Phân tích tình hình thu nhập, chi phí và khả năng sinh lời

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính của Ngân hàng thương mại Cổ phần Quân đội (Trang 79)

2.2.6.1. Phân tích tổng quát về doanh thu, chi phí

Bảng 2.10: Tình hình tổng quát doanh thu, chi phí của MB (2010 – 2013)

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Số tuyệt đối Tăng trƣởng

2010 2011 2012 2013 2011/2010 2012/2011 2013/2012

THU NHẬP HOẠT ĐỘNG 3,835 5,893 7,396 7,589 154% 126% 103%

CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG (974) (1,748) (2,544) (2,751) 179% 146% 108%

CHI PHÍ DỰ PHÒNG (694) (1,315) (1,933) (1,898) 189% 147% 98%

LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ 2,167 2,831 2,919 2,940 131% 103% 101%

[Nguồn: Báo cáo tài chính của MB năm 2010, 2011, 2012, 2013]

Có thể thấy, trong 4 năm qua chi phí của Ngân hàng biến động mạnh và chịu nhiều tác động từ thị trường. Từ năm 2010 đến năm 2013, điều kiện thị trường có nhiều diễn biến phức tạp và bất lợi như lạm phát tăng cao, suy thoái kinh tế nhưng MB vẫn giữ được sự tăng trưởng trong kết quả hoạt động kinh doanh, cụ thể:

+ Năm 2011, bên cạnh sự suy thoái mạnh mẽ của kinh tế toán cầu vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp theo hướng xấu đi kết hợp với những chính sách tiền tệ thắt chặt NHNN Việt Nam đã làm ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Nhiều ngân hàng vừa và nhỏ đã không đạt được kế hoạch đề ra. Năm 2011, với thực trạng lạm phát tăng nhanh và để tạo động lực cho người lao động MB đã “ nỗ lực mạnh tay” tăng lương 25% cho toàn hệ thống trong khi các ngân hàng khác chỉ ở mức 10%-

67

17%, kết hợp với mạng lưới chi nhánh mở rộng làm chi phí thuê trụ sở làm việc, chi phí đào tạo…tăng rất nhiều khiến tổng chi hoạt động của MB năm 2011 tăng trưởng 79% và lợi nhuận chỉ đạt con số tăng trưởng là 31% so với năm 2010.

+ Năm 2012, 2013, nền kinh tế còn tiếp tục khó khăn, chính sách tiền tệ thắt chặt của nhà nước cùng với việc tỉ lệ nợ xấu tiếp tục tăng cao ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của ngân hàng. MB đã không ngừng triển khai các chương trình tiết kiệm cắt giảm tối đa chi phí hiệu quả. Mặc dù lợi nhuận không đạt kỳ vọng nhưng MB đứng đầu trong các ngân hàng TMCP, tạo cơ sở uy tín vững vàng đối với người gửi tiền.

Bảng 2.11: Thu nhập, chi phí của MB so sánh với các ngân hàng năm 2013

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2013 MB STB ACB VCB TECH Tổng thu nhập hoạt động 7,589 7,570 5,476 17,336 5,611 Tổng chi phí hoạt động (2,751) (4,088) (3,626) (6,159) (3,462) Chi phí dự phòng (1,898) (433) (845) (3,510) (1,414) Tổng LNTT 2,940 3,048 1,006 7,667 735

Chi phí hoạt động/Tổng thu hoạt động 36.2% 54.0% 66.2% 35.5% 61.7%

[Nguồn: Báo cáo kiểm toán của các ngân hàng 2013]

Theo bảng số liệu so sánh ta có thể thấy, mặc dù quy mô về lợi nhuận của MB chỉ đứng thứ 4 trong 5 ngân hàng do MB là đơn vị có VĐL, tổng tài sản… còn thấp nhưng tỷ lệ tổng chi phí hoạt động/ tổng thu hoạt động thì rất thấp. Điều này chứng tỏ để tạo ra một đồng thu nhập thì MB phải bỏ ra chi phí ít hơn. Vì vậy, MB luôn được đánh giá là một trong những ngân hàng có chính sách kiểm soát chi phí rất hiệu quả_ một trong những chính sách vô cùng quan trọng trong giai đoạn khủng hoảng và khó khăn như hiện nay.

