Phân tích hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính của Ngân hàng thương mại Cổ phần Quân đội (Trang 29)

Hoạt động huy động vốn là hoạt động chủ yếu bên khoản mục nguồn vốn trên bảng CĐKT, chiếm khoảng 90% nguồn vốn của ngân hàng. Huy động vốn là điều kiện sống còn của một ngân hàng, do hoạt động kinh doanh của NHTM là đi vay để cho vay, do đó một NHTM không thể tồn tại nếu không có hoạt động này và sẽ kinh doanh cầm chừng nếu không chú trọng vào huy động vốn. Do đó, hiện nay nhiều NHTM lấy tăng trưởng huy động vốn là nền tảng tăng trưởng về tổng tài sản để hướng tới sự phát triển bền vững trên mọi hoạt động.

Huy động vốn của NHTM bao gồm hoạt động huy động tiền gửi không kì hạn, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kì hạn của tổ chức, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu (nếu được sự cho phép của NHNN)..., được gọi là huy động trên thị trường 1. Đây là nguồn vốn kinh doanh chính của NHTM. Ngoài ra các NHTM còn

19

huy động vốn từ các TCTD khác, gọi là thị trường 2 hay thị trường liên ngân hàng. Các NHTM huy động vốn liên ngân hàng chủ yếu nhằm mục đích mở rộng các quan hệ đại lý thanh toán hoặc cho vay liên ngân hàng để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Tuy nhiên khi điều kiện thị trường cho phép, hoạt động trên thị trường liên ngân hàng là một kênh đầu tư hấp dẫn và mang lại nguồn lợi nhuận cao cho các NHTM.

Vì tính chất đặc biệt quan trọng của nguồn vốn huy động trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà khi đánh giá tình hình huy động vốn nhà quản trị ngân hàng cần phân tích đầy đủ, nhìn nhận trên nhiều khía cạnh khác nhau. Do đó, phân tích huy động vốn bao gồm một số chỉ tiêu thường được nhà phân tích sử dụng như:

- Tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động

Nguồn vốn huy động kỳ này – Nguồn vốn huy động kỳ trước

x 100% Nguồn vốn huy động kỳ trước

Tỷ trọng nguồn vốn huy động trên tổng nguồn vốn Tổng nguồn vốn huy động

x 100% Tổng nguồn vốn

Nếu tỷ trọng nguồn vốn huy động kỳ này tăng hơn so với kỳ trước và tăng so với nguồn vốn của NHTM thể hiện khả năng thu hút vốn của ngân hàng ngày càng tốt.

- Tỷ trọng từng nguồn vốn huy động Nguồn vốn huy động loại i

x 100% Tổng nguồn vốn huy động

Chỉ tiêu này giúp cho nhà phân tích đánh giá được nguồn vốn huy động loại nào chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn để điều chỉnh nguồn vốn huy động cho hợp lý. Thông qua mức độ biến động của từng loại nguồn vốn huy động, nhà phân tích có thể thấy được mặt mạnh, mặt yếu của ngân hàng trong công tác huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Nghiên cứu chất lượng, sự biến động của từng loại nguồn vốn huy động, nhà phân tích có thể thấy được mặt mạnh, mặt yếu của ngân hàng trong công tác huy động vốn. Trên cơ sở đó có thể lựa chọn hình thức và loại vốn phù hợp với mục đích

20

kinh doanh, giảm thiểu được mức độ rủi ro và chi phí cho ngân hàng. Một số chỉ tiêu cụ thể mà nhà phân tích của NHTM thường sử dụng bao gồm:

- Tỷ trọng huy động vốn từ thị trường 1/ Tổng huy động: chỉ tiêu này thể hiện, Ngân hàng đang chủ yếu huy động từ thị trường khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế hay là thị trường khách hàng tổ chức tín dụng. Tại NHTM, nguồn vốn huy động từ thị trường 1 là chủ yếu nhưng tỷ trọng huy động từ thị trường 1 tại các Ngân hàng khác nhau là khác nhau và tại một Ngân hàng tại các thời điểm khác nhau là khác nhau phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh của từng Ngân hàng và điều kiện thị trường tài chính – tiền tệ từng thời kỳ.

- Tỷ trọng huy động vốn VND/ Tổng huy động: chỉ tiêu này thể hiện, Ngân hàng đang chủ yếu huy động đồng nội tệ hay ngoại tệ. Các NHTM thường huy động VND cao hơn huy động ngoại tệ tuy nhiên, tỷ trọng huy động nội tệ trong tổng huy động của từng Ngân hàng lại khác nhau.

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính của Ngân hàng thương mại Cổ phần Quân đội (Trang 29)