Phân tích tình hình sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính của Ngân hàng thương mại Cổ phần Quân đội (Trang 31)

1.3.4.1 Phân tích dự trữ NHTM

Dự trữ NHTM bao gồm tiền mặt tại quỹ và tiền gửi tại NHNN. Đây là TSC không sinh lời (tiền mặt) hoặc sinh lời rất ít và các NHTM luôn phải duy trì một tỷ lệ nhất định so với TSC để thực hiện dự trữ bắt buộc theo quy định của NHNN, đồng thời đảm bảo khả năng thanh khoản cho ngân hàng.

Nội dung cơ bản khi đánh giá tình hình dự trữ là xem tính hợp lý của tài sản dự trữ, nghĩa là quy mô dự trữ phải đảm bảo sao cho ngân hàng thực hiện đúng dự trữ bắt buộc theo quy định NHNN, đồng thời còn đáp ứng yêu cầu thanh toán bình thường và đột xuất trong kỳ, nhưng quy mô tài sản dự trữ cũng không quá lớn làm giảm khả năng sinh lời của ngân hàng.

Phân tích tình hình dự trữ tại NHTM bao gồm:

- Dự trữ bắt buộc: là số tiền mà NHNN yêu cầu các NHTM phải duy trì trên tài khoản tiền gửi của mình tại NHNN theo quy định của NHNN nhằm thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia. Nếu dự trữ thực tế nhỏ hơn DTBB, NHTM đã vi phạm quy định DTBB của NHNN. Nếu dự trữ thực tế lớn hơn DTBB, NHTM

21

không được hưởng lãi trên số tiền dư thừa, như vậy đồng nghĩa với việc NHTM chưa sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, gây lãng phí làm giảm lợi nhuận ngân hàng.

- Dự trữ đảm bảo khả năng thanh toán: là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán ngay của NHTM khi phát sinh nghĩa vụ thanh toán. Để đánh giá khả năng thanh toán của NHTM, nhà phân tích cần tính toán các TSC bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại NHNN (trừ số dư tiền DTBB), ngoài ra còn tính đến tiền gửi không kì hạn tại TCTD khác, các giấy tờ có giá có khả năng chuyển hóa ngay thành tiền. Đây là cơ sở để tính toán hệ số khả năng chi trả của NHTM .

1.3.4.2 Phân tích khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán của NHTM là năng lực về tài chính mà ngân hàng có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ cho các cá nhân, tổ chức có quan hệ cho ngân hàng vay hoặc nợ.

Năng lực tài chính đó tồn tại dưới dạng tiền tệ (tiền mặt, tiền gửi …), các khoản phải thu từ các cá nhân nợ ngân hàng, các tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để hoàn trả cho các khoản nợ. Một số hệ số thể hiện khả năng thanh toán của NHTM gồm:

Chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán nhanh nợ ngắn hạn: dùng để phản ánh khả năng mà các tài sản ngắn hạn có thể chuyển đổi thành tiền để hoàn trả cho các khoản nợ ngắn hạn.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh nợ ngắn hạn

=

Tiền và tài sản dễ chuyển đổi thành tiền TSN ngắn hạn

Trong đó, tiền và tài sản dễ chuyển đổi thành tiền gồm:

- Tiền mặt tồn quỹ

- Vàng bạc, kim loại quý, đá quý tồn kho

- Tiền gửi không kỳ hạn tại NHNN, tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn ngắn hạn tại các TCTD trong nước và ngoài nước.

22

- Chứng khoán ngắn hạn của Chính phủ và các loại giấy tờ có giá có thể chuyển đổi ra tiền hoặc có thể đem chiết khấu, tái chiết khấu tại NHNN.

- Cam kết cho vay của các TCTD khác. TSN ngắn hạn gồm:

- Tiền gửi không kỳ hạn của cá nhân, các TCKT, KBNN và các TCTD khác

- Tiền gửi có kỳ hạn ngắn hạn của cá nhân, TCKT và các TCTD khác

- Các khoản vay ngắn hạn của NHNN, các TCTD trong nước, ngoài nước.

- Các cam kết cho vay dưới 1 năm

Hệ số này càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của ngân hàng càng tốt. Tuy nhiên, nếu hệ số này lớn quá sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng, bởi vì tài sản dễ chuyển thành tiền là tài sản có khả năng sinh lời thấp nhất. Tỷ lệ đó như thế nào còn phụ thuộc vào chính sách, vào tình hình kinh doanh cũng như định hướng phát triển của từng ngân hàng. Thông thường các ngân hàng hoạt động tốt có thể duy trì hệ số này ở mức thấp hơn các ngân hàng khác. Vì vậy, xác định được tỷ lệ hợp lý có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động của mỗi ngân hàng.

Chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán ngay: đánh giá mức độ thanh toán ngay nợ cần phải thanh toán của ngân hàng.