2.2.6.2. Phân tích tình hình doanh thu

Trong vòng 4 năm qua, hoạt động tín dụng luôn luôn là hoạt động mang lại nguồn thu nhập chính cho ngân hàng, thu nhập từ hoạt động dịch vụ cũng có mức tăng trưởng tốt, cụ thể:

68

Bảng 2.12: Tình hình doanh thu MB giai đoạn 2010 – 2013

Đơn vị: Tỷ đồng

Cơ cấu thu nhập

Số tuyệt đối Tăng trƣởng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2011/2 010 2012/2 011 2013/2 012

Thu nhập lãi thuần 3,384 5,283 6,472 6,105 156% 123% 94%

Lãi/ lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ 289 516 616 694 179% 119% 113%

Lãi/ lỗ thuần từ hoạt động KD

ngoại hối 1 (85) 4 99 -6363% -4% 2707%

Thu nhập từ mua bán kinh

doanh CK KD và đầu tư 10 19 2 42 194% 10% 2210%

Lãi/ lỗ thuần từ hoạt động khác 54 116 236 565 214% 203% 239%

Chi phí dự phòng đầu tư dài hạn (162) (712) 105 - 439% -15% 0%

Thu nhập từ góp vốn mua cổ

phần 96 44 66 84 46% 149% 126%

TỔNG THU NHẬP HOẠT

ĐỘNG 3,835 5,893 7,396 7,589 154% 126% 103%

[Nguồn: Báo cáo tài chính của MB năm 2010, 2011, 2012, 2013]

Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy

+ Thu nhập thuần từ lãi luôn chiếm tỷ trọng chủ đạo. Tuy nhiên năm 2013, thu thuần từ lãi giảm so với năm trước do tỉ lệ nợ xấu tăng cao làm tăng thoái thu lãi ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của ngân hàng. Ngoài ra, do điều chỉnh chính sách lãi suất của chính phủ nên NIM cho vay huy động có xu hướng giảm, tỷ lệ L/D của MB các năm gần đây thấp, MB chuyển hướng sang đầu tư các khoản khác. Trong tổng thu nhập từ lãi, thu lãi cho vay khách hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn.

+ Các nguồn thu nhập khác của MB đều tăng tuy nhiên tốc độ tăng trưởng không cao, chưa tương xứng với tiềm lực và khả năng của MB đặc biệt là thu dịch vụ.

+ Thu từ góp vốn mua cổ phần chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu hoạt động của MB tuy nhiên từ năm 2011-2013 tỷ lệ này đã tăng dần. Năm 2010, với diễn biến tốt của thị trường kinh tế hầu hết các doanh nghiệp MB góp vốn đều làm ăn hiệu quả vì vậy tỷ lệ chi trả cổ tức vào năm 2010 tương đối cao làm cho thu lãi từ hoạt động này

69

chiếm 2.5 % trong cơ cấu tổng thu nhập đứng thứ 3 chỉ sau thu nhập từ lãi và thu từ hoạt động dịch vụ. Tuy nhiên, sang những năm tiếp theo khi mà nền kinh tế đi vào giai đoạn suy thoái thì thu nhập từ hoạt động này có tăng về số tuyệt đối nhưng tỷ trọng trong cơ cấu thu nhập thì đã giảm và chỉ còn chiếm tỷ lệ (1%).

+ Đặc biệt thu khác năm 2013 của MB tăng mạnh do MB tích cực triển khai các chương trình thu hồi nợ xấu, xử lý nợ do vậy tăng nguồn thu từ nợ đã xử lý dự phòng.

