định có liên quan
2.2.1.1. Công tác tổ chức phân tích BCTC
Theo quyết định số 3964/QĐ-MB-HS của Tổng giám đốc NH TMCP Quân đội về việc ban hành quy chế tổ chức, hoạt động của Khối Tài chính kế toán giai đoạn 2011 – 2015, khối TCKT sẽ bao gồm: Phòng Tài chính và Phòng kế toán, Phòng MIS trong đó phòng Tài chính Hội sở sẽ thực hiện nhiệm vụ phân tích BCTC định kỳ và đột xuất.
Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức khối Tài chính Kế toán giai đoạn 2011-2015
[Nguồn: Quyết định phê duyệt mô hình tổ chức Khối Tài chính kế toán giai đoạn 2011-2015]
Nhiệm vụ của Phòng Tài chính Hội sở bao gồm:
Phân tích, dự báo, tham mưu tư vấn tài chính.
Tham mưu, tư vấn, xây dựng, đệ trình các quy định, chính sách, cơ chế quản lý tài chính của MB như chính sách quản trị vốn, quản trị đầu tư tài sản, quản trị chi phí, cơ chế chính sách khác.
Thực hiện giám sát tài chính bao gồm giám sát kết quả tài chính, tính toán và giám sát sử dụng vốn, giám sát đầu tư tài sản và chi phí của MB, giám sát kế hoạch tài chính, giám sát việc thực hiện quy định, chính sách, cơ chế quản lý tài chính của MB.
44
Xây dựng kế hoạch tài chính của MB, phối hợp xây dựng kế hoạch chiến lược. Như vậy, một trong các nhiệm vụ của Phòng Tài chính chính là phân tích tài chính. Mô hình chi tiết của phòng Tài chính Hội sở được ban hành bằng văn bản đồng thời với mô hình tổ chức Khối Tài chính kế toán và có cơ cấu tổ chức như sau:
Sơ đồ 2.3: Mô hình tổ chức phòng Tài chính Hội sở giai đoạn 2011-2015
[Nguồn: Quyết định phê duyệt mô hình tổ chức Phòng Tài chính Hội sở/Khối Tài chính kế toán giai đoạn 2011-2015]
Nhiệm vụ phân tích BCTC là nhiệm vụ của Bộ phận giám sát tài chính tổng hợp và chi nhánh trực thuộc Phòng Tài chính Hội sở. Phòng Tài chính Hội sở có trách nhiệm thực hiện báo cáo phân tích định hàng tháng, hàng quý, hàng năm hoặc đột xuất cho ban lãnh đạo, ban kiểm soát và hội đồng quản trị.
Theo quy định của MB, báo cáo phân tích hàng quý phải gửi vào ngày mùng 5 của quý tiếp theo, báo cáo phân tích nửa năm phải gửi vào ngày mùng 10 của nửa năm tiếp theo và báo cáo phân tích năm phải gửi vào ngày 15 của năm tiếp theo. Ngoài ra, báo cáo phân tích đột xuất được thực hiện ngay khi có yêu cầu từ ban lãnh đạo Ngân hàng để kịp thời cung cấp các số liệu tài chính, những nhận định, dự báo đánh giá khi ban lãnh đạo có yêu cầu trong thời điểm nền kinh tế có những diễn biến phức tạp.
Nguồn số liệu phục vụ công tác phân tích BCTC: Phòng Kế toán Hội sở cung cấp các báo cáo tài chính cơ bản theo quyết định 16 của NHNN. Ngoài ra, để khai
TRƯỞNG PHÒNG PHÓ PHÒNG Bộ phận giám sát tài chính tổng hợp và chi nhánh Bộ phận giám sát
tài chính khối kinh doanh
Bộ phận giám sát tài chính đầu tư Bộ phận giám sát
45
thác và nắm bắt sâu hơn về các số liệu trên BCTC, Bộ phận giám sát tài chính tổng hợp và chi nhánh còn lấy thêm các thông tin bổ sung từ các nguồn khác cụ thể như: thông tin về tín dụng và chất lượng dư nợ từ Khối quản trị rủi ro, thông tin về huy động vốn từ Khối Công nghệ thông tin, thông tin về thị trường và lãi suất nội bộ từ Khối Treasury, thông tin kế hoạch tổng thể từ phòng Kế hoạch tổng hợp...
Báo cáo phân tích tài chính tại MB là tài liệu quan trọng giúp cho nhà quản trị MB có cái nhìn đầy đủ và toàn diện về hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngoài ra, báo cáo phân tích BCTC còn đưa ra các đánh giá, nhận định về tình hình tài chính của ngân hàng, của môi trường kinh doanh để thực hiện chức năng tham mưu cho nhà quản trị các vấn đề tài chính phát sinh.
