Phân tích tình hình thu nhập, chi phí, khả năng sinh lời

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính của Ngân hàng thương mại Cổ phần Quân đội (Trang 35)

Mục tiêu lợi nhuận luôn là mục tiêu hướng đến cuối cùng của bất kì doanh nghiệp nào. Phân tích tình hình thu nhập chi phí có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Thông qua đó, NHTM đánh giá được hoạt động kinh doanh nào mang lại lợi nhuận nhiều nhất, hoạt động nào chưa hiệu quả, đồng thời kiểm soát chặt chẽ chi phí trong kỳ. Phân tích thu nhập, chi phí, khả năng sinh lời của NHTM bao:

25

Phân tích doanh thu: bao gồm: o Quy mô tổng doanh thu

o Tốc độ tăng trưởng doanh thu: được tính bằng công thức Tốc độ tăng

doanh thu =

Doanh thu kỳ này – Doanh thu kỳ trước

x 100 Doanh thu kỳ trước

- Tỷ trọng từng khoản doanh thu Tỷ trọng từng

khoản doanh thu i =

Số dư từng khoản doanh thu

x 100 Tổng doanh thu

Doanh thu có thể phân loại theo nhiều tiêu thức như doanh thu từ lãi, doanh thu từ dịch vụ, doanh thu từ kinh doanh ngoại tệ, doanh thu từ hoạt động đầu tư.

Phân tích chi phí: bao gồm: o Quy mô tổng chi phí

o Tốc độ tăng trưởng tổng chi phí: được tính bằng công thức Tốc độ tăng

chi phí =

Chi phí kỳ này – Chi phí kỳ trước

x 100 Chi phí kỳ trước

- Tỷ trọng từng khoản chi phí Tỷ trọng từng khoản

chi phí i =

Số dư từng khoản chi phí

x 100 Tổng chi phí

Chi phí có thể phân loại theo nhiều tiêu thức như: chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và chi phí hoạt động thông thường…

- Tỷ trọng Tổng chi phí/ Doanh thu: Chỉ tiêu này giúp nhà quản lý thấy được để tạo ra 1 đồng doanh thu thì NHTM phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí. Từ đó, chỉ tiêu này giúp đánh giá được hiệu quả sử dụng và kiểm soát chi phí trong Ngân hàng.

- Tỷ trọng chi phí lương/ Doanh thu: Chỉ tiêu này giúp nhà quản lý thấy được để tạo ra 1 đồng doanh thu thì NHTM phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí lương. Từ đó giúp nhà quản lý đánh giá được năng suất lao động trong Ngân hàng.

Phân tích lợi nhuận: Bao gồm: o Quy mô tổng lợi nhuận trước thuế

26 Tốc độ tăng trưởng LNTT = LNTT kỳ này - LNTT kỳ trước x 100% LNTT kỳ trước o Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch: Tốc độ tăng trưởng LNTT = LNTT kỳ này - LNTT kế hoạch x 100% LNTT kế hoạch

- Tổng lợi nhuận sau thuế:

o Quy mô tổng lợi nhuận sau thuế

o Tốc độ tăng trưởng: Được tính bằng công thức Tốc độ tăng

trưởng LNST =

LNST kỳ này - LNST kỳ trước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

x 100% LNST kỳ trước

Các chỉ tiêu trên được sử dụng để đánh giá quy mô, mức độ tăng trưởng lợi nhuận nói chung cũng như các bộ phận lợi nhuận khác cấu thành nên tổng lợi nhuận của NHTM. Thông qua các chỉ tiêu này, nhà phân tích cũng có thể xem xét được hiệu quả kiểm soát chi phí và thấy được hoạt động kinh doanh nào chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng lợi nhuận của Ngân hàng. Thông thường các lợi nhuận từ lãi sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng lợi nhuận của NHTM ở Việt Nam. Tuy nhiên, tại các NHTM hiện đại trên thế giới thì tỷ trọng này ngày càng giảm, thay vào đó, tỷ trọng lợi nhuận hoạt động dịch vụ ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn.