Biểu đồ 2.13: Cơ cấu thu nhập lãi của MB năm 2013

Nguồn: Báo cáo tài chính của MB năm 2013] 2.2.6.3.Phân tích tình hình chi phí

Bảng 2.13: Tình hình chi phí MB giai đoạn 2010 – 2013

Đơn vị: Tỷ đồng

Cơ cấu chi phí hoạt động

MB Tăng trƣởng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2011/ 2010 2012/ 2011 2013 /201 2

Chi phí tiền lương 446 724 1,344 1,243 162% 186% 92%

Chi phí khấu hao và khấu trừ 110 176 228 242 159% 130% 106%

Chi phí hoạt động khác 418 848 973 1,266 203% 115% 130%

CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG 974 1,748 2,544 2,751 179% 146% 108%

[Nguồn: Báo cáo tài chính của MB năm 2010, 2011, 2012, 2013]

Có thể thấy, chi phí lương luôn là chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí hoạt động của Ngân hàng và tỷ trọng này ngày càng tăng và tốc độ tăng trưởng của chi phí này luôn ở mức cao. Chi phí lương tăng thể hiện thu nhập của người lao

70

động ngày càng tăng, góp phần tạo động lực khuyến khích CBNV làm việc tích cực, hiệu quả. Tuy nhiên, cần để ý rằng, tốc độ tăng lương cần phải thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu để thể hiện năng suất lao động ngày càng tăng. Nhìn vào khoảng cách giữa tốc độ tăng trưởng doanh thu của MB và tốc độ tăng trưởng chi phí lương năm 2011, 2012 thì tốc độ tăng chi phí lương (tương ứng là 62% và 86%) đã cao hơn tốc độ tăng doanh thu (tương ứng là 54% và 26%), tuy nhiên đến năm 2013 thì tốc độ tăng chi phí lương đã giảm so với doanh thu. Việc tăng cao đột biến chi phí lương năm 2011 và 2012 do MB thực hiện tăng lương (2011) và thay đổi cơ chế cách tính lương mới cho nhân viên. Điều này phần nào thể hiện năng suất lao động tại MB vẫn đang đạt hiệu quả cao so với các ngân hàng khác.

Tỷ trọng chi phí khấu hao TSCĐ ở mức ổn định, không có sự thay đổi đột biến qua các năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng chi phí này có xu hướng giảm dần qua các năm. Nguyên nhân là năm 2011, chi khấu hao tài sản tăng lương đối lớn với tốc độ tăng trưởng 59% đó là do cuối năm 2010 MB đã chính thức áp dụng phần mềm nội bộ GL Oracle và giữa năm 2011 MB đã triển khai thanh công dự án nâng cấp T24 từ phiên bản R5 lên R10 làm tăng giá trị tài sản và giá trị khấu hao. MB đã tiến hành khánh thành toà nhà trụ sở năm 2012, do đó dẫn đến chi phí khấu hao tăng vọt. Sang năm 2013, do không có sự gia tăng giá trị tài sản nào đột biến nên tốc độ tăng trưởng chi phí khấu hao chỉ ở mức 6%.

Tương tự tỷ trọng các chi phí khác cũng ở mức tương đối ổn định qua các năm. Năm 2011 có sự tăng trưởng đột biến lên 103%, nguyên nhân chủ yếu là do hệ thống mạng lưới được mở rộng làm cho chi phí thuê trụ sở làm việc, chi phí quảng cáo tiếp thị, chi phí sửa chữa nâng cấp tài sản và chi phí quản lý chung tăng lên rất nhiều. Bên cạnh đó, năm 2011 MB đã mạnh dạn chi thuê các chuyên gia tư vấn nước ngoài hàng đầu (MC Kinsey, Hey Group… ) để chiến lược năm 2011-2015 được thực hiện hiệu quả và thành công cũng góp phần làm cho chi phí hoạt động của MB năm 2011 tăng lên rất nhiều. Năm 2012, 2013, do MB kiểm soát tốt chủ trương tiết kiệm chi phí công vụ (điện nước, vệ sinh, …) nên tốc độ tăng trưởng chi phí thấp hơn các năm trước.

