Phân tích BCTC có vai trò to lớn trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng , có thể thấy rất rõ điều đó qua ý nghĩa của từng chỉ tiêu phân tích cụ thể sau:
- Phân tích tình hình biến động tài sản nguồn vốn: giúp cho nhà quản trị nhìn nhận toàn diện bộ mặt của NHTM trong kỳ hoạt động đã qua một cách khách quan và tương đối trung thực. Bên cạnh đó, chỉ tiêu phân tích này cũng giúp nhà quản trị hiểu rõ được nguyên nhân gây ra sự biến động của các khoản mục trên BCTC; nhận biết được các nhân tố ảnh hưởng đến các khoản mục đó để từ đó có biện pháp đối phó thích hợp nhằm hạn chế nhược điểm và phát huy ưu điểm của bản thân NHTM, nâng cao tính cạnh tranh.
- Phân tích tình hình VCSH: VCSH đặc biệt có ý nghĩa trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. VCSH là chỉ tiêu thể hiện năng lực tài chính của NHTM, thể hiện tính chủ động và độc lập trong kinh doanh của NHTM; giảm thiểu rủi ro khi có sự giảm giá trị của những TSC của Ngân hàng. Phân tích tình hình biến động của VCSH giúp nhà quản trị nắm bắt được nguồn tăng vốn chủ yếu (tăng từ các quỹ hay tăng do phát hành cổ phiếu ra công chúng), khả năng tăng vốn của NH trong mỗi thời kỳ để từ đó đưa ra được những quyết sách về VCSH đúng đắn.
- Phân tích tình hình huy động vốn: Do hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHTM là đi vay để cho vay do đó huy động vốn là điều kiện sống còn của một ngân hàng. Vì tính chất đặc biệt quan trọng của nguồn vốn huy mà việc phân tích hoạt động này vô cùng quan trọng đối với công tác phân tích tài chính của mỗi NHTM. Chỉ tiêu này giúp cho nhà phân tích đánh giá được nguồn vốn huy động loại nào chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn để điều chỉnh nguồn vốn huy động cho hợp lý. Thông qua mức độ biến động của từng loại nguồn vốn huy động, nhà phân tích có thể thấy được mặt mạnh, mặt
33
yếu của ngân hàng trong công tác huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Nghiên cứu chất lượng, sự biến động của từng loại nguồn vốn huy động, nhà phân tích có thể thấy được mặt mạnh, mặt yếu của ngân hàng trong công tác huy động vốn. Trên cơ sở đó có thể lựa chọn hình thức và loại vốn phù hợp với mục đích kinh doanh, giảm thiểu được mức độ rủi ro và chi phí cho ngân hàng
- Phân tích tình hình sử dụng vốn: Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận nhất nhưng cũng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất trong hoạt đọng ngân hàng vì vậy mà các nhà quản lý rất quan tâm tới việc phân tích đánh giá hoạt động này để có thể đưa ra được các quyết định kịp thời. Trên cơ sở các chỉ tiêu về tổng dư nợ, cơ cấu tín dụng cũng như tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu nhà quản trị có thể có cái nhìn tổng quát khả năng tăng trưởng tín dụng, chất lượng tín dụng và đặc biệt là dự đoán được mức độ rủi ro hiện tại của Ngân hàng để có thể đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời.
- Phân tích tình hình thu nhập, chi phí và khả năng sinh lời: chỉ tiêu này phản quy mô, cơ cấu thu nhập, chi phí trong kỳ, đánh giá được hoạt động kinh doanh nào mang lại lợi nhuận nhiều nhất, hoạt động nào chưa hiệu quả, đồng thời kiểm soát chặt chẽ chi phí trong kỳ. Cũng qua các chỉ tiêu này, nhà quản trị sẽ so sánh được kết quả thu nhập chi phí qua các thời kỳ khác nhau, so sánh với các Ngân hàng khác để thấy được quy mô hoạt động, xu hướng biến động của các khoản thu nhập và chi phí, thấy được tính hợp lý của từng khoản thu, từng khoản chi, từ có mà có biện pháp phù hợp nhằm tăng lợi nhuận, khả năng sinh lời đồng thời có thể kiểm soát được rủi ro kinh doanh.
- Phân tích dấu hiệu rủi ro và an toàn vốn: với các hoạt động kinh doanh đặc thù thì hoạt động Ngân hàng có thể nói là hoạt động tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Việc phân tích chỉ tiêu này chính xác giúp các nhà quản trị NHTM nhận biết và dự đoán trước những rủi ro cũng như tiềm năng trong tương lai. Bởi rủi ro là nguy cơ lúc nào cũng có thể gặp phải và gây ra các hậu quả to lớn, do vậy việc nhận biết các rủi ro giúp nhà quản trị có được các biện pháp phòng ngừa thích hợp. Đối lập với rủi ro, những tiềm năng và cơ hội sẽ mang đến cho NHTM những điều kiện làm ăn
34
thuận lợi. Nhận biết điều đó là một bước đầu thắng lợi của ngân hàng trên con đường đến phát triển.