Phân tích khả năng sinh lời:

Các tỷ lệ quan trọng đo lường khả năng sinh lời được NHTM sử dụng bao gồm: Tỷ suất lợi nhuận

trên doanh thu =

Lợi nhuận sau thuế

x 100% Tổng doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cho thấy với 100 đồng doanh thu thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Tỷ suất lợi nhuận trên

VCSH (ROE) =

Lợi nhuận sau thuế VCSH bình quân Trong đó:

VCSH bình quân = VCSH đầu kỳ + VCSH cuối kỳ 2

27

ROE phản ánh khái quát nhất hiệu quả sử dụng vốn của NHTM. Nó cho biết 100 đồng VCSH sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Tỷ suất lợi nhuận trên Tổng tài sản (ROA) =

Lợi nhuận trước thuế Tổng tài sản bình quân Trong đó:

Tổng tài sản bình quân = Tổng tài sản đầu kỳ + Tổng tài sản cuối kỳ 2

ROA là một thông số chủ yếu về tính hiệu quả quản lý, nó chỉ ra khả năng của Ngân hàng trong quá trình chuyển tài sản thành lợi nhuận ròng. Chỉ tiêu này thấp thể hiện kết quả của chính sách đầu tư hoặc cho vay là không hiệu quả hoặc chi phí của Ngân hàng quá cao và ngược lại. Tuy nhiên, nếu chỉ tiêu này quá cao thể hiện mức lợi nhuận quá nóng có thể dẫn tới rủi ro cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Ngoài ra còn có một số chỉ tiêu khác phản ánh khả năng sinh lời trong hoạt động ngân hàng như:

Lãi suất bình quân của tài sản

sinh lãi

=

Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự

x 100% Tổng tài sản sinh lãi

Chi phí lãi phải trả bình quân =

Chi phí lãi và các chi phí tương tự

x 100% Nguồn huy động phải trả lãi

Trong đó: Nguồn huy động

phải trả lãi =

Các khoản nợ CP và NHNNVN + Tiền gửi và vay các TCTD khác + Tiền gửi của khách hàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Phát hành giấy tờ có giá Chênh lệch lãi suất bình quân = Thu từ lãi - Tổng chi phí trả lãi Tổng tài sản

28

Chỉ tiêu chênh lệch lãi suất bình quân được sử dụng để đo lường hiệu quả kinh doanh. Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả đối với hoạt động trung gian của Ngân hàng trong quá trình huy động vốn và cho vay, đồng thời nó cũng đo lường cường độ cạnh tranh trong thị trường Ngân hàng. Nếu những nhân tố khác không đổi, chênh lệch lãi suất bình quân sẽ giảm khi sự cạnh tranh tăng lên, buộc ban lãnh đạo phải điều chỉnh chiến lược kinh doanh, đưa ra các biện pháp bù đắp mức chênh lệch lãi suất bị mất.

Phân tích tình hình thu nhập, chi phí và khả năng sinh lời có ý nghĩa quan trọng. Thông qua đó, NHTM biết được quy mô, cơ cấu thu nhập, chi phí trong kỳ, đánh giá được hoạt động kinh doanh nào mang lại lợi nhuận nhiều nhất, hoạt động nào chưa hiệu quả, đồng thời kiểm soát chặt chẽ chi phí trong kỳ. Cũng qua các chỉ tiêu này, nhà phân tích sẽ so sánh được kết quả thu nhập chi phí qua các thời kỳ khác nhau, so sánh với các Ngân hàng khác để thấy được quy mô hoạt động, xu hướng biến động của các khoản thu nhập và chi phí, thấy được tính hợp lý của từng khoản thu, từng khoản chi, từ đó mà có biện pháp phù hợp nhằm tăng lợi nhuận, khả năng sinh lời đồng thời có thể kiểm soát được rủi ro kinh doanh

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính của Ngân hàng thương mại Cổ phần Quân đội (Trang 35)