71

2.2.6.4. Phân tích lợi nhuận và khả năng sinh lời

Trong giai đoạn 2010-2013, lợi nhuận của MB đã duy trì mức cao đứng top đầu các ngân hàng TMCP. Năm 2011, trong khi nhiều ngân hàng TMCP khác thông báo không đạt chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận đặt ra do kết quả kinh doanh 6 tháng cuối năm bị lỗ (TienPhong bank, Habuhank) mà nguyên nhân cơ bản là do tình trạng nợ xấu tăng quá cao trong năm 2011 khiến cho các ngân hàng buộc phải trích lập dự phòng và nhiều ngân hàng để đảm bảo tính thanh khoản, thu hút, giữ chân khách hàng phải huy động với mức lãi suất cao đã làm giảm lợi nhuận của các ngân hàng. Với MB, tuy tốc độ tăng trưởng các năm gần đây có giảm so với những năm trước (31%) là do tình hình chung toàn ngành tuy nhiên MB vẫn tiếp tục duy trì mức lợi nhuận cao trong các NHTMCP.

Bảng 2.14: Lợi nhuận và chỉ số sinh lời tại MB giai đoạn 2010 - 2013

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Lợi nhuận trước thuế 2,167 2,831 2,919 2,940

Lợi nhuận sau thuế 1,651 2,134 2,165 2,223

Tổng TSC 104,344 134,700 173,933 178,785 Tổng TSC bình quân 84,718 119,522 154,316 176,359 VCSH 8,800 9,590 12,807 14,976 VCSH bình quân 7,815 9,195 11,199 13,891 ROA 2,56% 2,37% 1.40% 1.26% ROE 21,12% 23,21% 19.33% 16.00%

[Nguồn: Báo cáo tài chính của MB năm 2010, 2011, 2012, 2013]

Điều này khẳng định thêm nữa uy tín cũng như sự phát triển bền vững của MB trong điều kiện ngành kinh doanh Ngân hàng đang chịu sự cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.

72

Các chỉ số khả năng sinh lời

Biểu đồ 2.14: Chỉ tiêu ROA, ROE tại MB giai đoạn 2010 – 2013

[Nguồn: Báo cáo tài chính của MB năm 2010, 2011, 2012, 2013]

Nhìn vào bảng ta thấy, tỷ suất sinh lời của MB có sự thay đổi tương đối qua các năm thể hiện ở sự thay đổi của ROE và ROA trong 4 năm gần đây. Với chiến lược sử dụng vốn hợp lý để sinh lợi cùng với bộ máy quản lý và điều hành linh hoạt MB đã đạt được kết quả kinh doanh khá tốt với các chỉ tiêu tài chính ở mức cao. Năm 2011, các hệ số thể hiện khả năng sinh lời của MB ở mức tốt, điều này thể hiện năm 2011 là năm kinh doanh tốt của Ngân hàng, rất tương đồng với các phân tích ở trên.

Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính, suy thoái toàn cầu, nền kinh Việt Nam các năm gần đây vẫn còn nhiều khó khăn, hàng tồn kho cao, tổng mức hàng hóa dịch vụ tăng thấp, tổng cầu suy giảm MB cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng tiêu cực đó và hai chỉ số quan trọng ROA, ROE của MB có dấu hiệu giảm. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung của ngành ngân hàng có thể thấy MB vẫn là một trong những ngân hàng hoạt động ổn định và hiệu quả.

Qua các chỉ tiêu phân tích doanh thu, chi phí và khả năng sinh lời có thể thấy rằng, tình hình kinh doanh của MB trong các năm là tương đối tốt, khả năng sinh lời ở mức khá. Doanh thu chủ yếu là từ các hoạt động kinh doanh truyền thống như cho

73

vay, đi gửi…, chưa có sự chuyển biến nhiều sang kinh doanh các lĩnh vực hoạt động mới như thu dịch vụ …. Thể hiện ở thu nhập từ lãi vẫn chiếm tỷ trọng đặc biệt lớn và chưa thấy dấu hiệu giảm. Trải qua giai đoạn kinh tế khó khăn và nhiều biến động trong các năm vừa qua, MB vẫn chứng tỏ là một ngân hàng hoạt động an toàn và hiệu quả qua các chỉ tiêu về lợi nhuận đạt kết quả tốt. Kết quả hoạt động kinh doanh, các chỉ số phản ánh hiệu quả hoạt động… năm sau luôn cao hơn năm trước, dù tốc độ tăng trưởng năm 2011 có suy giảm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế.

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính của Ngân hàng thương mại Cổ phần Quân đội (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)