Hệ số khả năng thanh toán ngay =

TSC có thể thanh toán ngay trong 7 ngày tiếp theo

TSN phải thanh toán trong 7 ngày tiếp theo

Thông thường, phân tích hệ số khả năng thanh toán nhanh nợ ngắn hạn, ngân hàng có thể đánh giá khái quát tình hình thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Tuy nhiên, hệ số này chưa cho biết khả năng có thể thanh toán ngay các khoản nợ cần phải thanh toán tại thời điểm đó. Bởi vậy, để đánh giá khả năng thanh toán ngay ngân hàng cần phải so sánh tài sản có thể thanh toán ngay với nhu cầu thanh toán ngay các khoản nợ. Hệ số này đảm bảo độ an toàn trong hoạt động kinh doanh, đề phòng rủi ro do thiếu vốn khả dụng.

Chỉ tiêu hệ sô khả năng chi trả: là chỉ số tài chính đánh giá khả năng thanh toán nợ nói chung của ngân hàng.

23

Tài sản có tính thanh khoản cao

Hệ số khả năng chi trả (%) = x 100% Tổng nợ phải trả

Hệ số này càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán các khoản nợ của ngân hàng càng tốt. Theo quy định tại thông tư 13/2010/TT-NHNN, các ngân hàng phải duy trì tỷ lệ này tối thiểu 15%.

1.3.4.3 Phân tích hoạt động tín dụng

Nếu như huy động vốn là hoạt động chủ yếu bên nguồn vốn của NHTM, thì hoạt động tín dụng là nghiệp vụ chính bên TSC. Theo Luật tổ chức tín dụng 1997, hoạt động tín dụng bao gồm cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, cho thuê tài chính... Trong cơ cấu tài sản của NHTM, hoạt động tín dụng là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn nhất, đem lại nhiều lợi nhuận nhất và cũng là hoạt động hàm chứa nhiều rủi ro bao gồm rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng là khi khách hàng không có khả năng thanh toán nợ gốc và lãi, nhưng nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng thì xuất phát từ nhiều nhân tố: do nền kinh tế, do cán bộ tín dụng, khách hàng...Do đó, việc phân tích hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng của NHTM là rất cần thiết, thể hiện qua các nội dung sau:

- Phân tích quy mô (số tuyệt đối và tỷ trọng dư nợ trên tổng TSC), tốc độ tăng trưởng và cơ cấu tín dụng (phân loại theo kì hạn, theo ngành nghề, theo loại tiền, theo loại hình kinh tế, theo khu vực địa lý...):

+ Tổng dư nợ: Ngân hàng nào có tổng dư nợ tín dụng lớn sẽ có hoạt động tín dụng mạnh hơn và ngược lại.

+ Tốc độ tăng trưởng tín dụng: Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay của NHTM qua các thời kỳ. Chỉ tiêu này trong thời gian gần đây thường bị giới hạn bởi NHNN để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, giảm lạm phát.

+ Cơ cấu tín dụng: Đây là chỉ tiêu tính toán và xem xét tỷ trọng của từng loại vốn cho vay so với tổng dư nợ tín dụng của NHTM. Tùy vào mục đích phân loại khác nhau mà cơ cấu này có thể phân loại theo kỳ hạn vay (ngắn hạn, trung và dài hạn), mục đích sử dụng vốn vay (vay sản xuất, vay phi sản xuất), theo đối tượng vay (vay cá nhân, vay tổ chức kinh tế …), theo đồng tiền (VND, ngoại tệ…), theo ngành nghề kinh doanh

24

- Phân tích chất lượng tín dụng: việc phân loại nợ được thực hiện theo Quyết định Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013; Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014. Như vậy, bên cạnh việc phân loại nợ theo chỉ tiêu định lượng (căn cứ vào thời gian quá hạn), các NHTM còn căn cứ vào chỉ tiêu định tính (theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được xây dựng bởi các NHTM). Nhà phân tích đánh giá chất lượng tín dụng thông qua các chỉ tiêu:

+ Tỷ lệ nợ quá hạn: nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 trên tổng dư nợ. Nếu tỷ lệ này lớn hơn 7% thì NHTM bị coi là có chất lượng tín dụng yếu. Nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 5% thì NH đó được đánh giá là có chất lượng hoạt động tín dụng tốt, chất lượng cho vay cao.

+ Tỷ lệ nợ xấu: nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 trên tổng dư nợ. Nếu chỉ tiêu này lớn hơn 2% thì NHTM bị coi là chất lượng tín dụng yếu, nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 2% thì NHTM đó được đánh giá là có chất lượng hoạt động tín dụng khả quan. Tuy nhiên, hạn chế của chỉ tiêu này là các giá trị được sử dụng để tính toán được lấy tại một thời điểm nhất định nên chưa phản ánh hoàn toàn chính xác chất lượng tín dụng. Để giảm thiểu hạn chế này thì cách thức đơn giản nhất là NHTM dùng số bình quân để tính toán các chỉ tiêu này.

Khi phân tích nợ quá hạn, nhà phân tích cần chú ý đến phân tích tỷ trọng các nhóm nợ so với tổng dư nợ, so sánh nợ quá hạn theo ngành nghề cho vay, thành phần kinh tế cho vay. Ngoài ra, nhà phân tích đánh giá chất lượng tín dụng qua các chỉ tiêu: Tỷ lệ nợ quá hạn (nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5) trên tổng dư nợ, Tỷ lệ nợ xấu (nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5)

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính của Ngân hàng thương mại Cổ phần Quân đội (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)