giai đoạn triển khai trọng tâm và MB sẽ tiếp tục cố gắng nỗ lực cao hơn nữa để thực hiện phương châm “Tái cơ cấu, phát triển bền vững” và quyết tâm giữ vị thế trong Top 5 các NHTM Việt Nam. Mặc dù năm 2014, lĩnh vực ngân hàng được dự báo là còn nhiều diễn biến phức tạp do sự suy thoái của nhiều nền kinh tế, những biến động khó lường của thị trường tài chính toàn cầu và các chính sách quản lý chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước để kiềm chế lạm phát tại Việt Nam nhưng MB vẫn đặt ra các chỉ tiêu cho năm 2014 phấn đấu cao hơn năm 2013, thể hiện quyết tâm đạt mục tiêu ở Top 05 các NHTM tốt nhất Việt Nam, thể hiện ở một số chỉ số cơ bản như sau:

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kế hoạch 2014 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2013 KH 2014 %2013/2012 Tổng tài sản 178,785 195,000 111% VĐL 11,256 15,500 109% Tổng huy động 136,654 150,000 138% Dư nợ 88,253 100,000 113% Tỷ lệ nợ xấu 2.45% <3.50%

Lơi nhuận trước thuế 2,940 3,000 102%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh năm 2013-Đại hội cổ đông MB)

Để đạt được những chỉ số tài chính đã đề ra đầu năm, MB cũng đưa ra các giải pháp chủ yếu để đạt được mục tiêu như sau:

81 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Triển khai các sáng kiến trong chiến lược phát triển ngân hàng giai đoạn 2011-2015. Tập trung chiến lược tập đoàn gồm hoạt động ngân hàng thương mại, hoạt động ngân hàng đầu tư và hoạt động các công ty thành viên.

- Xây dựng các chương trình kinh doanh, sản phẩm phù hợp, bám sát định hướng chính sách của Chính phủ, NHNN, đặc thù địa phường.

- Tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính.

- Hoàn thiện đẩy mạnh mô hình bán chéo sản phẩm dịch vụ giữa các phân khúc khách hàng (DN lớn, DN vừa và nhỏ, KH Cá nhân) giữa Ngân hàng – Công ty con, giữa các công ty trong MB Group.

- Đẩy mạnh phát triển dịch vụ: nguồn lực, quy chế hoạt động, định hướng phát triển. - Tập trung triển khai Chiến lược phát triển tài trợ thương mại; phát triển các dịch vụ bảo lãnh, kiều hối, thẻ…; tăng cường phát triển thẻ trên kênh liên kết Viettel, các dịch vụ ngân hàng - viễn thông.

- Quản trị rủi ro chặt chẽ, tăng cường nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát nợ xấu.

- Tăng cường hiệu quả đầu tư, kinh doanh các công ty: tái cơ cấu tổ chức, nhân sự, chiến lược và nâng cao hiệu quả kinh doanh các công ty, hiệu quả hoạt động đầu tư; Tăng cường quản lý tập trung các nguồn lực: cơ sở khách hàng, nuồn nhân lực, CNTT, thương hiệu, hình ảnh… hoàn thiện quy chế chung MB Group, quy chế nôi bộ công ty.

- Tăng VĐL đủ 15.500 tỷ, tăng năng lực tài chính hoạt động ngân hàng.

- Hoàn thiện mô hình tổ chức hợp lý theo chiến lược mới; tập trung củng cố chất lượng nhận sự, nâng cao năng suất lao động để sử dụng nguồn lao động hiệu quả.

- Năng cao năng lực công nghệ: Xây dựng hạ tầng CNTT đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh. Đầu tư công nghệ tạo năng lực vượt trội về sản phẩm dịch vụ ứng dụng công nghệ phục vụ khách hàng; Chiến lược công nghệ thông tin MB Group.

- Tăng cường kiểm soát rủi ro: tăng cường hoạt động kiểm tra kiểm soát rủi ro để hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ rủi ro. Chấp hành nghiêm túc các quy chế chính sách và pháp luật hiện hành. Tăng cường kiểm soát tính thanh khoản, thường xuyên

82

đảm bảo sự ổn định về cung cầu ngoại tệ, đề cao kỷ luật và sự tuân thủ ở tất cả các cấp trong hệ thống.

- Hoạt động đầu tư: Xây dựng lại chiến lược đầu tư. Cơ cấu danh mục, thoái vốn hoặc tái cơ cấu danh mục đầu tư không hiệu quả. Xây dựng danh mục mới hiệu quả.