2.2.1.2 Hệ thống văn bản, quy định có liên quan
Hiện nay, tại MB chưa có một văn bản chính thức quy định về mẫu biểu, chỉ tiêu phân tích BCTC, tuy nhiên MB đang trong quá trình hoàn thiện những văn bản này. Về cách trình bày các thông tin trên BCTC, MB thực hiện theo Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/4/2007 của Thống đốc NHNN về Ban hành Chế độ báo cáo tài chính đối với các TCTD. Ngoài ra, MB cũng xây dựng hệ thống các báo cáo tài chính riêng để phục vụ cho nhu cầu quản lý của mình.
Các báo cáo phân tích của MB thường không cứng nhắc về cách trình bày và các chỉ tiêu phân tích mà ở từng thời kỳ khác nhau, sẽ có những cách thức trình bày tương đối khác nhau do đặc điểm hoạt động kinh doanh ở các thời kỳ là không giống nhau. Tuy nhiên nhìn chung báo cáo phân tích BCTC ở MB thường thống nhất ở các nội dung sau:
- Trình bày tình hình kinh tế trong nước và quốc tế có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và MB nói riêng
- Phân tích khái quát tình hình biến động tài sản, nguồn vốn - Phân tích tình hình vốn tự có
- Phân tích hoạt động huy động vốn - Phân tích tình hình sử dụng vốn
46 - Phân tích dấu hiệu rủi ro và an toàn vốn - Phần kiến nghị, đề xuất
Nội dung trình bày tình hình kinh tế trong nước và quốc tế là phần mở đầu nhằm giúp người đọc BCTC hình dung được bối cảnh kinh tế cũng như những tác động của nền kinh tế tới hoạt động kinh doanh của MB tại thời điểm phân tích. Phần kiến nghị, đề xuất nhằm đưa ra các cảnh báo về giới hạn an toàn, các rủi ro có thể xảy ra, tình trạng vượt các định mức chi phí, từ đó đưa ra các kiến nghị, đề xuất có liên quan đảm bảo tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Các nội dung liên quan đến công tác phân tích BCTC sẽ được trình bày chi tiết ở các mục dưới đây.
2.2.2 Phân tích tình hình biến động tài sản, nguồn vốn
Tình hình tài chính của MB được thể hiện qua các số liệu khái quát trong biểu đồ sau:
Đơn vị: tỷ đồng
Biểu đồ 2.1: Các chỉ tiêu khái quát tình hình tài sản – nguồn vốn giai đoạn 2010-2013
47
Dựa vào biểu đồ các chỉ tiêu khái quát tình hình tài sản – nguồn vốn của MB, qua 4 năm từ 2010 – 2013 ta nhận thấy rõ quy mô tổng tài sản của MB tăng đều qua các năm. Sự tăng trưởng của quy mô hoạt động kinh doanh của MB được thể hiện rõ nét ở sự tăng trưởng của chỉ tiêu tổng tài sản cụ thể: Mặc dù giai đoạn 4 năm qua nền kinh tế thế giới và Việt Nam còn nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng GDP giảm, lạm phát tăng và một loạt các bất ổn kinh tế tuy nhiên quy mô tổng tài sản tăng trưởng mạnh trong vòng 4 năm qua, năm 2013 tổng tài sản của MB đã tăng hơn 1.7 lần so với năm 2010. Tốc độ tăng trưởng giảm ở các năm gần đây chủ yếu là do tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt làm tốc độ tăng trưởng của huy động vốn và dư nợ đều giảm so với năm 2010.
Phân tích cơ cấu tài sản Đơn vị: Tỷ đồng
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu tài sản MB giai đoạn 2010 – 2013
48
Có thể thấy trong cơ cấu tổng tài sản, các khoản mục chiếm tỷ trọng lớn chủ yếu gồm: tiền gửi tại các TCTD khác, cho vay khách hàng và chứng khoán đầu tư. Trong đó, cơ cấu khoản mục chứng khoán đầu tư đang có sự tăng dần lên trong tỉ trọng, trong khi tiền gửi và cho vay tại các TCTD có xu hướng giảm dần.
Tỷ trọng hoạt động gửi và cho vay TCTD giảm từ 32.2% năm 2010 và chỉ còn 14.8% năm 2013. Việc giảm tỉ trọng này phù hợp với chiến lược đa dạng hóa nguồn thu nhập, giảm tỷ trọng tài sản và rủi ro ở thị trường này để tìm kiếm các tài sản khác có mức sinh lời cao mà vẫn có thanh khoản tốt.
Cho vay khách hàng chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu tài sản và có xu hưởng ổn định qua các năm. Năm 2010 tỷ lệ này chiếm 43.2 % trong tổng tài sản, năm 2013 đạt 48.5% tổng tài sản. Mặc dù vậy, xét về cơ cấu tín dụng trên tổng tài sản trong BCTC của các ngân hàng năm 2013, tỷ lệ cho vay khách hàng của MB vẫn chưa hẳn là cao so với các Ngân hàng khác. Tỷ lệ này đối với các ngân hàng lớn như VCB là 56.8%; STB là 66.5%.