- Nhân sự : Tập tủng xây dựng và triển khai các chương trình, nâng cao năng lực CBNV. Xây dựng kế hoạch đào tạo, quy hoạch nguồn cán bộ Top 50, Top 100 và 500 trên toàn hệ thống.

3.1.2 Định hướng chung liên quan đến kế toán tài chính - Về cơ cấu tổ chức - Về cơ cấu tổ chức

Trên cơ sở mô hình tổ chức đã được xây dựng giai đoạn 2011-2015, khối Tài chính Kế toán tiếp tục hoàn thiện về cơ cấu tổ chức nhân sự trong năm 2014, đảm bảo số lượng cũng như chất lượng nhân sự thông qua một số phương hướng hoạt động trong năm 2014 như sau:

+ Tiếp tục tổ chức tuyển dụng nội bộ và bên ngoài cho Khối TCKT ở tất cả các vị trí còn đang thiếu, đặc biệt là nhân sự của phòng Tài chính và Phòng MIS

+ Tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức, các Phòng trực thuộc khối Tài chính kế toán thực hiện phân tách thành các bộ phận theo đúng mô hình đã được phê duyệt, chuẩn hóa bản mô tả công việc của từng vị trí để phân tách rõ ràng chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận tránh sự chồng chéo dẫn đến hoạt động không hiệu quả.

- Xây dựng kế hoạch tài chính toàn hệ thống

Khối Tài chính kế toán tiếp tục là đơn vị đầu mối xây dựng và giám sát kế hoạch về tài chính, nhân sự, tài sản, lương…cho các đơn vị toàn hệ thống đảm bảo chính xác hiệu quả. Ngoài ra, Khối Tài chính kế toán đang phối hợp với Ủy ban quản lý TSN và TSC (ALCO) xây dựng chính sách tài chính để thống nhất mục tiêu, nguyên tắc quản lý tài chính và hạn mức quản lý rủi ro của Ngân hàng góp phần đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của MB và là nguồn tài liệu cung cấp các chỉ tiêu phân tích cho công tác phân tích BCTC

- Về công nghệ thông tin:

83

quản lý và tạo nhiều tiện ích mới cho khách hàng. Đồng thời, MB cũng đang trong quá trình nghiên cứu và triển khai phát triển hệ thống R10 lên R13 để nâng cao hơn nữa các tính năng, tiện ích phục vụ cho khách hàng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Đồng thời sau khi triển khai thành công dự án đồng bộ hóa các phần phềm hệ thống hiện có (T24 R10 và GL Oracle) cho chi nhánh Campuchia năm 2013, những tháng đầu năm 2014 MB cũng đang tiếp tục triển khai đồng bộ hóa các hệ thống phần mềm trên cho chi nhánh tại Lào . Đây là nền tảng quan trọng cho nhà phân tích trong quá trình thu thập và xử lý thông tin được của toàn hệ thống, tạo điều kiện để MB thực hiện hoàn thiện hệ thống phân tích và các báo cáo quản trị nội bộ từ đó cung cấp thông tin kịp thời tư vấn cho Ban lãnh đạo Ngân hàng trong công tác điều hành.

3.1.3. Định hướng hoạt động phân tích Báo cáo tài chính - Đẩy mạnh đầu tư cho công tác phân tích BCTC - Đẩy mạnh đầu tư cho công tác phân tích BCTC

Tại MB, các nhà quản trị đã rất chú trọng đến nâng cao chất lượng phân tích BCTC thông qua việc xây dựng bộ phận giám sát tài chính tổng hợp và chi nhánh thuôc phòng Tài chính Hội sở. Sang năm 2014, lãnh đạo MB tiếp tục đẩy mạnh công tác này khi giao nhiệm vụ cho phòng Tài chính Hội sở ngoài việc phân tích báo cáo tài chính trên cơ sở số liệu báo cáo định kỳ của MB, phải thực hiện phân tích, so sánh số liệu của các ngân hàng cạnh tranh để có thể dự báo được xu thế trong tương lai; đưa ra được những tham mưu, tư vấn về chính sách tài chính kịp thời giúp cho hoạt động của ngân hàng ngày càng hiệu quả và giảm thiểu rủi ro đến mức tháp nhất có thể.

- Xây dựng chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính

Phòng Tài chính Hội sở chịu trách nhiệm xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính của Ngân hàng thương mại Cổ phần Quân đội (Trang 88)