Bảng 2.1: Cơ cấu tài sản của một số ngân hàng năm 2013
Chỉ tiêu Số tuyệt đối 2013 Tỷ trọng (%)
MB STB ACB VCB TECH MB STB ACB VCB TECH
Tiền mặt,
vàng bạc, đá quý
1,031 4,078 2,043 6,059 2,291 0.6% 2.5% 1.2% 1.3% 1.5%
Tiền gửi tại
Ngân hàng
Nhà nước
Việt Nam
(“NHNN”)
3,616 2,988 3,065 24,844 2,831 2.0% 1.9% 1.8% 5.3% 1.8%
Tiền gửi tại
các TCTD
khác
26,447 7,992 7,627 92,721 15,419 14.8% 5.0% 4.6% 19.8% 9.8%
Chứng khoán
49 Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác - 44 0 137 - 0.0% 0.0% 0.0% 0.0% 0.0% Cho vay khách hàng 86,703 106,534 104,665 266,274 69,089 48.5% 66.5% 62.9% 56.8% 43.9% Chứng khoán đầu tư 45,722 19,893 33,283 63,901 49,846 25.6% 12.4% 20.0% 13.6% 31.7% Góp vốn, đầu tư dài hạn 3,055 2,112 2,835 4,585 840 1.7% 1.3% 1.7% 1.0% 0.5% TSCĐ 1,508 4,898 2,501 3,809 1,000 0.8% 3.1% 1.5% 0.8% 0.6% Bất động sản đầu tư - - - - - 0.0% 0.0% 0.0% 0.0% 0.0% TSC khác 6,987 8,979 9,732 6,570 15,223 3.9% 5.6% 5.9% 1.4% 9.7% TỔNG TÀI SẢN 178,785 160,170 166,308 468,898 157,228 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0%
[Nguồn: Báo cáo tài chính của các ngân hàng năm 2013]
Mặc dù tỷ lệ cho vay khách hàng trên tổng tài sản của MB còn thấp so với một số ngân hàng khác nhưng danh mục tín dụng của MB luôn được kiểm soát chặt chẽ. Thực tế, trong nhiều năm qua, MB đã duy trì được chất lượng danh mục tín dụng tốt, kiểm soát nợ xấu chặt chẽ luôn duy trì tỷ lệ nợ xấu (NPL) dưới 2.5%.
Chứng khoán đầu tư tăng dần tỉ trọng qua các năm đến năm 2013, tỷ trọng chứng khoán đầu tư trong danh mục tài sản của MB chiếm 25.6%. Trong danh mục chứng khoán đầu tư thì trái phiếu chính phủ chiếm một tỷ trọng rất lớn, vừa giúp MB gia tăng thu nhập từ lãi vừa giúp MB đảm bảo thanh khoản đáp ứng các yêu cầu quản trị theo các thông lệ an toàn hoạt động NH. Trái phiếu chính phủ không chỉ là kênh đầu tư để sinh ra lợi nhuận mà còn để đảm bảo thanh khoản do trái phiếu chính phủ luôn được đánh giá là tài sản ít chịu rủi ro hơn.
Trong các khoản mục tài sản khác thì các khoản mục TSC khác thưởng chiếm tỷ lệ lớn và đạt cao nhất 5.6% trong năm 2010, năm 2011 về tỷ trọng chiếm 5%, giảm so với năm 2010 nhưng vế số tuyệt đối thì vẫn tăng chủ yếu là do tăng các
50
khoản mục Ngân hàng đưa đi ủy thác đầu tư qua các công ty con của MB như MB capital, Chứng khoán Thăng Long, MB AMC. Từ năm 2012, do việc tăng mạnh mẽ vào hoạt động đầu tư trái phiếu nên tất cả các khoản mục tài sản khác về tỷ trọng so với tổng tài sản đều giảm so với các năm trước, và giảm mạnh nhất cũng là khoản mục TSC khác (từ 5% năm 2011 xuống 3.9% năm 2013).
Qua sự biến động của cơ cấu tổng tài sản từ năm 2010 đến 2013 ta thấy được sự thay đổi về chiến lược kinh doanh của MB: chuyển từ chiến lược kinh doanh tập trung trên thị trường 2 sang kinh doanh nhiều hơn trên thị trường 1. Bên cạnh đó, Ngân hàng đang thực hiện đa dạng hóa hình thức kinh doanh trong điều kiện hoạt động kinh doanh Ngân hàng ngày càng gặp nhiều khó khăn do sự canh tranh gay gắt của đối thủ trên thị trường và các điều kiện của NHNN đặt ra để đảm bảo an toàn hoạt động Ngân hàng. Tuy nhiên, dù chuyển hướng và đa dạng hóa hoạt động kinh doanh nhưng có thể thấy, sự an toàn trong các chiến lược đầu tư luôn là điều mà MB quan tâm.
Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn của MB giai đoạn 2010 - 2013
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Số tuyệt đối Tỷ trọng
2010 2011 2012 2013 2010 2011 2012 2013
Các khoản nợ chính phủ
và NHNN Việt Nam 8,769 - 488 - 8.4% 0.0% 0.3% 0.0%
Tiền gửi của các TCTD
khác 14,633 26,916 30,499 21,423 14.0% 20.0% 17.5% 12.0%
Tiền gửi của khách hàng 66,026 89,581 117,920 136,654 63.3% 66.5% 67.8% 76.4%
Phát hành giấy tờ có giá 4,411 4,532 3,420 2,000 4.2% 3.4% 2.0% 1.1%
Các công cụ tài chính phái sinh các công nợ tài chính khác
- 23 26 18 0.0% 0.0% 0.0% 0.0%
Vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư, cho vay mà TCTD chịu rủi ro
51
Các khoản nợ khác 1,588 3,856 8,583 3,537 1.5% 2.9% 4.9% 2.0%
Vốn của TCTD 7,554 7,554 10,338 11,595 7.2% 5.6% 5.9% 6.5%
Các quỹ dự trữ 506 792 989 1,397 0.5% 0.6% 0.6% 0.8%
Lợi nhuận chưa phân
phối/Lỗ lũy kế 741 1,244 1,479 1,984 0.7% 0.9% 0.9% 1.1%
TỔNG NỢ PHẢI TRẢ
VÀ VCSH 104,344 134,700 173,933 178,785 100.0% 100.0% 100.0% 100.0%
[Nguồn: Báo cáo tài chính của MB năm 2010, 2011, 2012, 2013]
Có thể thấy, trong giai đoạn từ năm 2010-2013, trong cơ cấu nguồn vốn của MB, tiền gửi của khách hàng trên thị trường 1 luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn (duy trì ở mức trên 60% tổng nguồn vốn) đặc biệt tăng cao nhất lên đến 76.4% năm 2013. Con số này đã thể hiện rất rõ nét sự tin cậy của khách hàng đối với uy tín của MB _ một trong những yếu tố vô cùng quan trọng đảm bảo cho sự hoạt động ổn định và vững bền trên thị trường tài chính tiền tệ hiện nay.
Ở thị trường liên ngân hàng, về tỷ trọng trong cơ cấu nguồn vốn thì khoản mục nhận tiền gửi và đi vay Chính phủ, NHNN, các tổ chức tín dụng khác vẫn chiếm tỷ trọng tương đối lớn tuy nhiên nó đang có xu hướng ngày một giảm cả về tỷ trọng (22.4% năm 2010 xuống còn 12% năm 2013) và về số tuyệt đối. Như vậy có thể thấy thị trường liên ngân tuy vẫn là kênh huy động vốn lớn của MB nhưng so về tỷ trọng trong cơ cấu nguồn vốn thì nó đang dịch chuyển dần sang huy động vốn ở thị trường 1.
Từ năm 2010 đến năm 2013, tỷ trọng VCSH của MB có xu hướng giảm thể hiện sự khó khăn trong việc huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán. Theo kế hoạch năm 2013 của Ngân hàng, đến thời điểm 31/12/2013 VĐL sẽ đạt mức 15,000 tỷ đồng, tuy nhiên kế hoạch này chưa đạt được và tính đến thời điểm 31/12/2013 VĐL của MB mới đạt mức 11,256 tỷ đồng. Đó là do tình hình thị trường tài chính khó khăn đã làm cho kế hoạch tăng vốn của các NHTM nói chung và của MB nói riêng bị chậm trễ. Tuy nhiên, về số tuyệt đối, VCSH của MB liên tục tăng qua các năm, trong đó chủ yếu là do tăng VĐL và số VĐL hiện nay cao hơn rất nhiều so với con số tối thiểu mà NHNN quy định.
52
Từ việc phân tích cơ cấu nguồn vốn của MB đã thể hiện rõ rằng: MB tuy chưa khai thác một cách triệt để tiềm năng huy động vốn ở tất cả các kênh (phát hành giấy tờ có giá đang chiếm tỷ trọng rất nhỏ) nhưng MB vẫn giữ được tiềm lực tài chính tốt thể hiện ở số VĐL cao và cao gấp gần 4 lần so với yêu cầu của NHNN. Đồng thời, MB vẫn giữ được lượng khách hàng truyền thống ổn định; luôn là sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng gửi tiền khi tỷ trọng tiền gửi của khách hàng vẫn duy